Tin tức y tế

Rau dền có tác dụng gì? 9 Lợi ích của rau dền đối với sức khỏe

20/10/2023

Rau dền là một loại rau phổ biến trong thực đơn hàng ngày với nhiều cách chế biến khác nhau. Loại rau này có vị ngọt, tính mát, dễ ăn và mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng đối với sức khỏe. Cùng Hoàn Mỹ điểm qua những lợi ích và một vài tác dụng phụ nếu tiêu thụ thực  phẩm này quá nhiều qua bài viết dưới đây nhé!

>>> Xem thêm:

Tổng quan về rau dền

Rau dền thuộc chi thực vật Amaranthus, là một loại cây thân thảo có nguồn gốc từ Mexico và Trung Mỹ. Với một số nước như Aztec, Maya, Inca đây như một loại thực phẩm thiếu yếu trong thực đơn mỗi ngày, bởi chúng có nguồn khoáng chất, chất xơ, protein phong phú.

Cây thường cao khoảng 1-2.5 mét, phần lá, hoa, thân thường có nhiều màu sắc. Dựa  vào màu sắc của lá, rau dền gồm 2 loại:

  • Rau dền đỏ: Phần thân và lá màu đỏ tía, chứa nhiều khoáng chất, vitamin, glucid và protid. Khi nấu canh sẽ cho ra màu nước đỏ rất đẹp.
  • Rau dền xanh: Phần thân và lá có màu xanh tươi, chủ yếu được dùng làm thuốc bởi chúng chứa nhiều khoáng chất và hoạt hóa cơ thể.

Đặc biệt, loại rau này chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất, có vai trò trong việc hạn chế sưng viêm, bệnh tiểu đường, thiếu máu…Trong y học cổ truyền, rau dền còn được biết tới nguyên liệu làm thuốc chữa bệnh hiệu quả.

>>> Xem thêm:

Tổng quan về rau dền
Rau dền thuộc chi thực vật Amaranthus có nguồn gốc từ Mexico và Trung Mỹ (Nguồn: Internet)

Thành phần dinh dưỡng có trong rau dền

Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, trong 100g rau nấu chín chứa hàm lượng dinh dưỡng như sau:

Bên cạnh đó, các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, trong loại rau này còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất khác như kali, mangan, photpho, vitamin A, vitamin C, vitamin B9… Giúp xây dựng hệ thống miễn dịch và duy trì sức khỏe tổng thể tốt.

Lợi ích của rau dền đối với sức khỏe 

Loại rau này thường được biết tới với công dụng làm mát gan và thanh nhiệt ngày hè. Bên cạnh đó còn nhiều lợi ích khác giúp duy trì sức khỏe tổng thể, điển hình như:

Rau dền cung cấp nhiều chất oxy hóa

Chất chống oxy hóa có tác dụng chống lại các tổn thương do gốc tự do trong cơ thể gây nên, ngăn ngừa sự phát triển của bệnh mãn tính.

Đặc biệt loại thực vật này có hàm lượng axit phenolic cao, bao gồm axit gallic và axit vanillic, giúp bảo vệ cơ thể hạn chế các bệnh về tim mạch và ung thư.

Hàm lượng chất chống oxy hóa trong thực vật này được tìm thấy nhiều nhất ở dạng thô, theo nghiên cứu, nếu đem đi chế biến thì có thể làm giảm tác dụng chất chống oxy hóa.

>>> Xem thêm:

Chất chống oxy hóa
Chất chống oxy hóa trong rau giúp hạn chế bệnh về tim mạch và Ung thư (Nguồn: Internet)

Giúp cải thiện, giảm viêm hiệu quả

Viêm là một phản ứng của cơ thể để bảo vệ cơ thể chống lại các tác động gây tổn thương và nhiễm trùng. Tuy nhiên, viêm mãn tính có thể gây ra các bệnh như ung thư, tiểu đường, giảm khả năng tự miễn dịch.

Nhiều nghiên cứu đã kết luận về tác dụng của loại rau này trong việc chống viêm và giảm nguy cơ viêm nhiễm từ những vết thương trên cơ thể hay các vấn đề về da. 

Rau dền tốt cho bệnh tiểu đường

Theo nghiên cứu y khoa, tiêu thụ rau dền mỗi ngày có khả năng duy trì lượng đường huyết trong máu ở mức ổn định, vì vậy kiểm soát bệnh đái tháo đường tốt hơn. Bên cạnh đó, thực phẩm này cũng rất giàu chất xơ và ít calo, giúp kiểm soát cân nặng lý tưởng, giảm nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường tốt hơn.

>>> Xem thêm:

Bệnh tiểu đường
Duy trì mức đường huyết trong máu ở mức ổn định (Nguồn: Internet)

Giúp tăng cường sức khỏe xương

Đặc biệt trong rau dền đỏ có chứa lượng khoáng chất phong phú như canxi, magie, đồng. Đồng thời là nguồn cung cấp kẽm, kali và phốt pho giúp phát triển cơ bắp chắc khỏe, tăng cường năng lượng và hydrate hóa và các quá trình quan trọng khác của cơ thể.

Ngoài ra, nguồn vitamin như vitamin A, vitamin B9, vitamin C, K cũng được tìm thấy trong thực phẩm này đóng vai trò quan trọng cho hệ miễn dịch, thị lực và sức khỏe của xương.

Giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch

Một vài nghiên cứu cho rằng, các chất dinh dưỡng và chất xơ có trong loại rau này có khả năng ngăn ngừa cholesterol LDL “xấu”, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành.

Rau dền giúp cải thiện vấn đề thiếu máu

Trong rau chứa nhiều loại chất khoáng, trong đó có sắt, đóng vai trò trong sản xuất hồng cầu và trao đổi chất của tế bào,  giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh thiếu máu. Ngoài ra, bổ sung nguồn vitamin C kết hợp với thực phẩm này giúp quá trình hấp thụ sắt đạt hiệu quả tối đa.

>>> Xem thêm: Hạt macca: Công dụng và phân loại hạt macca phổ biến

Vấn đề thiếu máu
Sắt có vai trò sản xuất hồng cầu, hỗ trợ điều trị bệnh Thiếu máu (Nguồn: Internet)

Rau dền chứa nhiều chất xơ giúp cải thiện hệ tiêu hóa

Rau dền chứa lượng lớn chất xơ , bao gồm chất xơ hòa tan và không hòa tan. Chất xơ đóng vai trò quan trọng đối với quá trình tiêu hóa, giảm đầy hơi chướng bụng, táo bón, tiêu chảy,…Bổ sung thực phẩm này trong thực đơn hàng ngày giúp tăng năng lượng và cải thiện chức năng tiêu hóa tốt hơn.

Giúp ngăn ngừa ung thư

Trong thành phần rau dền có đa dạng các loại axit amin đặc biệt  là lysine, đồng thời kết hợp với các khoáng chất và vitamin có tác dụng chống lại các gốc tự do và bảo vệ các tế bào chống lại những tổn thương dẫn đến ung thư.

Giúp ngăn ngừa các vấn đề về răng miệng

Tác dụng bảo vệ sức khỏe răng miệng của rau dền được chứng minh qua việc ứng dụng như một phương thuốc hỗ trợ giảm các triệu chứng như viêm lợi, đau họng, loét miệng.

>>> Xem thêm: Ngải cứu có tác dụng gì đối với sức khỏe? Các lưu ý khi sử dụng

Vấn đề răng miệng
Giúp ngăn ngừa các vấn đề về răng miệng (Nguồn: Internet)

Một số bài thuốc chữa bệnh từ rau dền

Trong y học cổ truyền, thực phẩm này còn được sử dụng làm các bài thuốc chữa bệnh, bao gồm:

  • Bài thuốc điều trị táo bón

Nguyên liệu: 1 nắm rau dền

Cách dùng: Đem rau rửa thật sạch, sau đó luộc trong khoảng 3 phút. Có thể ăn luôn hoặc trộn với dầu vừng để ăn.

  • Bài thuốc hỗ trợ giảm huyết áp

Nguyên liệu: 50g dền đỏ, 50g lá cây mã đề non, 50g lá dâu bánh tẻ.

Cách dùng: Rửa sạch nguyên liệu, đem đi nấu canh và thêm gia vị vào. Dùng trong bữa cơm hàng ngày, duy trì sử dụng 1 tuần để thấy kết quả.

  • Bài thuốc điều trị lở ngứa

Nguyên liệu: 50g dền đỏ, 18g kim ngân hoa, 20g ké đầu ngựa, 20g cam thảo.

Cách dùng: Đem rửa sạch. Đun sôi với khoảng 1 lít nước, sắc còn 350ml. Uống hết trong 2 lần/ngày, duy trì dùng trong 10 ngày để đạt hiệu quả tối đa.

>>> Xem thêm: Đu đủ mang tới công dụng và lợi ích sức khỏe như thế nào?

Bài thuốc trị táo bón
Bài thuốc điều trị táo bón hiệu quả (Nguồn: Internet)

Tác dụng phụ của rau dền cần biết

Bên cạnh những công dụng vừa nêu trên, việc ăn quá nhiều rau dền trong thực đơn một ngày có thể gây ra những tác dụng phụ như:

Nguy cơ sỏi thận và gout

Khi tiêu thụ thực phẩm này quá nhiều sẽ tăng nguy cơ sỏi thận bởi lượng lớn purin trong rau sẽ chuyển hóa thành axit uric làm tăng lượng canxi kết tủa trong thận có thể dẫn đến suy thận.

Ngoài ra, nếu cơ thể tích tụ quá nhiều axit uric trong máu sẽ dẫn đến tình trạng lắng đọng ở khớp bàn tay và bàn chân gây nên bệnh gout.

>>> Xem thêm: Tìm hiểu 10+ tác dụng của dưa lưới đối với sức khỏe

Nguy cơ gout
Nguy cơ gout do tích tụ quá nhiều axit uric (Nguồn: Internet)

Dị ứng

Đối với người có phản ứng với protein trong rau, có thể xảy ra hiện tượng dị ứng, cơ thể sinh ra kháng thể immunoglobulin E (IgE). Khi kháng thể IgE tiếp xúc với protein sẽ giải phóng histamin và các chất hóa học gây viêm.

Rối loạn dạ dày

Mặc dù, chất xơ tốt cho quá trình tiêu hóa, tuy nhiên, nếu tiêu thụ rau dền quá nhiều sẽ gây ra “phản ứng ngược”, làm rối loạn tiêu hóa và hấp thụ thức ăn. Đặc biệt những đối tượng mắc bệnh dạ dày nên hạn chế tiêu thụ thực phẩm này.

>>> Xem thêm: Phúc bồn tử thơm ngon, bổ dưỡng có tác dụng gì?

Rối loạn dạ dày
Rối loạn dạ dày do tiêu thụ quá nhiều chất xơ (Nguồn: Internet)

Khiến răng ngả màu

Trong rau có chứa hợp chất axit oxalic, khi kết hợp với canxi sẽ tạo mảng bám trên răng có thể gây ra tình trạng răng ngả màu. Đặc biệt, đối với người vừa lấy cao răng hay có men răng yếu không nên ăn loại rau này quá nhiều.

Những đối tượng không nên ăn rau dền

Mặc dù rau dền rất dễ ăn và mang giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, vẫn có một số đối tượng không nên ăn loại rau này, điển hình:

  • Người đang mắc bệnh liên quan đến dạ dày như đau dạ dày, viêm loét dạ dày,…
  • Mắc các bệnh gout, sỏi thận, viêm khớp.
  • Đối tượng có thuộc tính hàn, thể nhiệt.
  • Người đang bị tiêu chảy, táo bón…

Lưu ý khi ăn rau dền

Cần lưu ý những điều sau để có thể đạt được lợi ích tối đa khi tiêu thụ loại thực phẩm này.

  • Khi chế biến, nên kết hợp với các thực phẩm có nguồn gốc động vật để giảm bớt tính hàn của món ăn.
  • Không nên để các món ăn từ rau dền qua đêm và hạn chế hâm nóng nhiều lần.
  • Theo y học cổ truyền, không nên kết hợp loại rau này với thịt ba ba vì dễ sinh ra độc tính gây ngộ độc thực phẩm.
  • Không nên ăn với quả lê, có thể gây ra tình trạng rối loạn hệ tiêu hóa, buồn nôn.

>>> Xem thêm10 công dụng của rau đay bạn có thể chưa từng nghe qua

Lưu ý khi sử dụng rau dền
Lưu ý khi sử dụng rau dền (Nguồn: Internet)

Câu hỏi thường gặp

Uống nước rau dền có tác dụng gì?

Uống nước rau dền có tác dụng chống viêm sưng, thanh nhiệt, mát gan, trừ thấp, táo bón, tiêu chảy…

Rau dền đỏ kỵ gì?

Rau dền đỏ kỵ với lê, thịt ba ba, tiết cạnh. Khi kết hợp các loại thực phẩm này với nhau có thể gây ngộ độc thực phẩm.

Không Trên đây là tất tần tật về 9 lợi ích của rau dền đối với sức khỏe, bên cạnh đó bạn cần lưu ý những trường hợp không nên tiêu thụ quá nhiều để tránh trường hợp gây ra tác dụng phụ. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về sức khỏe, truy cập vào Tin tin y tế để không bỏ lỡ bất kỳ thông tin mới nhất nào. Ngoài ra, nếu bạn muốn đặt lịch hẹn khám bệnh, hãy liên hệ HOTLINE hoặc TẠI ĐÂY để kết nối với Hệ thống Bệnh viện Hoàn Mỹ trên toàn quốc.

*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.