Tin tức y tế

11 Tác dụng của cải bó xôi đối với sức khỏe

06/07/2023

Cải bó xôi hay còn gọi là rau chân vịt, là loại rau xanh quen thuộc thường xuất hiện trong bữa ăn gia đình. Đây là thực phẩm giàu chất xơ, hàm lượng dinh dưỡng đa dạng và nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Hãy cùng Hoàn Mỹ tìm hiểu về công dụng của cải bó xôi qua bài viết này.

>>> Xem thêm:

Thành phần dinh dưỡng của cái bó xôi

Cải bó xôi hay còn gọi là rau chân vịt, được biết đến là loại rau phổ biến, giàu chất xơ , đặc biệt là không chứa chất béo. Trong bảng thành phần có chứa phần lớn lượng chất xơ, carbohydrate, protein, nhiều vitamin K, vitamin C và kali. Trong 100g (khoảng 3.5 oz) có chứa khoảng 23 calo, trong đó 91% là nước cùng với:

11 công dụng tuyệt vời của cải bó xôi đối với sức khỏe

Với những dưỡng chất có lợi cho sức khỏe được nêu trên, đây hẳn là thực phẩm cần thiết cho các bữa cơm trong gia đình. Theo nghiên cứu về sức khỏe, các chuyên gia khuyến khích mỗi ngày nên ăn từ 200 – 500g cải bó xôi để cung cấp chất xơ, hỗ trợ các vấn đề sức khỏe.

Cải bó xôi giúp giảm nguy cơ thiếu máu

Cải bó xôi là nguồn cung cấp sắt dồi dào giúp hạn chế tình trạng Thiếu máu do thiếu sắt. Đặc biệt, loại rau này là thực phẩm rất cần thiết để bổ sung sắt cho bà bầu.

Tuy nhiên, việc bổ sung nhiều cải bó xôi cũng có thể phản tác dụng, gây ra tình trạng thiếu máu. Bởi vì trong cải bó xôi chứa lượng oxalate cao làm giảm khả năng hấp thụ của cơ thể. Do đó, bạn nên ăn cải bó xôi ở mức vừa phải, không nên ăn quá nhiều.

Cải bó xôi giúp kiểm soát bệnh tiểu đường

Trong bảng thành phần của cải bó xôi, có một chất chống oxy hóa được gọi là axit alpha-lipoic (ALA). Lượng ALA có khả năng làm tăng sự dự trữ đường trong máu ngay cả đối với người kháng insulin. Từ đó, kiểm soát lượng đường bên trong máu, hỗ trợ bệnh nhân tiểu đường.

>>> Xem thêm:

Cải bó xôi giúp ngăn ngừa ung thư

Ngoài các dưỡng chất và vitamin, cải bó xôi còn chứa flavonoid – một hoạt chất chống viêm và oxy hóa giúp chống lại bệnh ung thư (đặc biệt là Ung thư tuyến tiền liệt) cũng như các bệnh về tim mạch, viêm nhiễm.

Chất chống oxy hóa có trong thành phần của rau giúp kiểm soát lượng đường trong máu
Cải bó xôi giúp bệnh nhân kiểm soát lượng đường trong cơ thể (Nguồn: Internet)

Cải bó xôi giúp hạn chế nguy cơ phát triển bệnh hen suyễn

Thành phần của cải bó xôi có chứa beta-carotene giúp hạn chế nguy cơ tiến triển xấu của bệnh hen suyễn.

Ngoài ra, theo nghiên cứu, người ăn nhiều cải bó xôi thường ít mắc bệnh hen suyễn hơn những người hiếm khi ăn.

Cải bó xôi giúp hạ huyết áp

Trong cải bó xôi chứa lượng lớn kali có khả năng làm giảm tác dụng của natri bên trong cơ thể. Từ đó, giúp kiểm soát và hạ huyết áp. Đó là lí do vì sao các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân cao huyết áp nên ăn nhiều cải bó xôi.

Chất kali có trong cải bó xôi làm giảm tác dụng của natri, từ đó điều hòa huyết áp
Cải bó xôi giúp bệnh nhân điều hòa huyết áp (Nguồn: Internet)

Cải bó xôi tốt cho sức khỏe xương khớp

Hàm lượng canxi, vitamin D và vitamin K trong cải bó xôi rất tốt cho hệ xương khớp. Đặc biệt, trẻ em thường xuyên ăn cải xó xôi sẽ giúp tăng chiều cao. Còn đối với người lớn tuổi, cải bó xôi giúp ngừa loãng xương, giảm các nguy cơ về xương khớp.

Vitamin K, Canxi, Magie có trong thành phần giúp xương chắc khỏe, giảm thiểu các nguy cơ về xương khớp.
Vitamin K, Canxi, Magie,… trong cải bó xôi giúp xương chắc khỏe (Nguồn: Internet)

Cải bó xôi hỗ trợ hệ tiêu hóa

Cải bó xôi chứa nhiều chất xơ và nước, rất tốt cho hệ tiêu hóa, ngăn ngừa tình trạng táo bón, rối loạn tiêu hóa.

Tốt cho da và tóc

Vitamin A trong cải bó xôi giúp phát triển mô cơ quan, kể cả phần da. Ăn rau mỗi ngày không chỉ giúp hỗ trợ hệ miễn dịch của da (bệnh tật và tổn thương ngoài da) mà còn cung cấp nước, giảm sự xuất hiện của các nếp nhăn.

Nguyên nhân phổ biến gây Rụng tóc ở phụ nữ chủ yếu là do thiếu hụt lượng sắt trong cơ thể. Để tránh các vấn đề về tóc, bạn nên bổ sung đầy đủ các thực phẩm giàu sắt, ví dụ như cải bó xôi. Đây là nguồn sắt phi động vật tuyệt vời và là khoáng chất thiết yếu đối với những người ăn chay.

>>> Xem thêm:

Cải bó xôi chứa vitamin A giúp phát triển các mô cơ quan
Cải bó xôi tốt cho da và tóc (Nguồn: Internet)

Giúp tăng cường thị lực, ngăn ngừa các bệnh về mắt

Sự kết hợp giữa vitamin A và C cùng với chất oxy hóa lutein có trong rau chân vịt giúp ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra vấn đề về thị lực có nguy cơ dẫn đến mù lòa.

Đục thủy tinh thể là bệnh về mắt do thủy tinh thể của mắt bị oxy hóa. Lượng lutein có tác dụng ngăn chặn ảnh hưởng xấu từ tia cực tím đến mắt. Theo kết quả nghiên cứu, người có chế độ ăn nhiều lutein có nguy cơ mắc bệnh đục thủy tinh thấp hơn 23% so với người có chế độ ăn ít lutein.

Phòng chống bệnh tim mạch

Trong cải bó xôi có chứa chất oxy hóa C0 – Q10, có vai trò quan trọng trong tăng cường cơ bắp, như cơ tim, giúp ngăn ngừa và điều trị các bệnh liên quan đến tim mạch như tăng lipid máu, suy tim, bệnh huyết áp cao hay bệnh mạch vành.

Hơn thế nữa, vitamin A và C giúp hòa tan lượng chất béo cùng nước đông cục thành mạch máu, giảm nguy cơ xơ vữa động mạch.

Chống viêm loét dạ dày

Rau xanh có khả năng bảo vệ màng nhầy dạ dày, hạn chế các bệnh về dạ dày như bệnh loét. Đặc biệt, bên trong loại cải này còn có hàm lượng glyceroglycolipid, ngăn ngừa các triệu chứng viêm có hại cho sức khỏe.

>>> Xem thêm:

Cải bó xôi có khả năng bảo vệ màng nhầy dạ dày, từ đó ngăn ngừa các triệu chứng viêm có hại cho sức khỏe
Ngăn ngừa bệnh viêm dạ dày bằng cách bổ sung cải bó xôi vào bữa ăn (Nguồn: Internet)

Tác hại tiềm ẩn của cải bó xôi

Dưới đây là một số tác hại tiềm ẩn nếu ăn cải bó xôi quá nhiều:

  • Làm giảm khả năng hấp thụ khoáng chất của cơ thể như sắt, canxi, magie,…
  • Khiến dạ dày hoạt động quá sức, gây nên tình trạng tiêu chảy.
  • Gây thiếu máu.
  • Gây tích tụ sỏi, hình thành sỏi thận.
  • Gây dị ứng nhẹ hoặc Dị ứng giả đối với những người nhạy cảm.
  • Làm giảm hiệu quả của thuốc chống đông máu, ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh khó đông máu.

Những món ăn với cải bó xôi ngon, dinh dưỡng

Loại cải này có thể ăn sống hay chế biến tùy theo ý thích của mỗi người, để đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng đạt tối đa, bạn nên dùng sống. Nếu bạn không biết cách chế biến thì sẽ rất dễ ngán, dưới đây là một vài món ăn được kết hợp cùng các loại rau khác mà bạn nên áp dụng vào thực đơn hàng ngày.

Cải bó xôi xào tỏi

Nguyên liệu:

  • 500g cải
  • Tỏi
  • Gia vị: dầu ăn, bột nêm, nước tương, muối, tiêu,…

Cách chế biến như sau:

  • Cho dầu ăn vào chảo, phi vàng tỏi rồi để riêng ra.
  • Dùng chảo dầu đó, cho cải vào đảo đều (để lửa lớn để rau được xanh).
  • Nêm gia vị và thêm ít nước tương cho vừa ăn.
  • Để rau ra dĩa và thêm tỏi phi thơm lên trên, sau đó thưởng thức.
Bổ sung rau chân vịt vào thực đơn làm tăng dưỡng chất cho bữa ăn
Món cải bó xôi xào tỏi vô cùng bắt mắt (Nguồn: Internet)

Sinh tố cải bó xôi healthy

Nguyên liệu:

  • 80g cải
  • 200g dứa
  • 100g dâu tây
  • 1/2 trái chuối
  • Sữa chua Hy Lạp nguyên chất

Cách làm:

  • Rửa sạch tất cả nguyên liệu.
  • Để trái cây ở tủ đông trong 6 tiếng.
  • Cho tất cả nguyên liệu vào máy xay sinh tố (có thể thêm tí mật ong nếu bạn muốn ngọt).
  • Trang trí ra ly và thưởng thức.

Soup cá hồi cùng cải bó xôi

Nguyên liệu:

  • 50g cải
  • Hành tím
  • 30g cá hồi
  • 80g gạo tẻ
  • Gia vị: nước tương, bột nêm, hạt tiêu

Cách chế biến:

  • Vo gạo và nấu chín trước.
  • Cắt cải thành từng khúc và đem xay nhuyễn.
  • Hấp cá hồi, sau đó xé nhỏ thịt cá ướp với chút hạt nêm, nước tương.
  • Chắt phần nước hấp cá hồi vào cháo đun sôi.
  • Thêm phần cải đã xay và cá hồi vào cháo.
  • Hầm trong 45 phút để cháo chín mềm và thưởng thức.
Kết hợp cải bó xôi với cá hồi tốt cho sức khỏe của trẻ em
Soup cá hồi với cải bó xôi phù hợp cho trẻ nhỏ (Nguồn: Internet)

Canh cải bó xôi thịt bằm

Nguyên liệu:

  • 100g cải bó xôi
  • 100g thịt heo bằm nhuyễn
  • Hành tím
  • Gia vị: hạt nêm, nước tương, tiêu

Cách chế biến:

  • Phi thơm hành tím, cho phần thịt băm vào.
  • Đảo chín và thêm lượng nước vừa đủ vào, đun sôi.
  • Khi sôi, thêm cải vào, nêm gia vị vừa ăn.
  • Đun khoảng 3-5 phút để rau vừa chín, trang trí và thưởng thức.

Cải bó xôi là thực phẩm vừa giàu chất dinh dưỡng vừa đa dạng cách chế biến. Bác sĩ khuyến khích nên bổ sung rau xanh mỗi ngày để hỗ trợ sức khỏe, đây là thực phẩm vừa hỗ trợ điều trị các bệnh lý vừa giúp sự phát triển của trẻ em.

Để có thể cập nhật thêm kiến thức về chăm sóc sức khỏe thường xuyên, mời bạn truy cập Tin tức y tế. Nếu có nhu cầu cần giải đáp bất cứ thắc mắc nào liên quan, bạn có thể liên hệ qua HOTLINE để được tư vấn miễn phí hoặc truy cập TẠI ĐÂY để đặt lịch hẹn trực tiếp với đội ngũ bác sĩ tại Hệ thống các Bệnh viện Hoàn Mỹ trên toàn quốc.

Một số câu hỏi thường gặp:

Cải bó xôi kỵ gì?

Bạn cần lưu ý những thực phẩm không nên kết hợp cùng cải bó xôi như tôm, đậuu, khoai lang, đậu phụ, đậu nành, bí ngô, dưa leo, phô mai, giấm…

Ăn nhiều cải bó xôi có tốt không?

Ăn nhiều cải bó xôi có thể dẫn đến nguy cơ hình thành sỏi thận, đầy hơi, đau bụng,…

Canh cải bó xôi bao nhiêu calo?

Điều này hoàn toàn tùy thuộc vào lượng gia vị bạn thêm vào. Càng nhiều gia vị thì calo càng cao. Trong khẩu phần canh với lượng gia vị và dầu ăn khi chế biến ở mức trung bình, 100g thịt bằm với 100g cải có chứa khoảng 250 calo. Đây là lượng calo tương đối thấp so với lượng calo cần nạp trong mỗi ngày.

*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.