Tin tức y tế

Acid Folic (Vitamin B9) là gì? Tác dụng của Axit Folic đối với sức khỏe

21/08/2023

Acid Folic hay vitamin B9 là một trong những dưỡng chất cần thiết cho quá trình chuyển hóa và trao đổi chất của cơ thể. Bổ sung đầy đủ vitamin B9 không chỉ giúp mẹ bầu tăng cường sức khỏe mà còn hạn chế biến chứng thai kỳ. Bài viết dưới đây của Hoàn Mỹ sẽ cung cấp lợi ích và cách sử dụng Axit Folic hiệu quả và an toàn.

Bài viết cùng chủ đề:

  • Vitamin B1: Vai trò, công dụng và những lưu ý khi sử dụng
  • Vitamin B12 có công dụng gì? Một số lưu ý cần biết khi sử dụng

Acid Folic là gì? 

Acid Folic (Vitamin B9) là một chất trong nhóm Vitamin B cần thiết cho sự phát triển và phân chia tế bào, sự hình thành của các tế bào máu. Bên cạnh chức năng trên, axit folic còn giúp duy trì các tế bào mới, ngăn chặn các thay đổi trong DNA gây ra ung thư.

Tác dụng của Axit Folic đối với sức khỏe, đặc biệt phụ nữ mang thai

Axit Folic (Vitamin B9) thuộc nhóm 13 loại vitamin quan trọng đối với cơ thể cần được bổ sung vào cơ thể hàng ngày. Loại acid này có thể mang đến một số tác dụng nổi bật cho sức khỏe như: 

Tăng cường sức khỏe trí não 

Axit Folic là một yếu tố quan trọng cần thiết cho việc phát triển và hình thành não bộ, đặc biệt là trong giai đoạn của thai nhi. Đây được xem là thành phần không thể thiếu để hình thành các mạch máu và mô thần kinh trong não. Ngoài ra, chúng còn tham gia vào quá trình tạo ra các hợp chất dẫn truyền thần kinh như neurotransmitter, bao gồm serotonin, dopamine và norepinephrine. Khi cơ thể thiếu vitamin B9 có thể ảnh hưởng đến tâm trạng, tư duy, khả năng tập trung và các chức năng nhận thức khác.

Acid folic giúp tăng cường sức khỏe trí não
Vitamin B9 giúp tăng cường sức khỏe trí não (Nguồn: Internet)

Axit Folic giúp phòng ngừa dị tật bẩm sinh, biến chứng trong thời kỳ mang thai

Acid Folic cũng được biết đến với công dụng nổi bật khác đó là phòng ngừa dị tật bẩm sinh ở thần kinh. Trong giai đoạn 3-4 tuần đầu tiên, hệ thần kinh của thai nhi bắt đầu hình thành từ ống thần kinh. Bên cạnh đó, chúng còn tham gia vào quá trình tạo ra và sửa chữa DNA, cần thiết cho sự phát triển và chức năng bình thường của ống thần kinh. Vì thế, thiếu axit folic có thể gây ra các dị tật bẩm sinh ở não hoặc cột sống em bé dẫn đến khuyết tật ống thần kinh tự nhiên (spina bifida) và bướu não (anencephaly).

Axit Folic cũng có thể giúp giảm nguy cơ mắc một số biến chứng thai kỳ khác. Các biến chứng bao gồm nột (hồi hộp), rối loạn tăng huyết áp trong thai kỳ, tiền sản giống tiền Mãn kinh và sinh non.

Giảm thiểu nguy cơ gây bệnh tim mạch 

Homocysteine là một chất có mối liên hệ mật thiết với nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Một mức homocysteine tăng cao trong máu có thể làm gia tăng nguy cơ bị bệnh về động mạch và tạo thành các cục máu đông trong mạch máu. Axit Folic có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi homocysteine thành methionine – một axit amin cần thiết cho sự phát triển và chức năng bình thường của cơ thể. Bổ sung vitamin B9 sẽ giúp giảm mức homocysteine trong máu, từ đó, giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.

Axit Folic cũng có thể hỗ trợ cải thiện sức khỏe của mạch máu. Loại vitamin này sẽ thúc đẩy việc sản xuất và chức năng của tế bào mạch máu, làm tăng tính linh hoạt của thành mạch, giảm tổn thương mạch máu do viêm nhiễm. Những hiệu quả này cũng góp phần giúp giảm nguy cơ gặp phải tổn thương tim mạch.

Bổ sung vitamin B9 giúp giảm mức homocysteine trong máu, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch
Bổ sung Acid Folic sẽ giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch (Nguồn: Internet)

Hỗ trợ điều trị các chứng rối loạn tâm thần

Một số nghiên cứu cũng đã chỉ ra axit Folic có thể hỗ trợ trong việc điều trị trầm cảm. Mức độ Axit Folic thấp trong cơ thể có liên quan đến nguy cơ mắc chứng rối loạn cảm xúc, rối loạn lưỡng cực. Khi cơ thể nhận đủ lượng acid này mỗi này sẽ giúp cải thiện tình trạng tâm lý hiệu quả. Các chuyên gia cũng nhận định răng phụ nữ được bổ sung Acid Folic đầy đủ có thể hạn chế gặp phải tình trạng bệnh lý trầm cảm sau sinh. 

Tuy nhiên, việc sử dụng loại acid này như một phần của quá trình điều trị rối loạn tâm thần cần được thảo luận và theo dõi bởi bác sĩ hoặc chuyên gia y tế. Những người có kiến thức và kinh nghiệm sẽ đưa ra liều lượng Acid Folic phù hợp trong từng trường hợp cụ thể.

Đối tượng và liều lượng sử dụng Axit Folic 

Việc bổ sung Axit Folic cho cơ thể là điều cần thiết để duy trì sức khỏe toàn diện. Tuy nhiên, dựa trên tình trạng hiện tại cũng như độ tuổi mà bạn cần sử dụng đúng liều lượng để hạn chế biến chứng xảy ra. 

Đối tượng nên sử dụng Axit Folic 

Axit Folic được khuyến nghị sử dụng cho các đối tượng như sau:

  • Phụ nữ mang thai: Acid Folic có lợi cho việc phát triển và hình thành hệ thần kinh của thai nhi. Việc bổ sung loại vitamin này trước và trong khi mang thai giúp giảm nguy cơ dị tật, như dị tật ống thần kinh và não bộ. Vì vậy, phụ nữ mang thai nên tiêu thụ 4.000 mcg axit folic mỗi ngày trước khi mang thai một tháng và trong 3 tháng đầu của thai kỳ.
  • Người có nguy cơ thiếu Acid Folic: Một số tình trạng sức khỏe có thể làm tăng nguy cơ thiếu loại acid này trong cơ thể, như tiêu chảy mạn tính, viêm ruột, sử dụng thuốc kháng sinh lâu dài. Trong những trường hợp này, bổ sung Axit Folic có thể được khuyến nghị.
  • Người lớn tuổi: Người lớn tuổi có thể gặp khó khăn trong việc hấp thụ vitamin B9 từ thực phẩm. Vì thế, việc bổ sung loại acid này rất hữu ích để đảm bảo nồng độ vitamin được duy trì ở mức vừa đủ cho sức khỏe tổng thể.
  • Người bị bệnh thiếu máu, hồng cầu to: Thiếu Acid Folic là nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm sản xuất và mất cân bằng hồng cầu, gây ra tình trạng Thiếu máu hồng cầu to. Do đó, nếu được chẩn đoán mắc phải bệnh lý này, người bệnh cần bổ sung đủ liều lượng của loại acid này. 

Có thể bạn quan tâm:

Acid Folic được dùng cho phụ nữ mang thai, người lớn tuổi, người thiếu vi chất, thiếu máu
Acid Folic là loại acid cần thiết cho quá trình chuyển hóa của cơ thể (Nguồn: Internet)

Liều dùng Acid Folic an toàn, hợp lý 

  • Người lớn thiếu hụt Acid Folic: Liều dùng khuyến nghị cho người lớn là 400 – 800 microgam Acid Folic mỗi ngày. Tuy nhiên, trong trường hợp cơ thể thiếu hụt nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định liều cao hơn.
  • Trẻ em bị thiếu Axit Folic: Liều dùng dành cho trẻ em thường được điều chỉnh dựa trên độ tuổi, cụ thể như sau:
    • Trẻ sơ sinh (0 – 6 tháng tuổi): 65 – 80 microgam mỗi ngày
    • Trẻ từ 7 – 12 tháng tuổi: 80 microgam mỗi ngày
    • Trẻ từ 1 – 3 tuổi: 150 microgam mỗi ngày
    • Trẻ từ 4 – 8 tuổi: 200 microgam mỗi ngày
    • Trẻ từ 9 – 13 tuổi: 300 microgam mỗi ngày.
  • Người mắc bệnh Thiếu máu hồng cầu to: Trong trường hợp bệnh Thiếu máu hồng cầu to do thiếu vitamin B9 bác sĩ sẽ xác định liều lượng cụ thể dựa trên mức độ thiếu hụt và tình trạng sức khỏe của người bệnh. Liều thường được khuyến nghị trong khoảng 1 – 5 mg acid mỗi ngày.

Việc xác định liều dùng Axit Folic chính xác và thời gian dùng thuốc phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm tuổi, tình trạng sức khỏe, và chỉ định của bác sĩ. Vì vậy, quan trọng nhất là bạn nên tham khảo ý kiến và hướng dẫn từ bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để đảm bảo sử dụng đúng cách cho tình trạng sức khỏe của bạn hoặc của trẻ.

Bổ sung Acid Folic phụ thuộc vào đối tượng là người lớn hoặc trẻ em
Bổ sung Acid Folic với liều lượng phù hợp cho trẻ (Nguồn: Internet)

Cách bổ sung Acid Folic hiệu quả

Bổ sung Axit Folic từ thực phẩm 

Có nhiều loại thực phẩm giàu vitamin B9 mà bạn có thể bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày, chẳng hạn như các loại rau xanh lá như cải bẹ xanh, rau mùi, rau chân vịt,… Một số loại củ cũng chứa nhiều axit folic, bao gồm củ cải đường, củ cải tím, củ cải xanh, củ cải đỏ,…

Các loại quả chín cũng là nguồn Axit Folic tự nhiên và an toàn, điển hình như cam, quýt, kiwi, dứa, chuối, dâu tây,… Đậu và hạt cũng được khuyến khích sử dụng trong thực đơn của người thiếu hụt Acid Folic, bao gồm đậu nành, đậu xanh, đậu đen, đậu hà lan.

Điều quan trọng khi áp dụng cách bổ sung loại acid này từ thực phẩm đó là bạn cần biết cách xây dựng chế độ ăn với liều lượng phù hợp, tránh trường hợp lạm dụng quá nhiều thức ăn chứa Acid Folic vì có thể gây tác dụng ngược cho cơ thể.

Xem thêm:

Bổ sung acid folic từ thực phẩm, thực phẩm chức năng
Bổ sung Axit Folic từ thực phẩm (Nguồn: Internet)

Bổ sung Acid Folic bằng thực phẩm chức năng

Thực phẩm chức năng bổ sung acid Folic cũng được sử dụng như một phương pháp an toàn. Khi bạn uống các loại thuốc này, quá trình hấp thụ sẽ diễn ra trong ruột non Sau đó, toàn bộ acid sẽ được chuyển hóa thành dạng hoạt động là tetrahydrofolate (THF). Thành phần này sẽ tiếp tục tham gia vào quá trình tái tổ hợp acid Nucleic trong cơ thể để cung cấp đơn vị carbon và nhóm methyl (CH3) cho việc tổ hợp các phân tử nucleotide để sao chép gen. 

Việc sử dụng thuốc uống nên được thực hiện theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.  Chuyên gia sẽ xác định liều lượng phù hợp dựa trên tình trạng sức khỏe của bạn và nhu cầu cụ thể.

Sử dụng kết hợp thực phẩm và thực phẩm chức năng chứa Axit Folic

Bổ sung đồng thời Axit Folic có trong thực phẩm dinh dưỡng và sản phẩm chức năng giúp cải thiện tình trạng tâm lý, ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh ở trẻ đối với phụ nữ đang mang thai.

Tác dụng phụ khi sử dụng Acid Folic

Việc sử dụng vitamin B9 trong liều lượng thông thường thường không gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng. Tuy nhiên, cơ địa của một số người có thể trải qua những triệu chứng nhẹ khi dùng loại vitamin này: 

  • Hệ tiêu hóa gặp vấn đề: Một số người có thể gặp các triệu chứng về dạ dày như buồn nôn, nôn mửa, đầy hơi, khó tiêu, hoặc tiêu chảy khi sử dụng Axit Folic. Thông thường, các tác dụng phụ này là nhẹ và tạm thời.
  • Dị ứng: Phản ứng dị ứng cũng có thể xảy ra khi dùng Acid Folic, bao gồm mẩn ngứa, phát ban da, hoặc viêm da. Nếu gặp bất kỳ dấu hiệu kích ứng nào sau khi sử dụng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ ngay lập tức.
  • Tác dụng phụ khác: Một số tác dụng phụ khác như buồn ngủ, mất ngủ, mất khẩu vị, nhức đầu, và cảm giác mệt mỏi cũng xuất hiện. Tuy nhiên, những tác dụng phụ này không nghiêm trọng và thường tự giảm đi sau một thời gian sử dụng.
Dị ứng khi dùng acid folic như rối loạn tiêu hóa, dị ứng
Dị ứng khi dùng Acid Folic (Nguồn: Internet)

Lưu ý khi sử dụng thuốc Acid Folic cho bà bầu 

Khi sử dụng Acid Folic cho bà bầu, cần lưu ý một số điều quan trọng sau đây:

  • Luôn tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng và thời gian sử dụng. Bác sĩ sẽ xác định lượng dùng phù hợp dựa trên tình trạng sức khỏe và yêu cầu cụ thể trong thai kỳ.
  • Đối với phụ nữ có kế hoạch mang bầu, nên bắt đầu sử dụng loại acid này ít nhất 1 tháng trước khi thụ tinh xảy ra.
  • Acid Folic nên được sử dụng trong suốt quá trình mang thai. Bác sĩ có thể tiếp tục chỉ định sử dụng cho đến khi thai nhi phát triển hoàn chỉnh.
  • Ngoài việc sử dụng thuốc Axit Folic, bà bầu cũng nên tăng cường việc bổ sung loại vitamin này từ thực phẩm.
  • Nếu đang sử dụng bất kỳ loại thuốc bổ sung nào khác, hãy thông báo cho bác sĩ để đảm bảo không có tương tác không mong muốn giữa vitamin B9 và các loại thuốc đó.
Sử dụng acid folic (vitamin B9) theo chỉ định của bác sĩ
Sử dụng Acid Folic theo chỉ định của bác sĩ (Nguồn: Internet)

Có thể bạn quan tâm:

Trên đây là tổng hợp một số thông tin quan trọng liên quan đến cách sử dụng acid Folic là lưu ý khi sử dụng loại vitamin này cho từng đối tượng. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có thêm nhiều kiến thức mới trong vấn đề chăm sóc sức khỏe. Để cập nhật thêm các cập nhật mới về y học, mời bạn truy cập Tin tức y tế. Ngoài ra, đừng quên liên hệ ngay với chúng tôi qua số HOTLINE hoặc đặt lịch hẹn trực tiếp TẠI ĐÂY để được tư vấn miễn phí tại hệ thống Bệnh viện Hoàn Mỹ trên toàn quốc. 

*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.