Tin tức y tế

Bị tiêu chảy nên ăn gì? Cách cầm tiêu chảy nhanh nhất

23/06/2023

Tiêu chảy là vấn đề tiêu hóa mà trẻ em hay người lớn đều gặp phải. Ngoài tình trạng đi ngoài nhiều, người bị tiêu chảy còn có những triệu chứng như buồn nôn, đau bụng, nôn kéo dài,…Việc điều trị tiêu chảy trong thời gian ngắn là điều vô cùng quan trọng cho sức khỏe của bạn. Vậy bị tiêu chảy nên ăn gì? Hãy cùng Hoàn Mỹ tìm hiểu cách cầm tiêu chảy nhanh nhất ngay tại nhà trong bài viết dưới đây.

>>> Xem thêm:

Bị tiêu chảy nên ăn gì?

Bị tiêu chảy nên ăn gì? Theo chuyên gia dinh dưỡng thì khi bị tiêu chảy nên ăn các loại thực phẩm dễ tiêu hóa như cơm trắng, bánh mì, chuối, táo… và cung cấp đủ nước cho cơ thể. Vì lúc này, hệ tiêu hóa khá yếu ớt và khó hấp thụ các thực phẩm khó tiêu khác.

  • Cơm trắng: Với hàm lượng chất xơ thấp, hệ tiêu hóa không cần phải hoạt động quá nhiều khi cơ thể nạp tinh bột vào. Khi bị tiêu chảy, bạn có thể dùng gạo trắng để nấu cháo và cấp nước cho cơ thể.
  • Bánh mì: Lượng tinh bột có trong bánh mì nướng sẽ vừa đủ cung cấp năng lượng cho cơ thể, giúp hệ tiêu hóa bạn khỏe mạnh hơn và hạn chế đi ngoài.
  • Chuối: Lượng kali trong chuối giúp cơ thể bổ sung các chất điện giải, rất thích hợp trong giai đoạn bạn bị tiêu chảy và mất nước.
  • Táo: Với tác dụng song đôi bao gồm chất xơ hòa tan pectin dễ tiêu hòa cùng lượng đường có trong táo, loại quả này sẽ hỗ trợ giảm tình trạng tiêu chảy hiệu quả ngay tại nhà.
  • Hơn hết, việc cấp nước là điều quan trọng hơn hết khi bạn đang phân vân không biết bị tiêu chảy nên ăn gì. Bởi cơ thể đi ngoài liên tục sẽ gây tình trạng mất nước, cơ thể suy kiệt, do đó bạn hãy thường xuyên cấp nước lọc hoặc trái cây pha loãng cho cơ thể nhé.

Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế ăn các loại thực phẩm khó tiêu làm ảnh hưởng đường ruột như thịt bò, hải sản, thịt sống,…

Nên ăn gì khi bị tiêu chảy
Nên ăn gì khi bị tiêu chảy (Nguồn: Internet)

Các dạng tiêu chảy

Dựa vào tình trạng tiêu chảy và cách xử lý, hiện nay đang có 4 dạng tiêu chảy dưới đây:

  • Tiêu chảy cấp tính: Diễn biến bệnh nhanh chóng và dễ xảy ra hậu quả nghiêm trọng nếu không kịp thời điều trị. Nguyên nhân chủ yếu là do vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể trẻ em hoặc người lớn khi thời tiết nắng nóng.
  • Tiêu chảy mãn tính: Là tình trạng tiêu chảy kéo dài từ 2-4 tuần và chưa chấm dứt.
  • Tiêu chảy thẩm thấu: Khi cơ thể không hấp thụ được những chất dinh dưỡng như lactose, bạn sẽ bị tiêu chảy thẩm thấu, chỉ cần ngừng các thực phẩm đó thì tình trạng tiêu chảy sẽ được cải thiện.
  • Tiêu chảy xuất tiết: Sự rối loạn di chuyển ion ở các tế bào ruột làm cơ thể không hấp thụ được dưỡng chất và gây ra tình trạng đi ngoài thường xuyên.

Nguyên nhân bị tiêu chảy

Các dạng tiêu chảy khác nhau tùy cấp độ
Các dạng tiêu chảy khác nhau tùy cấp độ (Nguồn: Internet)

Bị tiêu chảy phát sinh chủ yếu từ việc nhiễm khuẩn hoặc do ăn phải thức ăn có vi khuẩn hàng ngày. Dưới đây là 2 nguyên nhân chính gây nên tiêu chảy:

Tiêu chảy cấp do độc tố của vi khuẩn trong thức ăn

Một số vi khuẩn có sẵn trong thực phẩm hàng ngày xâm nhập vào niêm mạc ruột và gây ra tình trạng tiêu chảy cho cơ thể bạn.

Hoặc khi bạn ăn phải những món ăn có chứa độc tố của vi khuẩn đã hình thành trước đó cũng sẽ dễ gây nên tình trạng tiêu chảy và khiến cơ thể bạn mệt mỏi.

Tiêu chảy do lỵ trực khuẩn

Tiêu chảy do lỵ trực khuẩn sẽ gây ra các triệu chứng đau quặn bụng, sốt,…và dễ gây nguy hiểm tính mạng nếu không kịp thời điều trị. Bởi giai đoạn đầu trước khi có triệu chứng nặng sẽ không có dấu hiệu dễ nhận biết mà bạn cần phân biệt nhờ các biểu hiện lâm sàng như số lần đi ngoài/ngày, hình dạng phân,…

Dấu hiệu khi bị tiêu chảy

Một số dấu hiệu nhận biết bạn có thể dễ dàng nhận ra khi bị tiêu chảy như:

  • Tần suất đi ngoài tăng đột biến, phân lỏng.
  • Cơ thể mất nước, cảm thấy mệt mỏi, khô môi hoặc có tình trạng tụt huyết áp.
  • Cảm thấy buồn nôn hoặc đau bụng nhẹ nhưng không sốt.
Dấu hiệu nhận biết khi bị tiêu chảy
Nguyên nhân cơ thể đi ngoài thường xuyên (Nguồn: Internet)

Người bị tiêu chảy không nên ăn gì?

Đi kèm thắc mắc bị tiêu chảy nên ăn gì, bạn cũng cần hạn chế một số thực phẩm như dưới đây để hạn chế tình trạng tiêu chảy kéo dài nhé.

  • Thức ăn nhiều dầu mỡ dễ gây tình trạng bị đầy hơi, để lại khí thừa trong đường ruột và gây chướng bụng.
  • Các loại sữa có lượng lactose sẽ làm hệ tiêu hóa càng khó tiêu hơn và kéo dài tình trạng đau bụng.
  • Thức ăn cay và nóng sẽ gây kích thích hệ tiêu hóa, vì vậy bạn nên sử dụng các món ăn có vị vừa phải.
  • Thực phẩm nhiều chất xơ chỉ phù hợp trong giai đoạn sau hồi phục để đảm bảo lại hoạt động của hệ tiêu hóa, trong khi bị tiêu chảy bạn cần hạn chế ăn thực phẩm giàu chất xơ nhé.
Một số thực phẩm không nên ăn khi bị tiêu chảy
Một số thực phẩm không nên ăn khi bị tiêu chảy (Nguồn: Internet)

Trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì?

Hệ tiêu hóa của trẻ em sẽ nhạy cảm hơn nên bạn cần chọn thực phẩm dễ tiêu hóa và cấp nước đủ cho bé khi bị tiêu chảy nhé.

  • Trứng: Là món ăn rất dễ tiêu hóa khi được nấu chín, món ăn từ trứng sẽ làm dịu các vấn đề ở đường ruột.
  • Gạo: Để tiêu hóa nhẹ nhàng hơn, bạn có thể nấu cháo trắng với lượng nước nhiều hơn, cung cấp vừa đủ cho cơ thể trong khi bị Mất nước liên tục.
  • Khoai tây nghiền: Hàm lượng vitamin C có nhiều trong khoai tây nghiền giúp tăng cường sức đề kháng và làm giảm cơn đau quặn thắt khi bị tiêu chảy.
  • Một số loại trái cây: măng cụt, chuối, lựu, táo, ổi, vải… giúp bổ sung khoáng chất cho cơ thể.

Việc bổ sung đủ nước là điều quan trọng nhất trong khi bị tiêu chảy, bạn nhớ cấp nước đủ trong ngày cho bé nhé.

Trẻ em bị tiêu chảy nên ăn gì?
Trẻ em bị tiêu chảy nên ăn gì? (Nguồn: Internet)

Bị tiêu chảy nên uống thuốc gì? Cách cầm tiêu chảy nhanh nhất

Đi kèm với các điều chỉnh chế độ ăn uống, hầu hết các bệnh nhân tiêu chảy sẽ kết hợp uống thuốc để gia tăng hiệu quả cải thiện tình trạng tiêu chảy. Bạn cần tham khảo bác sĩ hoặc y tá có chuyên môn để được kê đúng thuốc, phù hợp với tình trạng bị tiêu chảy của mình nhé.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số cách cầm tiêu chảy nhanh, đơn giản ngay tại nhà:

  • Uống trà hoa cúc: Thành phần trong trà hoa cúc giúp chống co thắt tốt, và làm giảm triệu chứng bệnh tiêu chảy.
  • Nước nấu từ hồng xiêm xanh: Sau khi đun khoảng 40g hồng xiêm xanh cùng 200ml nước cho đến khi chỉ còn 100ml, bạn chia uống sau ăn khoảng 15 phút và 2 lần/ngày sẽ giúp cải thiện tình trạng tiêu chảy trong thời gian ngắn.
  • Dùng lá ổi: Với hoạt chất flavonoid loại quercetin trong lá ổi xanh giúp kích thích cơ trơn ruột, làm giảm đau nhanh chóng và kháng khuẩn tốt. Nếu được bạn có thể tận dụng uống nước lá ổi thay nước trong thời gian bị tiêu chảy.
  • Uống vỏ cam: Đun vỏ cam cùng nước sôi và mật ong lấy nước sẽ giúp tình trạng tiêu chảy của bạn cải thiện và nhanh chóng giảm cơn đau bung, bạn cũng có thể dùng nước vỏ cam uống hàng ngày để tốt cho sức khỏe nhé.

Trên đây là những thông tin giải quyết được thắc mắc “Bị tiêu chảy nên ăn gì? và cập nhật những cách điều trị tiêu chảy nhanh tại nhà. Hy vọng bài viết sẽ bổ ích cho những bạn đang có những dấu hiệu của tình trạng tiêu chảy. Để cập nhật thêm các kiến thức y học thường thức khác, mời bạn truy cập Tin tức y tế. Liên hệ ngay với chúng tôi qua số HOTLINE hoặc đặt lịch hẹn trực tiếp TẠI ĐÂY để được tư vấn miễn phí tại hệ thống các Bệnh viện Hoàn Mỹ trên toàn quốc

*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.