Tin tức y tế

Sỏi thận: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách chẩn đoán và điều trị

13/10/2023

Sỏi thận được biết đến là một trong những căn bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến đường tiết niệu ở cả nam và nữ. Gây ra những hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh, đặc biệt trong việc tiểu tiện. Qua bài viết dưới đây, Hoàn Mỹ sẽ chia sẻ những thông tin hữu ích về sỏi thận là gì, kèm theo đó là các nguyên nhân, dấu hiệu, cách chẩn đoán và điều trị.

>>> Xem thêm:

Sỏi thận là gì?

Sỏi thận hay còn được gọi là sỏi tiết niệu, là những khoáng chất và muối đã tồn tại bên trong thận của con người tạo thành những chất cặn cứng, mang hình dáng giống những viên sỏi (đá nhỏ). Sỏi thận là tác nhân gây ảnh hưởng trực tiếp từ thận đến bàng quang và hiện đã có rất nhiều người mắc phải căn bệnh này dù là người trẻ hay người già.

Theo kết quả nghiên cứu của Mỹ dựa trên đối tượng là người già từ 70 tuổi trở lên, tại Hòa Kỳ cứ trung bình 1000 người sẽ có 1 người bị sỏi thận, trong đó nam giới chiếm khoảng 12% và nữ giới có tỉ lệ khoảng 10%. Hơn thế nữa, các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh sỏi thận là do chế độ ăn uống không hợp lý, thừa cân, bệnh lý nền và một số loại thuốc mà người bệnh đang dùng để trị bệnh. 

Sở dĩ nói rằng bệnh sỏi thận ảnh hưởng đến bàng quang và việc đi tiểu bởi các khối sỏi sẽ bắt đầu hình thành nước tiểu của người bệnh trở nên đặc hơn so với bình thường, điều đó làm cho các khoáng chất tồn tại bên trong cơ thể cô đặc lại và kết dính với nhau. 

Tình trạng sỏi thận của người bệnh nặng hay nhẹ tùy thuộc vào việc họ có phát hiện và thăm khám kịp thời hay không. Thông thường, nếu phát hiện sớm, các y bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh uống thuốc theo toa để thực hiện thải bỏ các viên sỏi ra khỏi cơ thể, tuy nhiên quá trình này sẽ gây ra sự đau đớn. 

Trong trường hợp tình trạng sỏi thận trở nặng, người bệnh sẽ được yêu cầu tiến hành phẫu thuật. Nhìn chung, bệnh sỏi thận sẽ không là nỗi lo lắng hay tổn thương vĩnh viễn mà người bệnh phải chịu nếu được phát hiện sớm và chữa trị kịp lúc.

>>> Xem thêm: Đau ruột thừa bên nào? Dấu hiệu, nguyên nhân và phương pháp điều trị

Sỏi thận là gì?
Tổng quan về bệnh sỏi thận (Nguồn: Internet)

Các loại sỏi thận

Sỏi thận được xem là tên gọi chung cho căn bệnh này, tuy nhiên để phân biệt loại sỏi rõ ràng và cụ thể hơn, giới y khoa đã chia ra làm 2 loại chính là kết cấu sỏi dựa vào vị trí tạo nên chúng và các chất cấu tạo:

Dựa vào vị trí tạo sỏi

  • Sỏi thận: các viên sỏi tập trung tại thận, gồm 2 dạng chính là sỏi bể thận và sỏi đài thận.
  • Sỏi niệu quản: các viên sỏi hình thành ở thận, sau đó di chuyển dần xuống khu vực niệu quản và làm tắc tiết niệu.
  • Sỏi bàng quang: khoảng 80% là các viên sỏi từ niệu quản, thận di chuyển xuống vùng niệu đạo, bàng quang.
  • Sỏi niệu đạo: các viên sỏi bị mắc kẹt tại vùng niệu đạo sau khi trôi theo dòng nước tiểu chảy từ bàng quang xuống đây.  

>>> Xem thêm: Men tiêu hóa là gì? Cách phân biệt men tiêu hóa & men vi sinh

Sỏi bàng quang
Sỏi bàng quang (Nguồn: Internet)

Dựa vào chất cấu thành sỏi

  • Sỏi canxi: chúng được hình thành từ việc lượng canxi có trong nước tiểu tăng mặc dù lượng canxi phân bổ trong cơ thể của họ thì bình thường, đặc biệt sỏi canxi thường xuất hiện ở nữ giới nhiều hơn nam giới. 
  • Sỏi axit uric: thường sẽ tự hình thành một khối sỏi có cấu trúc do nồng độ axit có trong nước tiểu tăng mạnh, điều này làm cho các tinh thể axit uric ngày càng kết dính chặt và tạo thành khối không thể phân ly.
  • Sỏi cystine: chỉ xuất hiện khi tồn tại cystin niệu. 
  • Sỏi magie ammonium phosphate: còn được gọi là sỏi nhiễm trùng, tỷ lệ nữ giới thường mắc phải loại sỏi này gấp 3 lần  nam giới. Nguồn gốc tạo nên loại sỏi này là do các loài vi khuẩn Proteus, Klebsiella gây ra hiện tượng nhiễm trùng đường tiết niệu. Ngoài ra, sỏi magie ammonium phosphate đóng vai trò như một dị vật gây tắc đường tiết niệu nên vì vậy chúng cần phải được loại bỏ ra khỏi cơ thể càng nhanh càng tốt.

>>> Xem thêm: Trào ngược dạ dày có nguy hiểm không? Triệu chứng & Cách chữa

Hình dạng sỏi canxi
Hình dạng sỏi canxi (Nguồn: Internet)

Nguyên nhân gây ra sỏi thận

  • Cơ thể nạp không đủ lượng nước để thận thực hiện quá trình bài tiết, từ đó làm nước tiểu bị cô đặc lại.
  • Thường xuyên ăn các món được nêm nếm quá mặn, đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng sỏi thận ở người Việt Nam.
  • Lượng thức ăn chứa nhiều chất đạm nạp vào cơ thể quá nhiều.
  • Thừa cân.
  • Trong gia đình có người từng mắc phải bệnh sỏi thận và bạn bị ảnh hưởng bởi gen di truyền.
  • Bổ sung Vitamin C và Canxi cho cơ thể không đúng cách.
  • Dị tật đường tiết niệu bẩm sinh hoặc bị nhiễm trùng đường tiết niệu.

>>> Xem thêm: Đau dạ dày: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị

Nguyên nhân gây ra sỏi thận
Một số nguyên nhân gây ra tình trạng sỏi thận (Nguồn: Internet)

Những dấu hiệu của bệnh sỏi thận

 Làm thế nào để nhận biết cơ thể có đang mắc phải bệnh sỏi thận hay không? Dưới đây là một số dấu hiệu cơ bản mà bạn có thể nhận thấy khi tự theo dõi sức khỏe của chính mình:

Đau quặn ở thận 

  • Thường xuyên cảm thấy buồn nôn và ói mửa.
  • Xuất hiện các cơn đau co thắt kéo dài từ 20 phút đến 1 tiếng quanh vùng thắt lưng rồi lan rộng đến vùng bụng. 
  •   Phần dưới của niệu quản bị tắc nghẽn gây ra những cơn đau kéo dài từ niệu quản đến vùng sinh dục, làm cho người bệnh di chuyển khó khăn hơn.
  • Khi cơn đau lên đến đỉnh điểm, người bệnh có thể bị vã mồ hôi, cực kỳ khó chịu và tái mặt.

Tiểu ra máu

  • Cảm thấy đau rát vùng sinh dục mỗi khi đi tiểu.
  • Nước tiểu thường khá đặc, có màu đỏ hồng hoặc nâu.
  • Nước tiểu thường có mùi hôi khó chịu.

Tắt đường tiểu 

  • Đi tiểu nhiều hoặc ít hơn so với bình thường.
  • Lượng nước tiểu của mỗi lần đi rất ít, thường được gọi là tình trạng đái dắt.

>>> Xem thêm: Huyết áp bình thường là bao nhiêu? Chỉ số huyết áp theo độ tuổi?

Dấu hiệu khi bị bệnh sỏi thận
Cơn đau quặn thận báo hiệu tình trạng mắc sỏi thận (Nguồn: Internet)

Bệnh sỏi thận có nguy hiểm không?

Mức độ nguy hiểm của bệnh sỏi thận là điều cảnh báo mọi người nên coi trọng và thường xuyên theo dõi sức khỏe của bản thân. 

Mức độ nguy hiểm ở từng giai đoạn

Mức độ nguy hiểm của bệnh này được chia ra theo từng giai đoạn để đo lường. Mỗi giai đoạn là những tính chất báo hiệu độ nguy hiểm khác nhau. 

Giai đoạn chống đối 

Giai đoạn chống đối xuất hiện khi khu vực đường tiết niệu vướng sỏi muốn đào thải phần sỏi này ra khỏi cơ thể bằng những lần co bóp dữ dội trong khi bề thận phía trên và phần niệu quản chưa có dấu hiệu giãn nở. Chính bởi sự co bóp đó đã tạo là một áp lực lớn đột ngột lên phần bề thận phía trên nên gây ra cảm giác đau và khó chịu.

Giai đoạn giãn nở

Sau khoảng 3 tháng mà phần sỏi vẫn chưa thể đẩy được ra ngoài, thì phần bề thận phía trên và niệu quản sẽ có dấu hiệu giãn nở. Đây còn được xem là giai đoạn tiếp nối của giai đoạn chống đối. 

>>> Xem thêm: Nhịp tim bình thường là bao nhiêu? Chỉ số đo huyết áp và nhịp tim

Mức độ nguy hiểm của sỏi thận
Mức độ nguy hiểm của tình trạng sỏi thận (Nguồn: Internet)

Biến chứng nguy hiểm của bệnh sỏi thận

Những biến chứng mà sỏi thận để lại có khi là “nỗi ám ảnh” cho người bệnh vì cảm giác khó chịu và sự đau đớn mà căn bệnh này mang lại. Khi tình trạng trở nặng, những khối sỏi sẽ bắt đầu bám dính vào phần niêm mạc, đồng thời khiến cho thận bị ứ nước, từ đó chức năng của thận sẽ suy yếu dần. Không những vậy, chúng còn làm xuất hiện tình trạng ứ mủ và sau đó gây ra bệnh suy thận mạn tính rất khó cứu chữa.

Những đối tượng có nguy cơ bị sỏi thận

Các nhóm đối tượng từ trẻ đến già đều có nguy cơ mắc bệnh sỏi thận. Trong đó, nghiên cứu tại Hoa Kỳ cho thấy nhóm đối tượng từ 70 tuổi trở lên có nguy cơ mắc cao hơn (cụ thể nam giới chiếm 12% và nữ giới chiếm 10%). Mặt khác, xét riêng về loại sỏi canxi và bệnh hình thành do gen di truyền, thì tỷ lệ người nữ mắc sẽ cao hơn nam (cụ thể nữ giới lên đến 75% trong khi nam giới chỉ chiếm 50%). 

>>> Xem thêm: Đau ruột thừa bên nào? Dấu hiệu, nguyên nhân và phương pháp điều trị

Đối tượng mắc bệnh sỏi thận
Cả nam và nữ đều có nguy cơ mắc sỏi thận (Nguồn: Internet)

Phương pháp chẩn đoán bệnh

Để chẩn đoán bệnh sỏi thận một cách chính xác nhất, nền y khoa hiện nay thông dụng với 4 phương pháp:

  • Thực hiện xét nghiệm nước tiểu
  • Tiến hành chẩn đoán bằng hình ảnh
  • Thực hiện chẩn đoán phân biệt trên lâm sàng
  •  Xác định các thành phần cấu tạo sỏi

>>> Xem thêm: Gan nhiễm mỡ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị

Chẩn đoán bệnh sỏi thận
Chẩn đoán sỏi thận bằng hình ảnh X-quang (Nguồn: Internet)

Các cách điều trị bệnh sỏi thận

Sau khi quá trình chẩn đoán bệnh hoàn tất, tùy theo tình trạng bệnh mà các y bác sĩ sẽ thực hiện các phương pháp điều trị sau: 

Sử dụng thuốc

Một số loại thuốc giảm đau thông dụng khi điều trị như: Morphin, Fentanyl sẽ giúp người bệnh khắc chế tình trạng đau quặn khi bệnh khởi phát. Trong trường hợp cần làm dịu cơn đau nhanh chóng, tiêm tĩnh mạch Ketorolac 30mg sẽ đạt hiệu quả tốt hơn.  

Phẫu thuật mổ lấy sỏi

Nếu các khối sỏi có kích thước lớn và khó thực hiện phương pháp tán sỏi, các y bác sĩ sẽ tiến hành mổ nội soi hoặc tiểu phẫu để đưa hết các khối sỏi đó ra khỏi cơ thể một cách nhanh nhất.

Tán sỏi

Nếu các viên sỏi của người bệnh có đường kính dưới 1cm thì phương pháp dùng sóng xung kích để tán sỏi là phương pháp phổ biến và hiệu quả nhất.

Nội soi niệu quản

Phương pháp nội soi niệu quản thường được áp dụng khi các khối sỏi có kích thước trên 1cm và dưới 2cm, đồng thời đã thực hiện tán sỏi nhưng không thành công. Nội soi niệu quản thường được kết hợp với tán sỏi bằng tia laser. 

Điều trị dự phòng

Phương pháp điều trị dự phòng được sử dụng phổ biến là nội soi niệu quản giữa và nội soi niệu quản xa:

  • Nội soi niệu quản giữa: dùng tia laser holmium để tán sỏi và thực hiện tán sỏi ngoài cơ thể.
  • Nội soi niệu quản xa: dùng tia thulium hoặc khí nén để thực hiện tán sỏi bên trong cơ thể, kết hợp với kỹ thuật nội soi. 

>>> Xem thêm: Giãn tĩnh mạch: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Sử dụng thuốc để điều trị sỏi thận
Sử dụng thuốc để điều trị sỏi thận (Nguồn: Internet)

Phòng ngừa bệnh sỏi thận

Để phòng ngừa bệnh sỏi thận, việc bổ sung nước cho cơ thể là điều quan trọng và cần thiết mà bạn nên làm mỗi ngày. Đối với một người bình thường chưa từng mắc các bệnh về thận hoặc chưa từng bị sỏi thận, bạn cần uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Riêng với những bệnh nhân đã từng mắc sỏi thận, bạn cần uống 2,5 lít nước mỗi ngày để bổ sung lại lượng nước cho cơ thể để góp phần tạo sự cân bằng và điều hòa quá trình bài tiết.

>>> Xem thêm: Huyết áp thấp là bao nhiêu? Có nguy hiểm không? Cách phòng ngừa

Uống nhiều nước để phòng tránh bệnh sỏi thận
Uống nhiều nước để phòng tránh bệnh sỏi thận (Nguồn: Internet)

Tóm lại, sỏi thận là một trong những căn bệnh cần được thăm khám và chữa trị kịp thời nhằm tránh để lại những biến chứng nghiêm trọng. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ hiểu rõ hơn về bệnh sỏi thận là gì, nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách chữa trị. Để cập nhật thêm những thông tin mới và hữu ích nhất trong lĩnh vực y học, hãy truy cập Tin tức y tế. Bên cạnh đó, hãy liên hệ với chúng tôi bằng cách đặt lịch hẹn trực tiếp TẠI ĐÂY hoặc gọi đến số HOTLINE để được hỗ trợ tư vấn miễn phí tại hệ thống Bệnh viện Hoàn Mỹ toàn quốc.

*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.