Tin tức y tế

Protein (đạm) là gì? Vai trò của protein với cơ thể

23/08/2023

Protein là chất dinh dưỡng thiết yếu đầu tiên cung cấp năng lượng cho tế bào để duy trì một cơ thể khỏe mạnh bên cạnh chất béo, carbohydrate, chất xơ, vitamin, khoáng chất và nước. Vậy protein là gì? Chất dinh dưỡng này có vai trò như thế nào đối với cơ thể? Bài viết dưới đây của Hoàn Mỹ sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết nội dung trên.

>> Xem thêm:

Protein là gì?

Protein hay chất đạm là những đại phân tử chứa các amino axit, liên kết với nhau bởi peptid. Protein thực hiện rất nhiều chức năng bên trong tế bào, bao gồm các phản ứng xúc tác enzym, sao chép DNA cấu tạo nên gen di truyền và vận chuyển phân tử từ một vị trí đến vị trí khác.

Protein là dưỡng chất duy trì, tái tạo cơ thể và chiếm tới 50% khối lượng thô của tế bào nên việc bổ sung chất đạm qua chế độ ăn hàng ngày là rất cần thiết. Nếu thiếu protein, cơ thể sẽ suy dinh dưỡng, thường xuyên ốm đau, đề kháng giảm và chậm lớn…

Có 20 loại axit amin khác nhau được tìm thấy trong thực vật và động vật. Chúng có khả năng kết hợp để tạo ra protein. Các chất đạm khác nhau do trình tự các acid amin khác nhau. Trình tự này do các nucleotide của gen quy định, trong đó có 9 acid amin thiết yếu cơ thể không tự tạo ra mà phải cung cấp từ bên ngoài, số còn lại là các acid amin mà cơ thể có thể tự tổng hợp được.

Mỗi protein chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định. Có loại tồn tại chỉ trong vài phút, có loại có khả năng tồn tại hàng năm. Sau đó, thông qua quá trình luân chuyển protein, khi liên kết giữa các axit amin bị phá hủy, chất đạm cũng bị thoái hóa.

Protein là gì? Protein là những đại phân tử chứa các acid amin
Protein là gì? Protein là những đại phân tử chứa các acid amin (Nguồn: Internet)

Vai trò đối với cơ thể của protein là gì?

Protein là một thành phần quan trọng trong cơ thể và đóng nhiều vai trò quan trọng trong các quá trình sinh học và chức năng của cơ thể. Các chức năng của protein như sau:

Duy trì và phát triển mô tế bào

Protein là thành phần cấu tạo khung tế bào, đồng thời có mặt trong nhân tế bào, chất gian bào với vai trò duy trì và phát triển mô. Protein tham gia vào việc cấu tạo hình thành cơ bắp, da, tóc, móng và các cơ quan nội tạng. Thêm vào đó, chất đạm là chất xúc tác cho các phản ứng sinh hóa và trao đổi chất diễn ra trong cơ thể.

>> Xem thêm:

Protein là thành phần cấu tạo khung tế bào, đồng thời duy trì và phát triển mô
Protein là thành phần cấu tạo khung tế bào, đồng thời duy trì và phát triển mô (Nguồn: Internet)

Protein tham gia vận chuyển oxy, các chất dinh dưỡng

Hemoglobin, protein có trong hồng cầu tham gia vận chuyển oxy từ phổi đến các mô và tế bào khác trong cơ thể. Bên cạnh đó, dưỡng chất này còn có nhiệm vụ vận chuyển các chất dinh dưỡng ở nơi tiêu hóa thức ăn đến máu, các mô và tế bào.

Protein bảo vệ cơ thể

Protein miễn dịch tạo nên các tế bào bạch cầu có chức năng như hàng rào bảo vệ cơ thể, chống lại vi khuẩn, virus và các tác nhân gây hại. Ngoài ra, hệ miễn dịch cũng sản xuất interferon – một trong những loại protein có khả năng giúp cơ thể chống lại virus.

protein có vai trò bảo vệ cơ thể
Protein tạo nên hàng rào bảo vệ cơ thể, chống các tác nhân gây hại (Nguồn: Internet)

Protein cung cấp năng lượng cho cơ thể

Protein chiếm 10 – 15% khẩu phần ăn cơ bản, mỗi gram protein chứa 4 calo cung cấp năng lượng cho tế bào, để duy trì hoạt động sống và khỏe mạnh. Thực tế, protein cung cấp cho cơ thể ít năng lượng trong hơn chất béo và carb vì protein còn thực hiện các chức năng khác của cơ thể. Tuy nhiên, trong trạng thái nhịn ăn (18-48 giờ không tiêu thụ carbs và chất béo), cơ thể sẽ lấy protein từ cơ bắp và xương để cung cấp năng lượng thay thế.

Protein có vai trò cung cấp năng lượng cho cơ thể
Protein có vai trò cung cấp năng lượng cho cơ thể (Nguồn: Internet)

Protein cân bằng pH trong cơ thể

Vai trò của protein là gì? Protein cung cấp năng lượng cho cơ thể thông qua việc cân bằng pH, điều hòa nước trong cơ thể bằng Albumin – protein trong huyết tương và đảm bảo cho hệ tuần hoàn vận chuyển ion dễ dàng hơn. Ngược lại, cơ thể sẽ gặp hiện tượng bị Phù nề khi lượng protein trong máu thấp, nước bị ứ đọng trong mô và tế bào.

Protein cung cấp năng lượng cho cơ thể thông qua việc cân bằng pH
Protein cung cấp năng lượng cho cơ thể thông qua việc cân bằng pH (Nguồn: Internet)

Nhu cầu bổ sung protein mỗi ngày

Sau khi hiểu rõ protein là gì và vai trò của dưỡng chất thiết yếu này, chắc hẳn bạn sẽ quan tâm hơn đến lượng protein nạp vào cơ thể mỗi ngày. Theo đó, tùy vào đối tượng, giới tính, độ tuổi và nhu cầu của mỗi người, các chuyên gia dinh dưỡng đưa ra khuyến nghị lượng protein cần bổ sung mỗi ngày như sau: 

  • Nữ giới cần nạp khoảng 46g protein/ngày.
  • Nam giới cần nạp khoảng 56g protein/ngày.

Bên cạnh đó, bạn nên kết hợp chế độ ăn chứa protein có nguồn gốc từ thực vật và động vật. Đặc biệt, trẻ em nên nạp 50 – 70% lượng đạm động vật và người lớn khoảng 25 – 30%. 

Protein rất cần thiết đối với sự phát triển của trẻ nhỏ, tuy nhiên cơ thể người già cũng cần nhiều chất đạm để đảm bảo sức khỏe. Đối với những người mắc bệnh gout, thận… cần chọn lọc các loại protein tốt, giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Nữ giới cần nạp khoảng 46g protein/ngày, nam giới là 56g protein/ngày
Nữ giới cần nạp khoảng 46g protein/ngày, nam giới là 56g protein/ngày (Nguồn: Internet)

Những loại thực phẩm giàu protein  

Bên cạnh việc chủ đề protein là gì, những loại thực phẩm giàu protein cũng là vấn đề rất được quan tâm. Để cung cấp đủ dưỡng chất này cho cơ thể, danh sách các loại thực phẩm giàu protein dưới đây sẽ giúp bạn lên thực đơn ăn uống dễ dàng hơn.

Thịt gia cầm và trứng

  • Thịt ức gà không da có hàm lượng protein rất dồi dào. Trong 100g ức gà chứa 31g protein.
  • Một quả trứng lớn chứa 6g protein. Do đó, nhiều người thực hiện đều đặn chế độ ăn 1 quả trứng/ngày để cung cấp đủ protein, đồng thời làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Trứng và thịt gia cầm là những thực phẩm giàu protein. Tuy nhiên, nếu bạn có nồng độ Cholesterol cao, mắc bệnh tiểu đường hoặc bệnh liên quan đến tim mạch, bạn nên hạn chế thực phẩm này.

Thịt gia cầm và trứng chứa nhiều protein cần thiết cho cơ thể
Thịt gia cầm và trứng chứa nhiều protein cần thiết cho cơ thể (Nguồn: Internet)

Hải sản

Hải sản không chỉ giàu omega-3 mà còn chứa lượng protein phong phú. Khi bạn ăn 100g cá hồi, cơ thể bạn sẽ hấp thu được 20g protein. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng nên ăn hải sản 2 lần mỗi tuần cùng các thực phẩm khác để duy trì một cơ thể khỏe mạnh.

>>> Tìm hiểu thêm: axit béo Omega 3-6-9 là gì? Công dụng và cách dùng

Hải sản chứa lượng protein phong phú
Hải sản chứa lượng protein phong phú (Nguồn: Internet)

Sữa và sản phẩm chế biến từ sữa 

Protein có nhiều trong sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa. Chúng giúp phát triển cơ bắp, giảm nguy cơ tiểu đường và hạ huyết áp. Trong đó, hàm lượng protein có trong sữa béo cao hơn khoảng 20g so với sữa uống thông thường. Vậy nên, người cao tuổi, người không dung nạp được lactose nên cân nhắc khi sử dụng.

Protein có nhiều trong sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa
Protein có nhiều trong sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa (Nguồn: Internet)

Những vấn đề cần lưu ý về protein

Protein là gì? Protein là dưỡng chất không thể thiếu trong quá trình xây dựng lối sống khỏe, đẹp của mỗi người. Tuy nhiên, một số vấn đề cần lưu ý khi về protein như sau.

Cơ thể thiếu protein thì bị bệnh gì?

Thiếu protein là gì? Thiếu protein là tình trạng cơ thể không được đáp ứng đủ hàm lượng protein trong chế độ ăn hàng ngày. Từ đó, cơ thể gặp các vấn đề như:

  • Giảm cân, yếu cơ.
  • Kinh nguyệt không đều ở phụ nữ.
  • Tâm trạng thất thường, khó ngủ.
  • Suy giảm hệ miễn dịch.
  • Protein tạo nên các tế bào. Nếu cơ thể không đủ chất đạm, những cấu trúc này sẽ bị phá vỡ, tích tụ chất lỏng và gây tình trạng phù nề.

Cơ thể thừa protein thì bị bệnh gì?

Thừa protein là gì? Thừa protein là tình trạng cơ thể nạp quá nhiều protein và thiếu các chất dinh dưỡng khác. Lượng protein dư thừa sẽ dẫn đến hậu quả như:

  • Cơ thể thiếu hụt vitamin D, thiếu canxi, dễ viêm nhiễm, tăng nguy cơ mắc bệnh gout…
  • Khi ăn nhiều chất đạm, thận phải làm việc nhiều. Do đó, bạn sẽ thường xuyên cảm thấy khát nước và lượng nước tiểu nhiều hơn.
  • Chế độ ăn giàu protein thường ít chất xơ, do đó có thể gây rối loạn tiêu hóa.
  • Trầm cảm và lo lắng.
  • Tăng cân, béo phì.
  • Hơi thở có mùi.
Lượng protein dư thừa sẽ gây ra hậu quả xấu cho sức khỏe
Lượng protein dư thừa sẽ gây ra hậu quả xấu cho sức khỏe (Nguồn: Internet)

Lưu ý khi bổ sung protein

Để cơ thể khỏe mạnh và phát triển, bạn cần có chế độ ăn hợp lý, khoa học, đa dạng nguồn thực phẩm. Chú ý kết hợp protein động vật và thực vật, đồng thời hạn chế thức ăn protein giàu chất béo. Bên cạnh đó, bạn nên bổ sung rau củ, trái cây và các loại hạt để cung cấp vitamin, khoáng chất và tăng cường hệ tiêu hóa.

Bạn nên kết hợp protein động vật và thực vật, hạn chế protein giàu chất béo
Bạn nên kết hợp protein động vật và thực vật, hạn chế protein giàu chất béo (Nguồn: Internet)

Trên đây, bài viết đã giải đáp cho bạn protein là gì cũng như vai trò của protein đối với cơ thể mỗi người. Hy vọng, chia sẻ trên sẽ giúp bạn có thực đơn ăn uống lành mạnh và khoa học, từ đó chăm sóc tốt cho sức khỏe của bản thân và gia đình. Để cập nhật thêm các kiến thức về sức khỏe, mời bạn truy cập Tin tức y tế. Nếu có nhu cầu cần giải đáp thắc mắc về vấn đề sức khỏe, bạn có thể liên hệ qua HOTLINE để được tư vấn miễn phí hoặc truy cập TẠI ĐÂY để đặt lịch hẹn trực tiếp với đội ngũ bác sĩ tại Hệ thống các Bệnh viện Hoàn Mỹ trên toàn quốc. 

Câu hỏi thường gặp

Nên ăn protein động vật hay thực vật?

Protein động vật hay protein thực vật đều đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của mỗi người. Protein động vật chứa đầy đủ các axit amin với hàm lượng cân bằng tốt cho cơ thể, trong khi protein thực vật có ít lượng axit amin cần thiết. Do đó, bạn nên cân bằng cả hai để đảm bảo một cơ thể khỏe mạnh. 

Protein có giúp giảm cân không? 

Protein rất quan trọng trong các chế độ ăn uống lành mạnh. Chất dinh dưỡng này giúp cơ săn chắc, giảm cân và có một sắc vóc khỏe đẹp.

*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.