Tin tức y tế

Cây thù lù: Phân loại, công dụng và một số lưu ý

06/11/2023

Hầu hết các bộ phận của cây thù lù đều được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc dân gian. Điều này là do các bộ phận của cây chứa rất nhiều dinh dưỡng như  vitamin A, vitamin C, alkaloid, chất xơ, chất béo, protein, magie,… Trong bài viết dưới đây, Hoàn Mỹ chia sẻ đến bạn các thông tin hữu ích về loại cây này, cùng một số bài thuốc chữa bệnh quen thuộc từ thù lù, cùng tham khảo ngay!

Cây thù lù là cây gì? Cây thù lù có mấy loại?

Cây thù lù thuộc họ cà (Solanaceae), được gọi với tên khoa học là Physalis angulata. Ở Việt Nam, loại cây này còn có tên là cây lồng đèn, tầm bóp, bùm bụp. Thù lù mọc dại và có đặc điểm như sau:

  • Thân cây: Thân thảo, có góc, chiều cao từ 50 – 90cm, xung quanh mọc nhiều cành, rủ xuống đất. 
  • Lá cây: Lá nối với thân bằng cuống dài, mọc so le, hình bầu dục, màu xanh, chiều dài khoảng 0,3cm, chiều rộng 0,2 – 0,4cm, cuống dài từ 0,15 – 0,3cm.
  • Đài cây: Hình dạng giống như quả chuông, bên ngoài bao phủ bởi lớp lông mịn, chia thành 5 thùy, tràng hoa màu vàng tươi hoặc trắng nhạt, điểm chấm màu tím ở gốc.
  • Quả: Quả thù lù thuộc loại quả mọng, hình tròn, bề mặt nhẵn và ra quả hầu như quanh năm, khi còn non có màu xanh, sau đó chuyển dần sang cam hoặc đỏ lúc chín. Bên ngoài quả luôn có một lớp đài với nhiều lông mịn bảo vệ, khi dùng tay bóp sẽ thấy tiếng kêu phát ra. 

Trong tự nhiên, cây thù lù được chia thành nhiều loại, với những đặc điểm và công dụng khác nhau, cụ thể như sau: 

  • Thù lù cạnh: Đây là giống thù lù phổ biến nhất, sở hữu hầu như tất cả những đặc điểm nêu trên, thường được sử dụng làm thành phần trong các bài thuốc Đông y. 
  • Thù lù nhỏ: Chiều cao 40cm, thân cây và mặt lá có lông mịn, phiến lá dài từ 2 – 9cm, rộng từ 1 – 5cm, có răng cưa ở phần mép. Hoa màu vàng nhạt, kích thước nhỏ, tràng hoa có nhiều đốm nâu.
  • Thù lù đực: Loại cây này có chất độc, khi vò sẽ ngửi thấy mùi hôi. Thân cây cao khoảng 50 – 80cm, thân có nhiều lông, phân chia thành nhiều cành nhỏ. Lá mềm nhẵn, dài từ 4 – 15cm, rộng 2 – 3cm, hình bầu dục. Hoa màu trắng, mọc thành từng tán ở kẻ lá. Quả thù lù được hình cầu, khi non có màu xanh, sau đó chuyển dần sang đen tím lúc chín. 
  • Thù lù lông: Cây có chiều cao gần 1m, phần thân phủ đầy lông, phân thành nhiều cành, nhánh. Lá cây dài từ 3,5 – 10cm, rộng từ 2 – 5cm, có lông mềm phủ lên bề mặt. Hoa thù lù màu vàng, mọc đơn lẻ ở lá và cũng có lông xung quanh. 

Xem thêm:

Cây thù lù là cây gì?
Cây thù lù thuộc giống cây thân thảo mọc dại (Nguồn: Internet)

Công dụng của cây thù lù đối với sức khỏe

Hầu hết tất cả các bộ phận trên cây thù lù đều được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc chữa bệnh dân gian. Thông thường, cây sau khi thu hoạch sẽ được rửa sạch và sấy khô hoặc bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để dùng ở dạng tươi. Một số công dụng chữa bệnh điển hình nhất phải kể đến gồm: 

  • Ngăn ngừa tổn thương mô: Cây thù lù rất giàu hàm lượng vitamin C, giúp hỗ trợ làm giảm tổn thương mô, giảm đau nhức và tăng khả năng phục hồi mô cơ sau hoạt động thể dục thể thao.
  • Cải thiện sức khỏe thị lực: Vitamin A có trong cây thù lù giúp ngăn ngừa tình trạng khô mắt, hỗ trợ mắt thích nghi tốt hơn trong điều kiện thiếu ánh sáng, bảo vệ võng mạc và phòng ngừa đục thủy tinh thể. 
  • Ổn định Cholesterol trong máu và phòng ngừa bệnh tim mạch: Vitamin C, vitamin A trong cây thù lù có khả năng trung hòa các gốc tự do trong cơ thể và ổn định nồng độ cholesterol, từ đó giúp hỗ trợ phòng ngừa các bệnh lý tim mạch và đột quỵ
  • Hỗ trợ điều trị ung thư: Thành phần vitamin C trong cây thù lù giúp hỗ trợ điều trị ung thư dạ dày, Ung thư phổi, ung thư ruột kết,…
  • Điều trị sốt, cảm lạnh: Cây thù lù có chứa hàm lượng vitamin C dồi dào, hỗ trợ tăng cường khả năng miễn dịch để bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây cảm lạnh, sốt,…
  • Điều trị tiểu đường: Vitamin C trong thù lù có khả năng thúc đẩy tăng insulin trong máu, đặc biệt có lợi cho người bệnh đái tháo đường. Ngoài ra, thành phần vitamin A còn giúp tăng cường hình thành canxi photphat, từ đó làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh sỏi tiết niệu.
  • Chống nhiễm trùng: Thành phần vitamin C và vitamin A trong cây tầm bóp có khả năng tăng cường miễn dịch, tăng sản xuất tế bào bạch cầu, hỗ trợ cơ thể chống lại nhiễm trùng và đẩy nhanh tốc độ phục hồi vết thương.
Tất cả các bộ phận của cây thù lù đều có thể dùng làm thuốc chữa bệnh
Tất cả các bộ phận của cây thù lù đều có thể dùng làm thuốc chữa bệnh (Nguồn: Internet)

Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây thù lù

Cây thù lù từ lâu đã được sử dụng phổ biến trong Đông y bởi mang lại hiệu quả điều trị bệnh tích cực. Dưới đây là một số bài thuốc dân gian có thể tham khảo: 

  • Bài thuốc trị cảm cúm, Sốt xuất huyết và sốt siêu vi: Người bệnh dùng hoa và cành cây thù lù để sắc với nước trong vòng 2 phút, sau đó tiếp tục giã nhuyễn lá cây, lấy nước cốt trộn với nước sắc, chia đều và uống 2 – 3 lần/ngày. Triệu chứng bệnh thường cải thiện hiệu quả sau 3 ngày dùng thuốc. 
  • Bài thuốc trị cảm mạo: Công thức gồm 20 – 40gr thù lù, sắc với nước, dùng để uống 1 thang/ngày, chia thành 2 – 3 lần uống. Người bệnh cần kiên trì uống thuốc mỗi ngày để điều trị dứt điểm triệu chứng cảm mạo.
  • Bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh ung thư: Người bệnh sử dụng 300gr cây thù lù tươi (dùng cả hoa, cành, lá và quả), 20gr bạch truật, 100gr thù lù cạnh, 10gr hoàng cầm, 10gr mạch môn, 10gr cát cánh, 10gr bạch truật, 10gr huyền sâm và 4g cam thảo. Tất cả các vị thuốc đều phải được rửa sạch, chặt thành đoạn nhỏ, đun cùng 4 bát nước đến khi cạn còn 2 bát thì ngưng, dùng uống 2 lần/ngày. 
  • Bài thuốc trị bệnh ho có đờm: Công thức gồm 50gr thù lù tươi (hoặc 15gr thù lù khô) rửa sạch, sắc với 500ml nước, chia uống nhiều lần trong ngày. Người bệnh nên kiên trì sử dụng từ 3 – 5 ngày để điều trị dứt điểm triệu chứng ho có đờm.
  • Bài thuốc điều trị Tay chân miệng hoặc bệnh chàm: Công thức gồm 50 – 100gr thù lù tươi (hoặc 15 – 30gr thù lù khô) sắc với nước, uống mỗi ngày để trị bệnh dứt điểm. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể dùng thù lù tươi giã nát để đắp lên vùng da bị chàm.
  • Bài thuốc trị nhọt vú, đinh độc, đau tinh hoàn: Người bệnh dùng 40 – 80gr thù lù tươi rửa sạch, ngâm với nước muối, để ráo nước, sau đó giã lấy nước cốt để uống. Riêng phần bã, bệnh nhân có thể tận dụng để đắp lên vùng bị sưng đau, nổi mụn nhọt,… Tần suất sử dụng hợp lý nhất là 1 ngày/lần.
  • Bài thuốc trị viêm phế quản: Công thức gồm 30gr thù lù tươi, 10gr râu ngô, 10gr cam thảo, 20gr cát cánh, rửa sạch, sắc với nước, uống đều đặn 2 lần/ngày, dùng kiên trì trong 10 ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Bài thuốc trị tiểu đường: Công thức gồm 30 – 40gr cây thù lù, 1gr chu sa, 10gr lá dâu tằm và 1 quả tim lợn. Người bệnh hầm nhừ hỗn hợp trên với nước để ăn, tần suất 2 ngày một lần, liên tục từ 5 – 7 lần để giúp ổn định đường huyết. 
Một số bài thuốc chữa bệnh cảm mạo, cảm cúm, ho từ cây thù lù
Thu hoạch quả thù lù dùng làm thuốc chữa bệnh (Nguồn: Internet)

Những điều cần lưu ý khi sử dụng cây thù lù trong điều trị bệnh

Không thể phủ nhận những công dụng tuyệt vời của cây thù lù trong điều trị bệnh, tuy nhiên người bệnh cần sử dụng đúng cách để tránh gây hại cho sức khỏe. Dưới đây là một số lưu ý nhất định phải cân nhắc:

  • Tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng thù lù với liều lượng phù hợp.
  • Giống thù lù đực không có khả năng chữa bệnh, thậm chí gây hại cho sức khỏe vì có chứa độc tố. 
  • Không nên lạm dụng thù lù để điều trị bệnh trong thời gian dài khi không được bác sĩ chỉ định.
  • Ngưng sử dụng nếu có tiền sử Dị ứng hoặc xuất hiện phản ứng dị ứng khi uống/ăn thù lù.
  • Cẩn trọng khi dùng thù lù kết hợp với các loại thảo dược, thuốc tây y vì có thể xảy ra tương tác.
  • Trẻ em, phụ nữ mang thai, đang cho con bú tuyệt đối không dùng cây thù lù để điều trị bệnh khi chưa có chỉ định của bác sĩ. 

Bài viết cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan đến cây thù, đặc điểm, phân loại và lợi ích đối với sức khỏe, điều trị bệnh. Hy vọng thông qua bài chia sẻ này, bạn đã có thêm nhiều cập nhật hữu ích về vấn đề chăm sóc sức khỏe. Để cập nhật thêm các cập nhật mới về y học, hãy truy cập ngay chuyên mục Tin tức y tế. Ngoài ra, để được tư vấn miễn phí tại hệ thống Bệnh viện Hoàn Mỹ trên toàn quốc, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số HOTLINE hoặc đặt lịch hẹn trực tiếp TẠI ĐÂY.

*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.