Filter Từ điển y khoa

Tay chân miệng

  • Tổng quan

    Filter

    Bệnh tay chân miệng là bệnh nhiễm virus (thường do coxsackievirus), dễ lây lan ở trẻ nhỏ. Các triệu chứng bao gồm lở loét ở miệng và phát ban ở tay và chân.

    Đến nay, bệnh lý này vẫn chưa có phương pháp điều trị cụ thể. Do đó, thường xuyên rửa tay và tránh tiếp xúc gần với những người mắc bệnh tay chân miệng sẽ giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng cho con.

  • Triệu chứng

    Filter

    Bệnh tay chân miệng có thể gây ra tất cả các triệu chứng hoặc chỉ một số triệu chứng sau đây. Bao gồm:

    • Sốt.
    • Đau họng.
    • Mệt mỏi thường xuyên
    • Các tổn thương gây đau như mụn nước trên lưỡi, nướu và bên trong má.
    • Phát ban ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và đôi khi ở mông. Phát ban không gây ngứa nhưng đôi khi có mụn nước. Tùy thuộc vào màu da, phát ban có thể có màu đỏ, trắng, xám hoặc chỉ chỉ là vết sưng nhỏ.
    • Quấy khóc ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi.
    • Ăn mất ngon.

    Thời gian ủ bệnh tay chân miệng thường từ 3 đến 6 ngày. Khi đó, trẻ có triệu chứng sốt, đau họng hoặc mất cảm giác thèm ăn, cơ thể mệt mỏi, uể oải. Sau khi phát bệnh, các vết loét sẽ xuất hiện ở miệng hoặc cổ họng. Song song đó, các vết ban xuất hiện mạnh ở tay, chân hoặc đôi khi ở mông cũng có.

    Các vết loét phát triển ở phía sau miệng và cổ họng có thể tiềm ẩn bệnh do virus herpangina gây ra. Tuy nhiên, điểm khác biệt của herpangina bao gồm sốt cao đột ngột và trong một số trường hợp là co giật. Trong một số ít trường hợp, vết loét phát triển ở tay, chân hoặc các bộ phận khác trên cơ thể.

    Bệnh tay chân miệng gây ra các triệu chứng như sốt, đau họng, mệt mỏi.

    Bệnh tay chân miệng gây mệt mỏi ở trẻ em. (Nguồn: Internet)

  • Khi nào cần đến bệnh viện

    Filter

    Bệnh tay chân miệng là bệnh nhẹ, chỉ gây sốt và các triệu chứng khác trong vài ngày rồi khỏi. Tuy nhiên, nếu con của bạn dưới 6 tháng tuổi đang có hệ thống miễn dịch yếu, bị lở miệng hoặc họng khiến việc ăn uống khó khăn thì nên gặp bác sĩ để có hướng dẫn điều trị kịp thời. Ngoài ra, sau khi khởi phát bệnh 10 ngày mà không có cải thiện, hay tìm cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ.

    Đặt Lịch Hẹn
  • Nguyên nhân

    Filter

    Nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh tay chân miệng là nhiễm vi-rút coxsackievirus 16. Loại vi-rút này thuộc nhóm nonpolio enterovirus. Ngoài ra, các loại enterovirus khác cũng có thể gây bệnh trên.

    Bệnh lây lan qua tiếp xúc giữa người với người với người bị nhiễm bệnh thông qua:

    • Dịch tiết từ mũi hoặc họng
    • Nước bọt
    • Chất lỏng từ mụn nước
    • Trực tràng
    • Dịch tiết do ho hoặc hắt hơi

    Bệnh tay chân miệng phổ biến trong môi trường chăm sóc trẻ em

    Trường mầm non, trường tiểu học hoặc các khu vui chơi giải trí… là môi trường dễ lây lan bệnh tay chân miệng. Trẻ dễ bị lây nhất trong tuần đầu tiên khi tiếp xúc môi trường đang có dịch. Sau đó, virus ủ bệnh mà không có dấu hiệu nào rõ ràng, điều này khiến bệnh lây lan càng mạnh hơn. Ngoài ra, người lớn cũng bị nhiễm nhưng không có biểu hiện cũng gây ra lây lan cho người khác.

    Một số người có thể truyền virus mà không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào của bệnh.

    Đối với khí hậu nhiệt đới gió mùa và nóng ẩm như Việt Nam, bệnh thường bùng phát và lan rộng vào mùa mưa.

    Khác với bệnh lở mồm long móng

    Bệnh tay chân miệng không liên quan đến bệnh lở mồm long móng (đôi khi được gọi là bệnh móng guốc miệng), là một bệnh truyền nhiễm do virus tìm thấy ở động vật chăn nuôi. Bạn không thể mắc bệnh tay chân miệng từ vật nuôi hoặc động vật khác và bạn cũng không thể lây bệnh sang chúng.

  • Nguy cơ

    Filter

    Tuổi tác là yếu tố nguy cơ chính của bệnh tay chân miệng. Bệnh chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ em 7 tuổi. Trẻ em ở các cơ sở chăm sóc trẻ đặc biệt dễ bị tổn thương vì bệnh lây lan qua tiếp xúc giữa người với người.

    Bệnh tay chân miệng thường ảnh hưởng đến trẻ nhỏ nhưng ai cũng có thể mắc phải.

    Trẻ lớn hơn và người lớn được cho là có khả năng miễn dịch chống lại bệnh tay chân miệng. Họ thường tạo ra kháng thể sau khi tiếp xúc với virus gây bệnh. Nhưng thanh thiếu niên và người lớn đôi khi vẫn mắc phải căn bệnh này.

    Biến chứng

    Nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh tay chân miệng là nhiễm vi-rút coxsackievirus 16.

    Các vết mẩn đỏ trên cơ thể em bé có thể gây ra lở loét. (Nguồn: Internet)

    Biến chứng thường gặp nhất của bệnh tay chân miệng là mất nước. Bên cạnh đó, bệnh có thể gây lở loét ở miệng và cổ họng, gây đau khi nuốt.

    Do đó, trong thời gian con bệnh, bạn nên cho bé uống nhiều nước. Nếu trẻ bị mất nước quá mức, bác sĩ sẽ chỉ định truyền dịch qua tĩnh mạch (IV) trong bệnh viện.

    Mặc dù bệnh tay chân miệng là bệnh nhẹ nhưng nếu như không được chữa trị đúng đắn, kịp thời có thể gây ra những biến chứng nặng hơn, bao gồm:

    • Viêm màng não. Viêm màng (màng não) và dịch não tủy bao quanh não và tủy sống.
    • Viêm não. Bệnh này vô cùng nguy hiểm đến tính mạng.
  • Phòng chống

    Filter

    Bạn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tay chân miệng cho con mình bằng nhiều cách:

    • Rửa tay thường xuyên. Cha mẹ cần phải rửa tay sau khi đi vệ sinh, thay tã, hắt hơi, xì mũi,… và rửa kỹ bằng xà phòng dưới vòi nước ít nhất 20 giây. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng nước rửa tay khô thay thế cho xà phòng ướt ở trường hợp khẩn cấp hoặc không có xà phòng ngay tại đó. 
    • Hướng dẫn vệ sinh sạch sẽ cho trẻ. Hãy giải thích chon con về việc tại sao nên vệ sinh sạch sẽ hoặc không nên cho các ngón tay, bàn tay hoặc bất kỳ đồ vật nào vào miệng. Đồng thời, hướng dẫn trẻ cách rửa tay và hình thành thói quen tốt này thường xuyên hơn.
    • Khử trùng các khu vực chung. Trước tiên hãy làm sạch các khu vực và bề mặt có tần suất đi lại cao bằng xà phòng và nước. Tiếp theo, làm sạch bằng dung dịch thuốc tẩy clo và nước pha loãng. Nếu bạn đang ở cơ sở chăm sóc trẻ em, hãy tuân thủ lịch trình vệ sinh và khử trùng nghiêm ngặt. Virus có thể sống nhiều ngày trên các bề mặt ở những khu vực chung, bao gồm cả trên tay nắm cửa và trên các vật dụng dùng chung như đồ chơi.
    • Tránh tiếp xúc gần gũi. Vì bệnh tay chân miệng có khả năng lây lan rất cao nên người mắc bệnh nên hạn chế tiếp xúc với người khác khi đang có triệu chứng. Do đó, nếu có trẻ bị mắc bệnh này, hãy cách ly và không nên cho trẻ đến trường học cho đến khi khỏi bệnh. Hơn nữa, nếu cha mẹ cũng mắc bệnh tay chân miệng, hãy nghỉ làm ở nhà để tránh lây lan virus.

    Để biết thêm nhiều thông tin hơn hoặc tìm hiểu về các bệnh và dịch vụ khác, bạn hãy tham khảo Tin tức y tế. Liên hệ ngay qua số HOTLINE hoặc đặt lịch các CHUYÊN KHOA của chúng tôi để được tư vấn bởi các y bác sĩ của hệ thống bệnh viện Hoàn Mỹ nếu bạn có nhu cầu khám và chữa bệnh.

  • *Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.

Thông tin khác

Cập nhật mới nhất: 23/10/2023