Filter Từ điển y khoa

Cholesterol

  • Tổng quan

    Filter

    Cholesterol là một chất béo có trong máu giúp hình thành các tế bào khỏe mạnh. Tuy nhiên, mức cholesterol cao có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim do tích tụ trong mạch máu, dẫn đến thu hẹp và giảm lưu lượng máu. Trong một số trường hợp, lớp mỡ tích tụ này vỡ ra và tạo thành cục máu đông dẫn đến đau tim hoặc đột quỵ.

    Cholesterol cao có thể do yếu tố di truyền hoặc là kết quả của một lối sống không lành mạnh. Việc áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên và duy trì cân nặng tốt sẽ giúp kiểm soát tình trạng này.

    Các loại thuốc như statin, fibrate, chất cô lập axit mật và chất ức chế hấp thụ cholesterol có thể được sử dụng để giảm mức cholesterol. Những loại thuốc này hoạt động thông qua các cơ chế khác nhau để giảm việc sản xuất hoặc hấp thụ cholesterol trong cơ thể.

    Theo dõi thường xuyên mức cholesterol bằng cách xét nghiệm máu là điều cần thiết để đánh giá tình trạng sức khỏe. Kiểm soát chúng một cách hiệu quả giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim và cải thiện sức khỏe tim mạch tổng thể.

  • Triệu chứng

    Filter

    Cholesterol cao thường không rõ ràng nên khiến người bệnh rất khó kiểm soát. Vì vậy, xét nghiệm máu là cách tốt nhất nhất kiểm soát cholesterol cao hay thấp.

    Xét nghiệm máu định lượng lipid thường được sử dụng để đo mức cholesterol. Xét nghiệm này đo các loại cholesterol khác nhau. Bao gồm: cholesterol toàn phần, cholesterol LDL (lipoprotein mật độ thấp), cholesterol HDL (lipoprotein mật độ cao) và chất béo trung tính. Những phép đo trên cung cấp đánh giá toàn diện về lịch sử kiểm tra lượng cholesterol.

    Bạn nên kiểm tra cholesterol thường xuyên, đặc biệt là những người có nguy cơ mắc bệnh cholesterol cao do tiền sử gia đình có người mắc bệnh hoặc bệnh tim, béo phì, lối sống ít vận động, chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa, hút thuốc và một số tình trạng bệnh lý như tiểu đường hay suy giáp.

    Kiểm soát cholesterol làm giảm các nguy cơ mắc bệnh về tim mạch.

    Cholesterol tăng cao làm cho chất béo tích tụ trong mạch máu, dẫn đến thu hẹp và giảm lưu lượng máu. (Nguồn: Internet)

  • Khi nào cần đến bệnh viện

    Filter

    Theo National Heart, Lung, and Blood Institute (NHLBI), chúng ta nên kiểm tra cholesterol lần đầu tiên trong độ tuổi từ 9 đến 11 và lặp lại 5 năm một lần. Tuy nhiên, tần suất sàng lọc cholesterol có thể khác nhau tùy thuộc vào yếu tố nguy cơ của từng đối tượng.

    Đối với người lớn, NHLBI khuyến nghị kiểm tra cholesterol 1-2 năm/1 lần đối với nam giới trong độ tuổi từ 45 đến 65 và phụ nữ trong độ tuổi từ 55 đến 65. Những người từ 65 tuổi trở đi nên kiểm tra cholesterol hàng năm.

    Tùy thuộc vào kết quả xét nghiệm mà bác sĩ có thể đề nghị số lần kiểm tra cholesterol để theo dõi chặt chẽ hơn. Ngoài ra, tiền sử gia đình mắc cholesterol cao, bệnh tim hoặc các yếu tố nguy cơ khác như tiểu đường hoặc huyết áp cao, cũng có thể làm xét nghiệm cholesterol thường xuyên để đánh giá sức khỏe của bạn. Kiểm tra cholesterol thường xuyên là rất quan trọng để phát hiện sớm và kiểm soát chúng, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim và các biến chứng liên quan khác.

    Đặt Lịch Hẹn
  • Nguyên nhân

    Filter

    Cholesterol được vận chuyển qua máu gắn với protein, tạo thành lipoprotein. Có nhiều loại cholesterol khác nhau dựa trên lipoprotein mà chúng được vận chuyển.

    • Lipoprotein mật độ thấp (LDL): Được biết đến là cholesterol “xấu”, LDL vận chuyển các hạt cholesterol đi khắp cơ thể, có thể tích tụ trong thành động mạch, dẫn đến xơ cứng và thu hẹp động mạch.
    • Lipoprotein mật độ cao (HDL): Được coi là cholesterol “tốt”, HDL thu thập cholesterol dư thừa và vận chuyển nó trở lại gan để xử lý.

    Ngoài cholesterol, hồ sơ lipid còn đo chất béo trung tính – một loại chất béo trong máu. Nồng độ chất béo trung tính tăng cao có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

    Lười vận động, béo phì và chế độ ăn uống không lành mạnh góp phần làm tăng mức cholesterol và chất béo trung tính có hại. Tuy nhiên, cần lưu ý là yếu tố di truyền có thể ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa cholesterol. Các biến thể di truyền có thể khiến cơ thể gặp khó khăn trong việc loại bỏ cholesterol LDL ra khỏi máu hoặc phân hủy nó trong gan.

  • Nguy cơ

    Filter

    Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mức cholesterol cao, bao gồm:

    • Chế độ ăn nghèo nàn, không khoa học: Tiêu thụ quá nhiều chất béo bão hòa hoặc chất béo chuyển hóa dẫn đến mức cholesterol không lành mạnh. Chất béo bão hòa được tìm thấy trong thịt mỡ và các sản phẩm từ sữa nguyên chất béo. Chất béo chuyển hóa thường có trong đồ ăn nhẹ hoặc món tráng miệng đóng gói.
    • Béo phì: Chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 30 trở lên có nguy cơ cao mắc mức cholesterol cao.
    • Lười vận động: Hoạt động thể chất không thường xuyên khiến cholesterol cao.
    • Hút thuốc: Hút thuốc lá làm giảm mức cholesterol HDL có lợi cho sức khỏe của bạn.
    • Tiêu thụ rượu: Uống quá nhiều rượu có thể làm tăng mức cholesterol tổng thể.
    • Tuổi tác: Lượng cholesterol cao đều có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào, Tuy nhiên, đối với người trên 40 tuổi, hoạt động của gan trở nên kém hiệu quả hơn trong việc loại bỏ cholesterol có hại nên có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn.

    Từ những yếu tố nguy cơ trên, bạn có thể chủ động để duy trì mức cholesterol khỏe mạnh và giảm nguy cơ mắc phải các vấn đề về sức khỏe bằng nhiều biện pháp khác nhau.

    Lối sống lành mạnh làm giảm nguy cơ cholesterol cao.

    Kiểm tra mức Cholesterol thường xuyên để bảo vệ sức khỏe. (Nguồn: Internet)

  • Phòng chống

    Filter

    Thay đổi lối sống lành mạnh giúp cho việc giảm mức cholesterol trong máu cao xuống thấp. Bạn có thể:

    • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh: Ăn ít muối, ăn nhiều trái cây, rau và ngũ cốc. Những thực phẩm này rất giàu chất dinh dưỡng và chất xơ, có thể giúp duy trì mức cholesterol khỏe mạnh.
    • Hạn chế chất béo bão hòa và thay thế bằng loại chất béo khác có tốt cho cơ thể: Sử dụng các loại hạt và bơ có chất béo không no sẽ tốt cho tim mạch.
    • Duy trì cân nặng để có chỉ số BMI tốt.
    • Bỏ thuốc lá: Hút thuốc không chỉ làm giảm mức cholesterol “tốt” trong cơ thể mà còn làm hỏng mạch máu, tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
    • Tập thể dục thường xuyên, ít nhất 30 phút mỗi ngày: Hoạt động thể chất giúp nâng cao mức cholesterol “tốt” và sức khỏe tim mạch.
    • Hạn chế đồ uống có cồn (rượu, bia).
    • Kiểm soát căng thẳng: Đầu óc căng thẳng tác động tiêu cực đến sức khỏe tổng thể của bạn, bao gồm cả mức cholesterol. 

    Áp dụng những thay đổi về lối sống lành mạnh có thể giảm đáng kể nguy cơ tăng cholesterol cao và nâng cao sức khỏe tim mạch.

    Để biết thêm nhiều thông tin hơn hoặc tìm hiểu về các bệnh và dịch vụ khác, bạn hãy tham khảo Tin tức y tế. Liên hệ ngay qua số HOTLINE hoặc đặt lịch các CHUYÊN KHOA của chúng tôi để được tư vấn bởi các y bác sĩ của hệ thống bệnh viện Hoàn Mỹ nếu bạn có nhu cầu khám và chữa bệnh.

  • *Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.

Thông tin khác

Cập nhật mới nhất: 12/10/2023