Filter Từ điển y khoa

Đái tháo đường

  • Tổng quan

    Filter

    Đái tháo đường là một nhóm bệnh chuyển hóa làm tăng lượng đường trong máu. Nguyên nhân là do insulin sản xuất không đủ hoặc kháng lại tác dụng của insulin dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao. Về lâu dài, nó sẽ làm hỏng các cơ quan và mô nếu không được điều trị và kiểm soát tốt.
    Đái tháo đường thường có 2 loại là loại 1 và loại 2. Loại 1 là bệnh tự nhiễm; trong đó, cơ thể bị tấn công và các tế bào beta – nơi sản xuất insulin trong tuyến tụy – bị phá huỷ. Mặc khác, bệnh tiểu đường loại 2 có liên quan đến khả năng kháng insulin phát triển theo thời gian, thường do béo phì và lười vận động gây ra.
    Trước khi bị đái tháo đường, tiền tiểu đường sẽ xuất hiện trước. Trạng thái này có thể được xác định bởi lượng đường trong máu tăng cao hơn bình thường. Nếu không thay đổi lối sống, tiền tiểu đường sẽ tiến triển thành bệnh tiểu đường loại 2 trong vòng vài năm sau đó. Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần hết sức lưu ý đến tình trạng đái tháo đường thai kỳ. Mặc dù bệnh lý này có thể hết hoàn toàn sau sinh nhưng nguy cơ mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 sau đó cũng tăng cao..

  • Triệu chứng

    Filter

    Các triệu chứng của bệnh tiểu đường có thể khác nhau tùy thuộc vào mức độ tăng đường huyết và loại bệnh cụ thể. Những người mắc tiểu đường thai kỳ hoặc loại 2 có thể gặp ít hoặc không có triệu chứng sớm.

    Ở bệnh tiểu đường loại 1, các triệu chứng thường có xu hướng phát triển nhanh chóng và rõ rệt ngay khi cơ thể sản xuất ít hoặc không có insulin.

    • Hay thấy khát nước.
    • Đi tiểu thường xuyên.
    • Giảm cân không kiểm soát được,
    • Mệt mỏi.
    • Thay đổi tâm trạng.
    • Mờ mắt.
    • Xeton được phát hiện trong nước tiểu, cho thấy sự phân hủy của các mô cơ và mỡ.
    • Vết loét chậm lành.
    • Nhiễm trùng tái phát.

    Cả bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2 đều có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên:

    • Bệnh tiểu đường loại 1 thường biểu hiện vào thời thơ ấu hoặc thanh thiếu niên do sự phá hủy tự miễn của tế bào beta tuyến tụy.
    • Bệnh tiểu đường loại 2 thường được chẩn đoán nhiều hơn ở những người trên 40 tuổi.

    Theo đó, tình trạng béo phì gia tăng và lối sống ít vận động đã làm tăng bệnh tiểu đường loại 2 ở giới trẻ trong những thập kỷ gần đây.

    Béo phì và lối sống ít vận động làm gia tăng bệnh tiểu đường loại 2 ở giới trẻ.

      Kiểm tra sức khỏe thường xuyên để phòng ngừa đái tháo đường. (Nguồn: Internet)

  • Khi nào cần đến bệnh viện

    Filter

    Nếu bạn hoặc các thành viên trong gia đình thấy các triệu chứng trên thì nên đặt lịch hẹn khám với bác sĩ để chẩn đoán sớm, tốt cho điều trị sau này.

    Khi đã nhận được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo được, đội ngũ y bác sĩ sẽ lập kế hoạch điều trị cụ thể và phù hợp với tình trạng của bạn. 

    Trước tiên, hãy đến theo đúng lịch hẹn thường xuyên để theo dõi lượng đường trong máu và điều chỉnh cách chăm sóc sức khỏe phù hợp.

    Đội ngũ bác sĩ sẽ tiến hành cho bạn làm các bài kiểm tra và hướng dẫn các kỹ năng tự chăm sóc sức khỏe.

    Việc kiểm soát lượng đường trong máu cần có sự kiên trì lâu dài. Khi hồ sơ các chỉ số liên quan về đường huyết ổn định trong phạm vi mục tiêu, các lần tái khám tiếp theo sẽ được giãn ra. Đây cũng là lúc bạn hoàn toàn có thể chủ động trong việc kiểm soát lượng đường trong máu ổn định về lâu dài.

    Đặt Lịch Hẹn
  • Nguyên nhân

    Filter

    Để hiểu đầy đủ về bệnh đái tháo đường và những ảnh hưởng của nó, trước tiên bạn phải biết cơ thể con người thường điều chỉnh lượng đường trong máu như thế nào thông qua các quá trình tự nhiên.

    Insulin hoạt động như thế nào?

    Insulin là một loại hormone trong tuyến tụy.

    • Tuyến tụy giải phóng insulin vào máu. 
    • Khi được lưu thông, insulin đi vào tế bào bằng cách liên kết với các thụ thể insulin và vận chuyển các phân tử glucose từ máu vào tế bào. Điều này làm giảm lượng đường trong máu.
    • Khi lượng đường trong máu giảm, tuyến tụy sẽ nhận biết và giảm tiết insulin nhằm duy trì kiểm soát lượng đường trong máu thích hợp và ngăn ngừa hạ đường huyết.

    Vai trò của glucose

    Glucose là một loại đường cung cấp nguồn năng lượng quan trọng cho cơ và mô khắp cơ thể. Glucose có nguồn gốc từ hai nguồn chính. Đó là carbohydrate được lấy từ ăn uống và được sản xuất nội sinh bởi gan. Sau bữa ăn, glucose được hấp thụ sẽ đi vào hệ tuần hoàn máu và đưa vào tế bào với sự hỗ trợ của insulin để sử dụng hoặc lưu trữ.

    Gan đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng nội môi glucose. Tại đây sẽ lưu trữ glucose dưới dạng glycogen, đồng thời cũng có thể tạo ra glucose trong thời gian nhịn ăn. Điều này giúp điều chỉnh lượng đường trong máu trong phạm vi sinh lý điển hình.

    Nguyên nhân cụ thể cho hầu hết các phân nhóm bệnh tiểu đường hiện vẫn chưa rõ ràng. Tuy nhiên, tất cả các dạng đều dẫn đến tăng đường huyết do sản xuất insulin không đủ hoặc suy giảm độ nhạy insulin. Mặc khác, ảnh hưởng di truyền và môi trường có thể góp phần vào sự phát triển của bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2 thông qua các tương tác phức tạp.

  • Nguy cơ

    Filter

    Các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tiểu đường phụ thuộc vào việc người đó mắc loại nào.

    Tiền sử mắc bệnh trong gia đình đóng một vai trò quan trọng. Bệnh tiểu đường loại 1 thường di truyền trong gia đình do gen. Nơi bạn sống và những gì bạn tiếp xúc cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 1, nhưng các nhà khoa học vẫn còn đang nghiên cứu thêm và chưa đưa ra kết luận cuối cùng.

    Nếu ai đó trong gia đình bạn mắc bệnh tiểu đường loại 1, bác sĩ có thể cho bạn thực hiện xét nghiệm kháng thể (protein trong máu) để kiểm tra. Nguyên do là vì những kháng thể này làm tổn thương tế bào sản xuất insulin, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

    Ngoài ra, yếu tố về dân tộc cũng được chứng minh là có ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Một số nhóm như người gốc Tây Ban Nha, người da đen, người châu Á và người Mỹ bản địa có xu hướng có tỷ lệ cao hơn, có thể do gen và thói quen sinh hoạt.

    Cuối cùng, thừa cân hoặc béo phì là một yếu tố nguy cơ chính gây ra tiểu đường loại 2 và tiểu đường thai kỳ.

  • Phòng chống

    Filter

    Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe.

    Các loại thực phẩm nguyên chất như trái cây, rau giúp phòng ngừa bệnh đái tháo đường. (Nguồn: Internet)

    Mặc dù không thể ngăn ngừa được bệnh tiểu đường loại 1 nhưng việc điều chỉnh lối sống lành mạnh có thể giúp giảm nguy cơ hoặc làm chậm sự tiến triển của tiền tiểu đường, tiểu đường loại 2 và tiểu đường thai kỳ.

    • Tập trung vào thực phẩm nguyên chất giàu dinh dưỡng như trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và thực phẩm ít chất béo. Ăn đa dạng, lành mạnh giúp bạn dễ dàng duy trì theo thời gian.
    • Đặt mục tiêu tập thể dục vừa phải ít nhất 150 phút như đi bộ nhanh mỗi tuần. Sẽ tốt hơn nếu bạn chia nhỏ mục luyện tập và duy trì nó đều đặn. Việc bắt đầu bằng một mục tiêu quá lớn có thể làm cho bạn nản chí luyện tập ngay từ đầu.. 
    • Nếu thừa cân, hãy giảm ít nhất 7% trọng lượng cơ thể thông qua chế độ ăn uống cân bằng và rèn luyện thể chất.
    • Trong thời gian mang thai, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ để tăng cân phù hợp. Sau sinh, hãy ưu tiên những thói quen và lối sống bền vững.

    Trong một số trường hợp, thuốc có thể hỗ trợ kiểm soát tiền tiểu đường. Tuy nhiên, duy trì lối sống lành mạnh là quan trọng trong việc phòng ngừa và là nền tảng của bất kỳ phương pháp điều trị nào.

    Các chuyên gia khuyên rằng những người mắc tiền tiểu đường nên kiểm tra lượng đường trong máu hàng năm để theo dõi khả năng tiến triển thành bệnh tiểu đường loại 2. Quan trọng hơn, việc sàng lọc liên tục cho phép sự can thiệp sớm nếu cần thiết.

    Để biết thêm nhiều thông tin hơn hoặc tìm hiểu về các bệnh và dịch vụ khác, bạn hãy tham khảo Tin tức y tế. Liên hệ ngay qua số HOTLINE hoặc đặt lịch các CHUYÊN KHOA của chúng tôi để được tư vấn bởi các y bác sĩ của hệ thống bệnh viện Hoàn Mỹ nếu bạn có nhu cầu khám và chữa bệnh.

  • *Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.

Thông tin khác

Cập nhật mới nhất: 13/10/2023