Filter Từ điển y khoa

Đột quỵ

  • Tổng quan

    Filter

    Đột quỵ là tình trạng thiếu máu cục bộ, xảy ra khi lượng máu cung cấp cho não bị gián đoạn hoặc giảm sút ngăn não nhận oxy và dinh dưỡng, làm các tế bào não chết sau vài phút. Bị đột quỵ phải mang đi cấp cứu khẩn cấp để làm giảm tổn thương não và các biến chứng khác.

  • Triệu chứng

    Filter

    Đột quỵ là tình trạng thiếu máu cục bộ xảy ra khi lượng máu cung cấp cho não bị gián đoạn hoặc giảm sút, ngăn cản mô não nhận oxy và chất dinh dưỡng. 

    Đột quỵ làm tê liệt một phần cơ mặt gây méo mó. (Nguồn: Internet)

    Một số dấu hiệu và triệu chứng thường thấy của đột quỵ bao gồm:

    • Khó nói hoặc khó hiểu người khác nói: Cảm thấy bối rối, nói ngọng hoặc gặp khó khăn trong việc hiểu lời nói.
    • Tê liệt ở mặt, cánh tay hoặc chân: Thường ảnh hưởng đến một bên của cơ thể.
    • Gặp vấn đề ở một hoặc hai mắt: Mắt đột nhiên bị mờ hoặc tối, xảy ra ở một hoặc cả hai mắt.
    • Đau đầu: Đau đầu đột ngột, dữ dội, có thể kèm theo nôn mửa, chóng mặt hoặc thay đổi ý thức.

    Khó đi lại: Dễ bị vấp ngã hoặc mất thăng bằng, cảm thấy chóng mặt đột ngột hoặc mất khả năng phối hợp.

  • Khi nào cần đến bệnh viện

    Filter

    Đi bệnh viện ngay lập tức nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào của đột quỵ, ngay cả khi chúng dường như đến rồi đi hoặc biến mất hoàn toàn. 

    • Khuôn mặt: Thực hiện động tác mỉm cười. Kiểm tra xem một bên mặt có bị xệ xuống không?
    • Cánh tay: Giơ cả hai tay lên, nếu một tay bị rơi xuống đó là dấu hiệu của đột quỵ.
    • Kiểm tra lời nói: Kiểm tra xem lời nói có bị lắp bắp hoặc kỳ lạ không?

    Gọi ngay cho 115 hoặc số khẩn cấp tại địa phương ngay khi nhận thấy các vấn đề liên quan đến đột quỵ. Nếu tình trạng trên không được điều trị kịp thời thì khả năng bị tổn thương não và tàn tật càng lớn.

    Đặt Lịch Hẹn
  • Nguyên nhân

    Filter

    Có hai nguyên nhân chính gây đột quỵ đó là do thiếu máu cục bộ và xuất huyết. 

    Đột quỵ thiếu máu cục bộ

    Đây là loại đột quỵ phổ biến nhất. Tình trạng này xảy ra khi các mạch máu của não bị thu hẹp hoặc tắc nghẽn, làm giảm lưu lượng máu nghiêm trọng. Mạch máu bị tắc hoặc bị thu hẹp có thể do chất béo tích tụ, cục máu đông hoặc các mảnh vụn di chuyển trong máu, thường là từ tim và đọng lại trong các mạch máu não.

    Đột quỵ xuất huyết

    Đột quỵ xuất huyết xảy ra khi một mạch máu trong não bị rò rỉ hoặc vỡ. Các yếu tố liên quan đến đột quỵ xuất huyết bao gồm:

    • Huyết áp cao không kiểm soát được.
    • Điều trị quá mức bằng thuốc làm loãng máu.
    • Phình động mạch.
    • Chấn thương.
    • Protein lắng đọng trong thành mạch máu dẫn đến suy yếu thành mạch.
    • Đột quỵ do thiếu máu cục bộ dẫn đến xuất huyết.

    Ngoài ra, một nguyên nhân ít phổ biến hơn gây chảy máu trong não là do vỡ các mạch máu có thành mỏng không đều.

    Cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua

    Cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua là một giai đoạn tạm thời của các triệu chứng tương tự như đột quỵ. Tình trạng này không gây tổn thương vĩnh viễn và có thể kéo dài ít nhất là 5 phút .

    Cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua xảy ra khi cục máu đông hoặc mảnh vụn làm giảm hoặc chặn lưu lượng máu đến một phần của hệ thần kinh.

    Mặc dù cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua khiến bạn trở lại bình thường nhưng không được xem thường chúng. Do đó, vẫn cần gặp bác sĩ ngay cả khi những triệu chứng đã có sự thuyên giảm. Điều này cho thấy bạn có nguy cơ bị tắc một phần hoặc thu hẹp động mạch dẫn đến não. Cơn thiếu máu cục bộ có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ sau này.

  • Nguy cơ

    Filter

    Một số yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ có thể bao gồm:

    Các yếu tố nguy cơ về lối sống

    • Thừa cân hoặc béo phì.
    • Ít vận động thể chất.
    • Uống nhiều rượu.
    • Sử dụng các chất bất hợp pháp như cocaine và methamphetamine.

    Tình trạng y tế

    • Huyết áp cao.
    • Hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc thụ động.
    • Cholesterol cao.
    • Bệnh tiểu đường.
    • Khó thở khi ngủ.
    • Bệnh tim mạch, bao gồm suy tim, dị tật tim, nhiễm trùng tim hoặc nhịp tim không đều.
    • Tiền sử gia đình bị đột quỵ, đau tim hoặc cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua.
    • Nhiễm trùng do COVID-19.

    Các yếu tố khác có thể liên quan đến nguy cơ đột quỵ bao gồm:

    • Tuổi tác: Những người từ 55 tuổi trở lên có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn những người trẻ tuổi.
    • Giới tính: Đàn ông có nguy cơ đột quỵ cao hơn phụ nữ.
    • Nội tiết tố: Sử dụng thuốc tránh thai hoặc liệu pháp hormone có chứa estrogen làm tăng nguy cơ đột quỵ.

    Hai nguyên nhân chính gây ra đột quỵ là đột quỵ do thiếu máu cục bộ và đột quỵ xuất huyết.

    Người lớn tuổi có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn bình thường. (Nguồn: Internet)

    Biến chứng

    Đột quỵ đôi khi có thể gây ra tình trạng khuyết tật tạm thời hoặc vĩnh viễn, tùy thuộc vào thời gian não thiếu lưu lượng máu và bộ phận bị ảnh hưởng. Các biến chứng có thể bao gồm:

    • Tê liệt hoặc mất vận động cơ: Liệt một bên cơ thể hoặc mất kiểm soát một số cơ nhất định.
    • Khó nói hoặc khó nuốt: Giảm khả năng kiểm soát các cơ ở miệng và cổ họng, khiến bạn khó nói chuyện, nuốt hoặc ăn. 
    • Mất trí nhớ hoặc khó suy nghĩ: Mất trí nhớ và gặp khó khăn trong việc suy nghĩ, lý luận, đưa ra phán đoán và hiểu các khái niệm.
    • Cảm xúc: Khó khăn trong việc kiểm soát cảm xúc hoặc có thể dẫn đến trầm cảm.
    • Đau đớn: Đau, tê hoặc mất cảm giác ở một số bộ phận cơ thể ảnh hưởng.
  • Phòng chống

    Filter

    Việc áp dụng lối sống lành mạnh là cách tốt nhất giúp ngăn ngừa đột quỵ. Nếu bạn đã bị đột quỵ hoặc cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua, những biện pháp này có thể giúp ngăn ngừa một cơn đột quỵ khác:

    • Kiểm soát huyết áp cao: Kiểm soát huyết áp có thể giúp ngăn ngừa các cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua hoặc đột quỵ tiếp theo. 
    • Giảm lượng cholesterol và chất béo bão hòa trong chế độ ăn uống: Ăn ít cholesterol và chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, có thể làm giảm sự tích tụ trong động mạch. 
    • Bỏ hút thuốc lá: Hút thuốc làm tăng nguy cơ đột quỵ cho người hút thuốc và người tiếp xúc với khói thuốc thụ động. 
    • Kiểm soát bệnh tiểu đường: Ăn kiêng, tập thể dục và giảm cân có thể giúp bạn giữ lượng đường trong máu ở mức khỏe mạnh. 
    • Duy trì cân nặng khỏe mạnh: Thừa cân góp phần làm tăng nguy cơ đột quỵ.
    • Chế độ ăn uống hợp lý: Một chế độ ăn bao gồm trái cây, rau quả, các loại hạt, ngũ cốc có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ. 
    • Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục đều đặn làm giảm nguy cơ đột quỵ về nhiều mặt. Điều này có thể làm giảm huyết áp, tăng mức cholesterol tốt và cải thiện sức khỏe tổng thể của mạch máu và tim. 
    • Hạn chế uống rượu: Uống nhiều rượu làm tăng nguy cơ cao huyết áp, đột quỵ do thiếu máu cục bộ và đột quỵ do xuất huyết. 
    • Điều trị chứng thở gián đoạn do tắc nghẽn: Điều này có thể cải thiện giấc ngủ làm hạn chế nguy cơ đột quỵ.
    • Tránh dùng thuốc bất hợp pháp: Một số loại ma túy như cocaine và methamphetamine được xem là yếu tố nguy cơ gây ra các cơn thiếu máu cục bộ hoặc đột quỵ.

    Để biết thêm nhiều thông tin hơn hoặc tìm hiểu về các bệnh và dịch vụ khác, bạn hãy tham khảo Tin tức y tế. Liên hệ ngay qua số HOTLINE hoặc đặt lịch các CHUYÊN KHOA của chúng tôi để được tư vấn bởi các y bác sĩ của hệ thống bệnh viện Hoàn Mỹ nếu bạn có nhu cầu khám và chữa bệnh.

  • *Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.

Thông tin khác

Cập nhật mới nhất: 26/10/2023