Filter Từ điển y khoa

Sốt

  • Tổng quan

    Filter

    Sốt là hiện tượng nhiệt độ cơ thể tăng lên tạm thời, là một phần của phản ứng tổng thể từ hệ thống miễn dịch thường do nhiễm trùng gây ra.

    Đối với hầu hết trẻ em và người lớn, sốt có thể gây khó chịu nhưng thường không phải là nguyên nhân gây lo ngại. Tuy nhiên, đối với trẻ sơ sinh, ngay cả sốt nhẹ cũng có thể là dấu hiệu nhiễm trùng nghiêm trọng.

    Sốt thường biến mất trong vòng vài ngày mà không cần sử dụng thuốc. Đối với các trường hợp nghiêm trọng hơn, hạ sốt là biện pháp y tế cần thiết để tránh các biến chứng về sau.

  • Triệu chứng

    Filter

    Nhiệt độ cơ thể sẽ có sự thay đổi nhỏ, không đáng kể tùy từng người và vào các thời điểm khác nhau trong ngày. Sốt khi nhiệt độ trung bình của cơ thể trên 37 độ C, thường là 37,8 độ C trở lên.

    Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra sốt mà các dấu hiệu và triệu chứng sốt cũng khác nhau. Bao gồm:

    • Đổ mồ hôi
    • Ớn lạnh và run rẩy
    • Đau đầu
    • Đau cơ
    • Ăn mất ngon
    • Cáu gắt
    • Mất nước
    • Cơ thể yếu ớt

    Để xác định có bị sốt hay không, bạn có thể sử dụng nhiệt kế để đo ở các bị trí như miệng, trực tràng, tai (hòm nhĩ) và trán (động mạch thái dương). Trong đó, đo ở miệng và trực tràng sẽ cho ra kết quả chính xác hơn so với ở tai, trán.

    Đối với trẻ sơ sinh, sử dụng nhiệt kế đo ở trực tràng có kết quả chính xác hơn cả. Sau khi nhận biết tình trạng này, hãy cung cấp cho bác sĩ về chỉ số nhiệt độ cơ thể của bạn để giúp chẩn đoán và điều trị tốt hơn.

    Sốt khiến nhiệt độ của cơ thể tăng lên trên 37 độ C.

    Sốt gây ra mệt mỏi, chán ăn ở trẻ nhỏ. (Nguồn: Internet)

  • Khi nào cần đến bệnh viện

    Filter

    Khi nào cần gặp bác sĩ?

    Sốt không phải là hiện tượng đáng báo động nếu như nhẹ. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, bạn vẫn nên tìm kiếm bác sĩ để chẩn đoán và điều trị nếu như có biến chứng nặng.

    Đối với trẻ sơ sinh hay trẻ mới biết đi

    • Trẻ hơn 3 tháng tuổi và có nhiệt độ trực tràng từ 38 độ C trở lên.
    • Từ 3 đến 6 tháng tuổi và có nhiệt độ trực tràng cao hơn 38,9 độ C hoặc có nhiệt độ thấp hơn nhưng cáu kỉnh, uể oải hoặc khó chịu bất thường.
    • Từ 7 đến 24 tháng tuổi và có nhiệt độ trực tràng cao hơn 38,9 độ C kéo dài hơn một ngày nhưng không có triệu chứng nào khác. Nếu con bạn còn có các dấu hiệu và triệu chứng khác như sổ mũi, ho hoặc tiêu chảy, bạn có thể gọi sớm hơn.

    Trẻ nhỏ

    • Lơ đãng, bối rối hoặc giao tiếp bằng mắt kém với bạn.
    • Dễ cáu kỉnh, nôn mửa nhiều lần, bị nhức đầu dữ dội, đau họng, đau bụng hoặc các triệu chứng khác gây ra nhiều khó chịu.
    • Bị sốt sau khi ngồi trong không gian hầm nóng của xe hơi. Cần được chăm sóc sức khỏe ngay lập tức.
    • Bị sốt kéo dài hơn hơn ba ngày.
    • Có cơn động kinh liên quan đến cơn sốt. Gọi 115 nếu cơn động kinh kéo dài hơn năm phút hoặc con bạn không hồi phục nhanh chóng.

    Hãy hỏi bác sĩ để được hướng dẫn trong những trường hợp đặc biệt, chẳng hạn như trẻ có vấn đề về hệ thống miễn dịch hoặc mắc bệnh từ trước.

    Người lớn

    Cần can thiệp y tế nếu như nhiệt độ cơ thể từ 39,4 độ C trở lên và kém theo một số triệu chứng sau:

    • Đau đầu dữ dội
    • Phát ban
    • Nhạy cảm bất thường với ánh sáng chói
    • Cổ cứng và đau khi cúi đầu về phía trước
    • Rối loạn tâm thần, rối loạn hành vi hoặc thay đổi lời nói
    • Nôn dai dẳng
    • Khó thở hoặc đau ngực
    • Đau bụng
    • Đau khi đi tiểu
    • Co giật
    Đặt Lịch Hẹn
  • Nguyên nhân

    Filter

    Nhiệt độ cơ thể là sự cân bằng giữa sản xuất nhiệt và mất nhiệt. Một khu vực trong não gọi là vùng dưới đồi, sẽ giám sát sự cân bằng này. Ngay cả khi bạn khỏe mạnh, nhiệt độ cơ thể cũng thay đổi đôi chút trong ngày. Nó có thể thấp hơn vào buổi sáng và cao hơn vào cuối buổi chiều và buổi tối.

    Khi hệ thống miễn dịch của bạn phản ứng với bệnh tật, vùng dưới đồi có thể khiến nhiệt độ cơ thể bạn cao hơn. Điều này thúc đẩy các quá trình phức tạp tạo ra nhiều nhiệt hơn và hạn chế thất thoát nhiệt. Sự run rẩy mà bạn có thể gặp phải là một cách cơ thể tạo ra nhiệt. Khi bạn quấn chăn vì cảm thấy lạnh là đang giúp cơ thể giữ nhiệt.

    Sốt dưới 40 độ C thường liên quan đến các bệnh nhiễm virus thông thường như cúm. Lúc này, sốt giống như cách mà giúp hệ thống miễn dịch chống lại bệnh tật và thường không gây hại.

    Sốt hoặc nhiệt độ cơ thể tăng cao có thể do:

    • Nhiễm virus
    • Nhiễm vi khuẩn
    • Kiệt sức do nhiệt
    • Một số tình trạng viêm như viêm khớp dạng thấp – viêm niêm mạc khớp (synovium)
    • Một khối u ung thư (ác tính)
    • Một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc kháng sinh và thuốc dùng để điều trị huyết áp cao hoặc co giật
    • Một số loại chủng ngừa, chẳng hạn như bệnh bạch hầu, uốn ván và ho gà vô bào (DTaP), phế cầu khuẩn hoặc vắc xin ngừa COVID.

    Biến chứng

    Trẻ em trong độ tuổi từ 6 tháng đến 5 tuổi có nguy cơ cao bị co giật xảy ra khi bị sốt (co giật do sốt).

    Cơn co giật do sốt có thể bao gồm mất ý thức, run rẩy chân tay ở cả hai bên cơ thể, mắt trợn ngược hoặc cứng cơ. Mặc dù đây là tình trạng đáng báo động đối với các bậc cha mẹ nhưng phần lớn các cơn co giật do sốt không gây ra hậu quả lâu dài.

    Nếu cơn động kinh xảy ra:

    • Đặt con nằm nghiêng hoặc nằm sấp trên sàn hoặc mặt đất
    • Loại bỏ bất kỳ vật sắc nhọn nào ở gần con bạn
    • Nới lỏng quần áo chật
    • Ôm con để tránh bị thương
    • Đừng đặt bất cứ thứ gì vào miệng của con hoặc cố gắng ngăn chặn cơn động kinh
    • Gọi 115 hoặc số điện thoại khẩn cấp tại địa phương nếu cơn động kinh kéo dài hơn năm phút hoặc con dường như không hồi phục tốt sau cơn động kinh
    • Cấp cứu  khẩn cấp nếu đây là cơn co giật do sốt đầu tiên của con bạn.

    Trẻ em có nguy cơ cao xảy ra co giật khi bị sốt, cần có phương án xử lý kịp thời tránh các biến chứng khó lường.

    Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ cơ thể để kịp thời xử lý. (Nguồn: Internet)

  • Nguy cơ

    Filter
  • Phòng chống

    Filter

    Bạn có thể ngăn ngừa sốt bằng cách giảm tiếp xúc với các bệnh truyền nhiễm. Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích:

    • Tiêm phòng theo khuyến nghị đối với các bệnh truyền nhiễm, chẳng hạn như cúm và COVID-19.
    • Tuân thủ các hướng dẫn về sức khỏe cộng đồng như đeo khẩu trang và dãn cách xã hội.
    • Rửa tay thường xuyên và dạy con bạn làm điều tương tự, đặc biệt là trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi ở trong đám đông hoặc xung quanh người bị bệnh, sau khi vuốt ve động vật và khi di chuyển trên phương tiện giao thông công cộng.
    • Hướng dẫn trẻ cách rửa tay thật kỹ dùng xà phòng cho cả mặt trước và mặt sau của mỗi bàn tay, rửa sạch hoàn toàn dưới vòi nước.
    • Mang theo nước rửa tay khô bên mình trong những lúc bạn không có xà phòng và nước.
    • Cố gắng tránh chạm vào mũi, miệng hoặc mắt, vì đây là những con đường chính mà vi rút và vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể bạn và gây nhiễm trùng.
    • Che miệng khi ho và mũi khi hắt hơi và dạy con bạn làm điều tương tự. Bất cứ khi nào có thể, hãy quay lưng lại với người khác và ho hoặc hắt hơi vào khuỷu tay của bạn để tránh truyền vi trùng cho họ.
    • Tránh dùng chung cốc, chai nước và dụng cụ với con bạn hoặc các con bạn.

    Để biết thêm nhiều thông tin hơn hoặc tìm hiểu về các bệnh và dịch vụ khác, bạn hãy tham khảo Tin tức y tế. Liên hệ ngay qua số HOTLINE hoặc đặt lịch các CHUYÊN KHOA của chúng tôi để được tư vấn bởi các y bác sĩ của hệ thống bệnh viện Hoàn Mỹ nếu bạn có nhu cầu khám và chữa bệnh.

  • *Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.

Thông tin khác

Cập nhật mới nhất: 20/10/2023