Tin tức y tế

TOP 9 lợi ích bất ngờ khi ăn nho đối với sức khỏe

09/11/2023

Nho không chỉ là một loại quả thơm ngon mà còn cung cấp nhiều dưỡng chất quý báu cho cơ thể. Hãy cùng Hoàn Mỹ khám phá 9 công dụng của nho đối với sức khỏe trong bài viết sau đây.

>>> Xem thêm:

  • TOP 8 công dụng khi ăn thanh long và những điều cần lưu ý
  • Công dụng của rong biển trong lĩnh vực y học
  • Cây măng tây: Công dụng, cách chế biến và bảo quản

Thông tin chi tiết về nho

Nguồn gốc và đặc điểm

Nho được biết đến với tên khoa học là Vitis vinifera, là một loại quả mọng thuộc loài cây thân leo trong chi Nho. Quả nho mọc thành từng chùm với số lượng từ 6 đến 300 quả trên mỗi chùm có màu sắc rất đa dạng như vàng, lam, lục, đen và đỏ-tía.

Nho có lịch sử trồng trọt khá lâu đời, từ khoảng 6.000 đến 8.000 năm trước ở khu vực Tây Nam Á giữa Địa Trung Hải và Iran. Bằng chứng khảo cổ xa xưa nhất là về việc làm rượu vang được tìm thấy ở Gruzia, cách đây 8.000 năm. 

Ngoài việc ăn tươi và làm rượu vang, nho có thể được sấy khô để làm nho khô hoặc được sử dụng để sản xuất nước quả, thạch nho, dầu hạt nho, mật nho và nhiều sản phẩm khác.

Quả nho xuất hiện đầu tiên ở vùng Địa Trung Hải
Quả nho xuất hiện đầu tiên ở vùng Địa Trung Hải (Nguồn: Internet)

Thành phần dinh dưỡng

Nho cung cấp một lượng lớn các chất dinh dưỡng. Dưới đây là thành phần dinh dưỡng chính trong mỗi 100g nho:

Ngoài ra, nho cũng chứa các loại vitamin và khoáng chất quan trọng như Vitamin A, C, E, canxi, sắt,…

Thành phần dinh dưỡng của nho
Quả nho cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể (Nguồn: Internet)

Phân loại nho

Dưới đây là một số giống nho được sử dụng phổ biến ở Việt Nam:

  • Nho đỏ: Đây là giống nho Việt Nam có quả tròn, vỏ mỏng và bóng, thịt dày, quả to cỡ đầu ngón tay cái và có màu đỏ đậm khi chín. Loại này có hương vị ngọt chua.
  • Nho Ninh Thuận: Bao gồm nho đỏ và nho xanh. Quả nhỏ hình bầu dục, thịt dày và trong, khi ăn có vị ngọt chua và giòn. Nho Ninh Thuận được nhiều người ưa thích vì có chất lượng cao.
  • Nho móng tay: Nho đen móng tay có hình dáng độc đáo, giống như ngón tay dài khoảng 4 cm. Loại quả này có hương vị rất thơm ngon.
  • Nho xanh: Quả nho xanh khi chín có màu xanh hơi ngả vàng nhạt, vị ngọt đậm nhưng không gắt và có vỏ dày. Nho xanh thường ít hạt và thịt quả giòn.
  • Nho Mỹ: Nho đen không hạt Mỹ có hình dáng tròn thon, vỏ mỏng và màu đen sẫm. Nho Mỹ có hương vị ngọt và thanh mát.
Phân loại các loại nho trên thị trường
Có nhiều loại nho khác nhau (Nguồn: Internet)

9 Công dụng của nho đối với sức khỏe

Trái nho là một loại trái cây mọng nước và giàu dinh dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Dưới đây là 9 lợi ích cho sức khỏe của quả nho:

Tăng cường hệ thống miễn dịch

Trong 100g nho cung cấp khoảng 10,8mg vitamin C bổ sung và tăng cường đề kháng cho cơ thể. Vitamin C không chỉ hỗ trợ hệ thống miễn dịch mà còn đóng vai trò quan trọng trong nhiều quá trình sinh học khác. Đây là chất cần thiết để tái tạo DNA, tham gia vào sản xuất collagen và tổng hợp serotonin, một hợp chất giúp giảm căng thẳng và cải thiện giấc ngủ. Hơn nữa, vitamin C còn giúp cơ thể hấp thụ sắt hiệu quả, ngăn ngừa bệnh thiếu máu. 

Ngoài ra, sắc tố tự nhiên có trong nho và nhiều loại trái cây khác có khả năng kháng khuẩn, giúp cơ thể chống lại vi khuẩn và virus. 

Bảo vệ sức khỏe mắt

Nho cung cấp lutein và zeaxanthin, hai sắc tố quan trọng giúp tăng thị lực, hạn chế việc mắt nhạy cảm với ánh sáng mạnh và giảm nguy cơ bị các vấn đề về mắt như thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể. 

Tốt cho tim mạch

Nho mang lại lợi ích cho tim mạch thông qua các chất resveratrol có trong lớp vỏ mỏng của quả. Các chất này có cấu trúc hóa học tương tự với hormone estrogen ở người, có khả năng bảo vệ thành mạch và làm giảm cholesterol. Điều này giải thích lý do vì sao uống rượu vang đỏ lại có lợi cho tim mạch.

Bổ sung chất chống oxy hóa

Quercetin, một chất chống oxy hóa có trong nho đã được nghiên cứu về khả năng ngăn ngừa bệnh Alzheimer bằng cách ngăn chặn sự phá hủy tế bào thần kinh. Polyphenol, một chất chống oxy hóa khác cũng được ghi nhận là duy trì sự cân bằng vi khuẩn đường ruột và hỗ trợ quá trình tiêu hóa. 

Một số các chất chống oxy hóa như Resveratrol, Catechin,… cũng giúp giảm viêm nhiễm và cải thiện sức khỏe tim mạch bằng cách ngăn chặn sự oxy hóa của LDL cholesterol, ngăn ngừa bệnh tắc nghẽn động mạch và các vấn đề về tim mạch khác.

Thải độc cơ thể

Quả nho chứa nhiều nước, có hàm lượng kali cao giúp kích thích quá trình tiểu tiện, từ đó thúc đẩy loại bỏ các chất độc qua đường niệu đạo. Quả nho giàu chất xơ, giúp tăng cường quá trình tiêu hóa và thải độc thông qua hệ tiêu hóa một cách nhanh chóng.

Bổ sung nước cho cơ thể

Việc cân bằng lượng nước trong cơ thể rất quan trọng để loại bỏ các chất thải qua quá trình bài tiết. Trong 100g nho sẽ cung cấp cho cơ thể khoảng 80-85g nước, giúp cơ thể có đủ nước để duy trì nhiệt độ bình thường, bôi trơn khớp, bảo vệ tủy sống và các mô khác, đồng thời giúp giảm lượng calo tiêu hao.

Làm đẹp da và tóc chắc khỏe

Nho có công dụng tăng cường sức khỏe cho da và tóc nhờ vào hợp chất resveratrol. Resveratrol thường được sử dụng trong mỹ phẩm nhờ khả năng tăng cường sản xuất collagen và xây dựng hàng rào bảo vệ da khỏi tác động có hại từ tia cực tím.

Hơn nữa, resveratrol cũng tham gia vào quá trình phát triển tóc, bảo vệ nang tóc khỏi các tác động có hại từ môi trường, giúp tóc khỏe mạnh hơn.

Hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường

Trong 150g nho chứa khoảng 23g đường, do đó người mắc bệnh đái tháo đường vẫn có thể sử dụng nhưng không nên ăn thường xuyên.

Giảm cân, hạn chế béo phì

Anthocyanin trong nho hỗ trợ kiểm soát cân nặng và hạn chế tình trạng gan nhiễm mỡ. Đồng thời chiết xuất proanthocyanidin trong hạt nho cũng giảm cảm giác đói giúp giảm cân và hạn chế bệnh béo phì.

Các bài thuốc Đông Y từ quả nho

Quả nho không chỉ là loại trái cây ngon và dinh dưỡng mà còn có nhiều ứng dụng trong lĩnh vực y học hiện đại và Đông Y. Dưới đây là một số bài thuốc đông y từ trái nho:

  • Thuốc chữa huyết áp cao: 150g nho và 15-20g củ năng. Sau khi rửa sạch, xay nhỏ hỗn hợp này và pha thêm nước sôi để uống.
  • Điều trị lạnh bụng và thiếu máu: Nấu 60g nho khô, 15g long nhãn và 5g quả dâu, nấu thành nước để uống hàng ngày.
  • Điều trị ho có đờm: Sử dụng 1 nắm nho khô, bách hợp 20g và gạo 50g để nấu thành cháo.
  • Suy nhược, mất ngủ sau ốm: Uống 10 ml rượu nho trước khi đi ngủ có công dụng hoạt huyết, an thần, kiện vị và cường thận.
  • Động thai: Pha nước sôi với 60g nho khô, 15 quả táo đỏ và lát chanh.
  • Thuốc chữa vàng da do viêm gan và đau khớp do phong thấp: Được chế biến từ thân cây nho tươi (150g). Nước sắc từ thân cây nho chia làm ba lần và uống trong ngày. Loại thuốc này có công dụng lợi tiểu và giải độc.
  • Điều trị viêm dạ dày mãn tính: Ăn khoảng 20 quả nho khô mỗi ngày trước bữa ăn, thực hiện liên tục trong một tháng để thấy hiệu quả.
  • Điều trị Thiếu máu gây chóng mặt, người yếu ớt hay ớn lạnh: Lấy 70g nho khô, 5g quả dâu tằm chín và 15g thịt quả nhãn, nấu nước và uống trong ngày.
  • Trị tiểu mót, tiểu buốt: Trộn 150g nước ép nho tươi với 100g nước ép từ củ sen và thêm 1-2 thìa mật ong, sau đó pha loãng với nước sôi để uống.
  • Phù thũng, tiểu ít: Sử dụng rễ cây nho dại 100g và nho khô 50g, nấu lấy nước uống, còn bã thì có thể đắp lên vùng bị đau.
  • Thị lực suy giảm: Sử dụng nho khô 20g, hạt cẩu khởi 10g, thảo quyết minh 5g, thêm mật ong và pha giống như trà, sau đó uống hàng ngày.

>>> Xem thêm:

  • Bật mí những công dụng tuyệt vời của thốt nốt
  • TOP 10+ công dụng của hạt dẻ đối với sức khỏe
  • Bật mí những lợi ích sức khỏe của cây chà là

Một số lưu ý khi sử dụng nho

Khi sử dụng nho hoặc sản phẩm từ nho, dưới đây là một số lưu ý quan trọng bạn cần biết:

  • Người trưởng thành chỉ nên ăn 200g nho mỗi ngày.
  • Nho chứa chất xơ và có thể gây táo bón cho những người có hệ tiêu hóa yếu. Nếu bạn thường xuyên gặp tình trạng táo bón hoặc dạ dày yếu, hãy hạn chế lượng nho tiêu thụ mỗi ngày.
  • Những người đang sử dụng thuốc để kiểm soát tăng huyết áp nên trao đổi với bác sĩ trước khi ăn nho hoặc sản phẩm từ nho.
  • Nồng độ vitamin C trong nho không quá lớn, nhưng có thể gây kích thích niêm mạc dạ dày ở một số người mắc bệnh viêm loét dạ dày.
  • Nho tươi sẽ có giá trị dinh dưỡng tốt hơn so với nho khô hoặc nho chế biến thành sản phẩm khác.

Trong bài viết trên, Hoàn Mỹ đã chia sẻ đến bạn những lợi ích tuyệt vời của nho và các lưu ý quan trọng khi sử dụng nho. Để cập nhật thông tin mới nhất về sức khỏe và y tế, bạn có thể tìm hiểu thêm tại Tin tức y tế. Nếu bạn cần thêm thông tin về tình trạng sức khỏe, hãy liên hệ HOTLINE hoặc đặt lịch hẹn trực tiếp TẠI ĐÂY để được tư vấn miễn phí bởi hệ thống bệnh viện Hoàn Mỹ trên toàn quốc.

*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.