Tin tức y tế

Kali có vai trò gì đối với sức khỏe? Cách bổ sung kali hiệu quả

06/11/2023

Kali là một khoáng chất và chất điện giải có nhiều tác dụng cho sức khỏe con người, như điều hòa huyết áp, ổn định nhịp tim, hỗ trợ quá trình chuyển hóa và co giãn cơ bắp. Hãy cùng Hoàn Mỹ tìm hiểu thông tin chi tiết về Kali trong bài viết sau.

>>> Xem thêm:

  • Canxi: Vai trò và cách bổ sung cho cơ thể mà bạn không nên bỏ qua
  • Canxi hữu cơ là gì? Lợi ích và lưu ý khi sử dụng canxi hữu cơ
  • Calcium: Công dụng, liều dùng và một số lưu ý khi bổ sung

Kali là chất gì?

Kali chủ yếu được lưu trữ trong các tế bào, chiếm 98% tổng lượng kali trong cơ thể. Trong số đó, 80% nằm trong các tế bào cơ, còn 20% phân bố trong xương, gan và hồng cầu. Kali là một chất điện phân khi ở trong cơ thể tham gia vào nhiều chức năng cơ bản của cơ thể. Chất điện phân là những chất có thể tan trong nước và tách thành các ion mang điện.

Ngoài ra, Kali còn là một ion mang điện dương, có chức năng duy trì sự cân bằng độ pH và chất dịch, dẫn truyền các xung thần kinh và kiểm soát các hoạt động co giãn của cơ bắp.

Kali là một khoáng chất quan trọng trong cơ thể con người
Kali là gì? (Nguồn: Internet)

Vai trò của Kali đối với cơ thể người

Kali là một chất điện giải quan trọng trong máu, có nồng độ bình thường từ 3,5 – 5 mmol/l. Kali giúp duy trì cân bằng nước và điện giải, hoạt động bình thường của các hệ thống cơ thể, đặc biệt là tim mạch, cơ bắp, tiêu hóa, tiết niệu. Kali máu giúp kiểm soát tín hiệu thần kinh và co cơ, đảm bảo cơ bắp hoạt động bình thường.

Trên cơ tim, Kali làm giảm lực co bóp, giảm kích thích và giảm dẫn truyền. Ngoài ra, Kali còn có tác dụng đối kháng với Ca++ và glycosid, tham gia vào điều hòa axit- bazơ. Ăn uống các thực phẩm giàu kali có lợi cho huyết áp, giảm nguy cơ đau tim, cải thiện độ nhạy insulin của cơ thể, giảm biến chứng loạn nhịp tim, cải thiện Trầm cảm và biếng ăn. Ngoài ra, kali cũng góp phần tạo ra protein từ amino acid và chuyển glucose thành glycogen – nguồn năng lượng chính cho cơ thể.

Kali rất quan trọng trong việc xây dựng hai hệ thống cơ và xương. Kali giúp ngăn ngừa tình trạng loãng xương ở người cao tuổi. Trẻ em trong độ tuổi dậy thì, khi cơ và xương đang phát triển cũng như phụ nữ khi mang thai cần phải bổ sung kali để đáp ứng nhu cầu của cơ thể.

Kali là khoáng chất tham gia vào nhiều chức năng trong cơ thể
Kali có vai trò duy trì hoạt động bình thường của tim mạch, cơ bắp, tiêu hóa (Nguồn: Internet)

Tác dụng của Kali đối với từng đối tượng

Đối với người lớn

Kali giúp duy trì nhịp tim bình thường, giảm cholesterol trong máu, ngăn ngừa các bệnh tim mạch. Ngoài ra, kali còn giúp hạ huyết áp, phòng ngừa đột quỵ đồng thời hỗ trợ quá trình chuyển hóa protein và carbohydrate, kích thích tiêu hóa, phát triển cơ bắp và thần kinh.

Đối với trẻ em

Kali cần thiết cho sự phát triển của não bộ và cơ bắp ở trẻ, đặc biệt là trẻ ở độ tuổi đi học thường hay bị thiếu Kali. Ngoài ra, Kali còn giúp ngăn ngừa các bệnh về huyết áp, tim mạch, sỏi thận cho trẻ khi lớn lên.

Đối với phụ nữ mang thai

Kali có vai trò cân bằng nước và điện giải trong cơ thể. Do đó, phụ nữ mang thai cần bổ sung Kali để ổn định huyết áp. Ngoài ra, Kali còn giúp làm giảm chuột rút ở chân – một hiện tượng phụ nữ mang thai thường gặp phải. Vì vậy, mẹ bầu cần bổ sung khoảng 4,7g Kali mỗi ngày.

Kali có tác dụng phòng ngừa nhiều bệnh lý khác nhau
Tác dụng của Kali (Nguồn: Internet)

Biểu hiện khi cơ thể thiếu hụt hoặc dư thừa Kali

Biểu hiện của người bị thiếu Kali

Người bị thiếu hụt Kali có thể gặp các triệu chứng như mệt mỏi, đau cơ, đau chân, mất ngủ, trầm cảm, dị ứng da, viêm ruột. Nếu thiếu Kali nặng, sẽ có cảm giác buồn nôn, tiêu chảy, loạn nhịp tim, nhầm lẫn, mất phương hướng, kém tập trung, phản xạ chậm, đau khớp. Thiếu Kali lâu ngày sẽ gây ra rối loạn tim mạch và hệ thần kinh, có thể dẫn đến liệt cơ, tử vong.

Dấu hiệu người dư thừa Kali

Việc dư thừa Kali có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như chấn thương, bỏng, ung thư, tan huyết… làm giải phóng Kali trong tế bào vào máu. Hoặc do người bệnh mắc bệnh lý ở thận dẫn đến việc không loại bỏ được khoáng chất ra khỏi cơ thể.

Dư thừa Kali có thể gây ra các triệu chứng như buồn nôn, đầy hơi, tiêu chảy, tim đập nhanh, tê các đầu ngón tay và chân. Nếu dư Kali nặng, có thể gây ra tim ngừng đập, tử vong.

>>> Tìm hiểu thêm:

  • Công dụng, liều dùng của thuốc Magnesi B6
  • Vitamin tổng hợp là gì? Cách sử dụng đạt hiệu quả cao
  • Vai trò của vitamin B đối với sức khỏe và một số lưu ý cần biết

Chất Kali có trong thực phẩm nào?

Kali là một khoáng chất có lợi cho sức khỏe cần được bổ sung thông qua thực phẩm. Các loại thực phẩm giàu Kali như hạt, đậu, rau củ và trái cây. Để tăng Kali trong máu, bạn nên ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt, đậu, rau, trái cây tươi và protein từ cá hồi.  

Liều lượng khuyến cáo khi bổ sung Kali

Dưới đây là bảng lượng Kali tiêu thụ khuyến nghị cho các đối tượng khác nhau theo độ tuổi:

Đối tượngĐộ tuổiLượng tiêu thụ đủ (AI)
Trẻ em0-6 tháng400 mg/ngày
7-12 tháng700 mg/ngày
1-3 tuổi3.000 mg/ngày
4-8 tuổi3.800 mg/ngày
Người lớnNam4.700 mg/ngày
Nữ4.700 mg/ngày
Phụ nữ mang thaiTất cả các độ tuổi4.700 mg/ngày
Phụ nữ cho con búTất cả các độ tuổi5.100 mg/ngày

Một số lưu ý khi bổ sung Kali 

  • Kali là một khoáng chất quan trọng cho cơ thể, nhưng nếu bổ sung không đúng cách, Kali có thể gây ra những hậu quả nguy hiểm. 
  • Ở liều cao, Kali có thể gây tổn hại cho sức khỏe. Bạn không nên dùng chất bổ sung Kali mà không có sự tư vấn của bác sĩ.
  • Ở liều bình thường, Kali khá an toàn. Tuy nhiên, nó có thể gây ra các triệu chứng khó chịu cho dạ dày. Một số người có thể bị dị ứng với chất bổ sung Kali, như người mắc bệnh thận, đái tháo đường, bệnh tim, bệnh Addison, viêm dạ dày, hoặc các bệnh lý khác. Do đó, không nên uống bổ sung Kali khi chưa được bác sĩ chỉ định.
  • Ngoài ra, việc sử dụng quá liều có thể gây ra các triệu chứng nghiêm trọng, như yếu cơ hoặc tê liệt, nhịp tim không đều, nhầm lẫn, tay chân ngứa ran, hạ huyết áp. Các tác dụng phụ khác có thể xảy ra như yếu cơ hoặc tê liệt, rối loạn nhịp tim.

Như vậy bài viết trên Hoàn Mỹ đã cung cấp đến bạn những thông tin quan trọng về Kali. Đây là một nguyên tố quan trọng đối với sức khỏe con người, hỗ trợ các chức năng cần thiết trong cơ thể.Bên cạnh đó, để tìm hiểu thêm kiến thức về sức khỏe khác bạn có thể tham khảo tại Tin tức y tế. Liên hệ ngay với số HOTLINE hoặc đặt hẹn lịch trực tiếp TẠI ĐÂY nếu có nhu cầu thăm khám và điều trị để được tư vấn miễn phí bởi hệ thống của bệnh viện Hoàn Mỹ trên toàn quốc.

*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.