Tin tức y tế

Bật mí những công dụng tuyệt vời của thốt nốt

28/10/2023

Thốt nốt là loại đặc sản nổi tiếng được tìm thấy ở những vùng sông nước. Thốt nốt thường được biết đến với chế phẩm là đường thốt nốt. Không những vậy, đây còn là dược liệu thường được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông y. Sau đây, hãy cùng Hoàn Mỹ tìm hiểu rõ hơn về đặc điểm và những công dụng tuyệt vời của thốt nốt.

>>> Xem thêm: 

Thốt nốt là gì?

Khái niệm

Thốt nốt là loài thực vật thuộc họ Dừa, được trồng chủ yếu với mục đích chế biến đường, rượu. Thốt nốt có cây đực và cây cái. Cây cái sẽ ra hoa và kết quả còn cây đực ra hoa và được lấy nước làm đường. Tương tự hoa thốt nốt cái sẽ kết quả còn hoa thốt nốt đực không thể kết trái nên thường chỉ dùng lấy nước. Bên cạnh đó, loại cây này còn được sử dụng để điều chế một số vị thuốc trong Đông y. 

Đặc điểm

Thốt nốt là giống cây sống lâu năm, có khả năng chịu hạn, sống được trên nhiều loại đất, ưa sáng nhưng không chịu được rét. Thông thường, cây thốt nốt có chiều cao khoảng 20-30 mét, là loài thực vật thuộc họ với cây dừa, có thân thẳng, to cao. Mặt lá có màu xanh đậm, tán lá xòe ra như lá cọ.

Quả thốt nốt có hình tròn, vỏ cứng, bên ngoài màu đen, bên trong được chia thành 3 múi. Phần thịt của thốt nốt có màu trắng trong, khi ăn có vị ngọt thanh. Phần thịt này có thể được sử dụng để nấu chè hoặc chế biến một số loại thức uống khác. Phần nước thanh mát được dùng làm nước uống hoặc được chế biến thành sản phẩm đường thốt nốt.

Nguồn gốc

Thốt nốt được trồng tương đối nhiều ở các nước Ấn Độ, Campuchia, Lào… Ở nước ta, thốt nốt được trồng nhiều ở các tỉnh miền Nam như An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, Tây Ninh.

Giá trị dinh dưỡng

Thốt nốt là loại cây mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe. Trong thốt nốt chứa nhiều vitamin và các khoáng chất có lợi cho sức khỏe như canxi, vitamin C, vitamin B1, B2, B3, sắt, phốt pho,… Các bộ phận từ cây thốt nốt đều có thể dùng làm thuốc theo y học cổ truyền, có công dụng tốt cho cơ thể như giải nhiệt, lợi tiểu, tiêu viêm, kiện tỳ.

>>> Xem thêm:

  • Cây măng tây: Công dụng, cách chế biến và bảo quản
  • Hạt chia có công dụng gì? Liều lượng sử dụng thích hợp
  • Măng cụt có tác dụng gì? Ăn măng cụt nhiều có tốt không?
Thốt nốt là gì?
Thốt nốt là gì? (Nguồn: Internet)

Phân biệt hạt đác và thốt nốt

Tương tự như thốt nốt, hạt đác cũng là một loại hạt giàu khoáng chất cần thiết, vitamin, ít calochất béo, có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Hai loại hạt thốt nốt và hạt đác dù dễ bị nhầm lẫn vì chúng có màu sắc tương tự nhau nhưng nếu để ý kỹ hơn, bạn sẽ sự khác nhau giữa hai loại hạt này.

Đặc điểmHạt thốt nốtHạt đác
Kích thướcTo khoảng trái dừa xiêm.Nhỏ hơn trái dừa xiêm.
Mùi hươngCó hương thơm rất đặc trưng.Không mùi.
Hình dạngHạt có màu trắng trong, to. Mỗi trái thốt nốt có 3 múi. Phần thịt bên trong sẽ được nhìn thấy khi gọt bỏ lớp vỏ bên ngoài. Hạt nhỏ có màu trắng đục, mịn. Quả đác kết thành từng buồng lớn, mỗi quả có 3 – 4 hạt, có da trơn.
Hương vịKhi ăn có vị giống dừa nước, dẻo và mềm. Ở giữa hạt hơi rỗng ruột và chứa nước. Ruột thốt nốt có màu trắng, vị hơi ngọt.Có phần cùi dừa hình bầu dục, dẻo cứng và đặc ruột. Khi ăn có cảm giác giai, giòn sần sật, vị béo và bùi.
Phân biệt hạt đác và thốt nốt
Phân biệt hạt đác và thốt nốt (Nguồn: Internet)

Công dụng của thốt nốt

Thốt nốt được nhiều người yêu thích vì giá trị dinh dưỡng tuyệt vời mà nó mang lại. Trong thốt nốt chứa nhiều loại vitamin tốt cho cơ thể, giúp tăng sức đề kháng, giữ cho cơ thể luôn trong trạng thái khỏe mạnh. Ngoài ra, thốt nốt còn được sử dụng trong y học nhờ có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.

Tác dụng Y học hiện đại

  • Cung cấp năng lượng cho cơ thể. Chất điện giải như natri, kali có trong thốt nốt giúp bổ sung năng lượng trong trường hợp đổ nhiều mồ hôi.
  • Bồi bổ sức khỏe, chống oxy hóa, thanh lọc cơ thể, giúp mang lại một cơ thể khỏe mạnh và cân đối.
  • Giúp lợi tiểu, thanh nhiệt, giải độc.
  • Cải thiện tình trạng Thiếu máu ở phụ nữ có thai, tăng cường hệ miễn dịch của trẻ, giúp ngăn chặn nguy cơ tổn thương các tế bào, chống nhiễm trùng, tăng khả năng miễn nhiễm.
  • Giúp xương chắc khỏe nhờ những dưỡng chất cần thiết có trong thốt nốt như chất khoáng, canxi và phốt pho.
  • Cải thiện hệ tiêu hóa, kích thích enzyme tiêu hóa ở dạ dày hoạt động hiệu quả, hỗ trợ làm sạch đường ruột, giúp nhuận tràng, giảm đầy bụng, khó tiêu.
  • Hỗ trợ làm đẹp da, trị mụn, tăng sức đề kháng cho da, giảm thiểu các vấn đề về da như nổi mẩn ngứa, phát ban

Tác dụng Y học cổ truyền

  • Cuống và cụm hoa: Thường được sử dụng để chữa lợi tiểu, trừ giun, hạ sốt…
  • Nước chiết từ cụm hoa: Dùng để chữa bệnh nhuận tràng, trị táo bón…
  • Rễ: Có công dụng trị bệnh sỏi túi mật, thông lợi tiểu tiện.
  • Dịch nhựa: Có tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm.

>>> Xem thêm:

Công dụng của thốt nốt
Công dụng của quả thốt nốt (Nguồn: Internet)

Một số bài thuốc từ thốt nốt

Thốt nốt không chỉ có giá trị dinh dưỡng mà còn dùng làm thuốc chữa bệnh. Sau đây là một vài bài thuốc hữu ích mà thốt nốt mang lại:

  • Hỗ trợ lợi tiểu

Chuẩn bị khoảng 50g rễ cây thốt nốt, cắt khúc, sắc uống 3 phần nước còn một phần. Uống trực tiếp khi nước thuốc còn ấm nóng, mỗi ngày uống một lần. Dùng liên tục trong một tuần.

  • Trị táo bón, nhuận tràng

Cắt cụm hoa của cây thốt nốt vào buổi sáng sớm rồi lấy phần nước chảy ra từ bộ phận này. Dùng nước chiết thu được uống trực tiếp giúp hỗ trợ hoạt động tiêu hóa.

Một số bài thuốc từ thốt nốt
Một số bài thuốc từ cây thốt nốt (Nguồn: Internet)

Một số món ăn, nước uống làm từ thốt nốt

  • Bánh bò thốt nốt

Đây là món ăn ngon nổi tiếng và ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ của nước ta, đặc biệt là ở An Giang. Bánh bò được làm từ những nguyên liệu vô cùng thân thuộc với người dân nơi đây như đường thốt nốt, nước dừa, bột gạo… Bánh bò có màu vàng ruộm, mùi thơm hấp dẫn, hương vị mềm xốp, ngọt béo.

  • Bánh lá thốt nốt

Để làm ra những chiếc bánh thốt nốt thơm ngon, người làm bánh phải trải qua nhiều công đoạn. Bánh được làm từ bột gạo, nước cốt dừa cùng nguyên liệu không thể thiếu đó là đường thốt nốt và trái thốt nốt…

  • Nước thốt nốt

Nước thốt nốt hoàn toàn từ thiên nhiên, được chắt ra từ cuống hoa của cây thốt nốt, có tác dụng giải nhiệt cho cơ thể. Khi uống có vị ngọt dịu của đường và mùi thơm đặc trưng vốn có. Đường từ nước thốt nốt giúp bổ sung năng lượng, cung cấp vitamin và khoáng chất cho cơ thể.

  • Chè thốt nốt

Chè thốt nốt được chế biến khá đơn giản với nguyên liệu bao gồm đường thốt nốt, trái thốt nốt tươi, nước cốt dừa và đậu xanh. Không chỉ là đặc sản nổi tiếng ở An Giang, chè thốt nốt cũng được bán ở rất nhiều địa phương khác, trở thành món chè phổ biến được nhiều người biết đến.

>>> Xem thêm: 

Một số món ăn, nước uống làm từ thốt nốt
Một số món ăn làm từ thốt nốt (Nguồn: Internet)

Bài viết trên đây là các thông tin chi tiết về công dụng của thốt nốt mà Hoàn Mỹ đã cung cấp. Để cập nhật thêm những thông tin bổ ích về y học, vui lòng truy cập ngay chuyên mục Tin tức y tế. Ngoài ra, để được tư vấn miễn phí tại hệ thống Bệnh viện Hoàn Mỹ trên toàn quốc, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số HOTLINE hoặc đặt lịch hẹn trực tiếp TẠI ĐÂY.

100g đường thốt nốt bao nhiêu calo?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, khoảng 383 calo có trong 100g đường thốt nốt, gấp 3 lần lượng calo trong một bát cơm trắng.

Cách chọn mua đường thốt nốt?

Chọn dạng đường có dạng viên hoặc bột để dễ dùng, dễ bảo quản, dễ điều chỉnh lượng dùng.
Đường thốt nốt organic tốt cho sức khỏe, an tâm khi sử dụng. Nên chọn đường thốt nốt có lượng thốt nốt khô cao.

*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.