Tin tức y tế

Tác dụng từ khoai lang – Thực phẩm chứa nhiều giá trị dinh dưỡng

06/07/2023

Thường được biết là một trong những loại thực phẩm phù hợp với mục tiêu giảm cân, khoai lang được nhiều chị em phụ nữ yêu thích. Không chỉ thơm ngon, dễ mua, dễ chế biến mà khoai lang còn chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Vậy nên ăn khoai vào lúc nào? Hãy cùng bệnh viện Hoàn Mỹ tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây. 

>> Xem thêm:

Giá trị dinh dưỡng từ khoai lang

Theo các nghiên cứu, 100g khoai lang chứa còn vỏ chứa 90 calo. Loại thực phẩm này chứa nhiều khoáng chất và chất dinh dưỡng như: 

  • 20g tinh bột (carb)
  • 2g đạm (protein)
  • 0,15g chất béo (fat)
  • 3,3g chất xơ
  • 38g canxi
  • 6,5g đường
  • 27mg magie
  • 0,7mg sắt
  • 0,5mg mangan
  • 54mg photpho
  • 475mg kali
  • 0,32mg kẽm
  • 36mg natri
  • 19,6mg vitamin C
  • 0,11mg vitamin B1
  • 029 mg vitamin B6
  • 0,71mg vitamin E
Khoai lang chứa nhiều dinh dưỡng nhưng có ít calo
Khoai lang chứa nhiều dinh dưỡng nhưng có ít calo (Nguồn: Internet)

Nên ăn khoai lang vào lúc nào?

Vào buổi sáng, thay vì những món ăn dễ gây nặng bụng như mì tô, xôi, phở, hủ tíu hay bánh mì, bạn có thể thay thế bằng khoai lang hấp. Năng lượng từ khoai vẫn đủ cung cấp cho cơ thể hoạt động trong cả buổi sáng, giúp bạn no lâu hơn nhưng không làm dư calo. Để bữa ăn cung cấp đầy đủ các nhóm chất cho cơ thể, bạn có thể thưởng thức khoai lang cùng rau xanh và trứng.

Ngoài ra, theo khuyến cáo của các chuyên gia, bạn cũng có thể ăn khoai vào buổi trưa vì đây là thời điểm tốt nhất trong ngày. Trong khoai lang, chất canxi cần khoảng 5 giờ đồng hồ mới hấp thụ hết vào các tế bào. Trong khi đó, ánh nắng mặt trời buổi chiều từ 2 – 5 giờ sẽ tác động mạnh mẽ nhất, giúp quá trình này diễn ra nhanh và hiệu quả hơn.

Thời gian tốt nhất để ăn khoai lang là buổi trưa
Thời gian tốt nhất để ăn khoai lang là buổi trưa (Nguồn: Internet)

Tác dụng của khoai lang

Cùng tìm hiểu một số tác dụng do khoai lang mang lại:

Cung cấp Vitamin A 

Khoai lang chứa một lượng lớn Beta Carotene. Sau khi đi vào cơ thể, mỗi phân tử Beta Carotene sẽ được gan chuyển hóa thành hai phân tử vitamin A. Do đó, khoai lang là nguồn cung cấp vitamin A cực kỳ tốt, giúp cơ thể chống chọi lại các bệnh nhiễm trùng.

>> Xem thêm: Đu đủ mang tới công dụng và lợi ích sức khỏe như thế nào?

Cơ thể được bổ sung vitamin A từ khoai lang
Cơ thể được bổ sung vitamin A từ khoai lang (Nguồn: Internet)

Giảm căng thẳng, bớt mệt mỏi 

100g khoai lang chứa 27mg Magie. Đây là loại khoáng chất cần thiết để cơ thể có thể hoạt động tốt. Đối với người bị thiếu Magie, họ sẽ thường xuyên cảm thấy căng thẳng, lo lắng, thậm chí là rơi vào trầm cảm. Việc bổ sung khoai lang vào chế độ ăn sẽ giúp kiểm soát hành vi liên quan đến cảm xúc tiêu cực, hỗ trợ điều trị các bệnh trầm cảm.

Hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường 

So với những loại tinh bột khác như cơm, phở, bún hay bánh mì thì khoai lang có chỉ số đường huyết tương đối thấp. Do đó, khi được nạp vào cơ thể, quá trình giải phóng đường ở trong máu sẽ chậm và ổn định hơn. Vì vậy, nó sẽ tốt cho bệnh nhân bị tiểu đường, giúp điều chỉnh lượng đường trong máu. Bên cạnh đó, nhờ hàm lượng chất xơ và Magie cao nên khoai cũng là một trong những cách phòng ngừa bệnh đái tháo đường hiệu quả.

>> Xem thêm:

Ăn khoai lang đúng cách giúp trị bệnh đái tháo đường
Ăn khoai lang đúng cách giúp trị bệnh đái tháo đường (Nguồn: Internet)

Duy trì cân nặng

Đây là lợi ích thường được nhiều chị em phái nữ quan tâm nhất. Khoai lang chứa 3,3g chất xơ. Khi đi vào cơ thể, chúng tạo cảm giác no lâu, làm hạn chế cơn đói ảo so với việc ăn những thực phẩm chiên xào dầu mỡ. Và khi thấy no, có đủ năng lượng để hoạt động trong suốt thời gian dài, bạn sẽ có xu hướng ăn ít hơn nên từ đó cân nặng được duy trì ở mức ổn định.

Công dụng nổi tiếng của khoai lang là hỗ trợ giảm cân
Công dụng nổi tiếng của khoai lang là hỗ trợ giảm cân (Nguồn: Internet)

Kháng viêm hiệu quả

Công dụng của loại củ này không chỉ nằm ở việc hỗ trợ giảm cân hay trị bệnh đái tháo đường mà nó còn có khả năng kháng viêm hiệu quả. Bởi lẽ, loại thực phẩm này có nồng độ Choline tương đối cao. Đây là chất giúp cơ thể giảm phản ứng viêm, ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm khi bị thương.

Ngoài ra, khả năng chống viêm của khoai lang còn nhờ vào hàm lượng Anthocyanin. Hoạt chất dồi dào này cực kỳ quan trọng, giúp những vết viêm trong tế bào Ung thư ruột kết đỡ tình trạng sưng viêm hơn. Hơn nữa, chất này còn ngăn ngừa quá trình tăng sinh một số tế bào ung thư.

Chất Anthocyanin có khả năng kháng viêm tốt
Chất Anthocyanin có khả năng kháng viêm tốt (Nguồn: Internet)

Tăng cường trí nhớ và thị lực 

Bổ sung loại củ này vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày sẽ giúp cải thiện trí nhớ tốt hơn. Nhiều  nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chất Anthocyanin còn có công dụng khác là chống lại sự oxy hoá. Hoạt chất này làm chậm lại và ngăn ngừa các gốc tự do để bảo vệ não. Nhờ đó mà khả năng tập trung tốt hơn, tình trạng sa sút trí nhớ cũng được cải thiện đáng kể.

Bởi vì khoai lang chứa nhiều vitamin A nên nó còn tham gia vào việc hỗ trợ sức khỏe thị lực. Đôi mắt luôn sáng rõ, quá trình hình thành bệnh lý về mắt sẽ được ngăn ngừa. Bên cạnh đó, vitamin A còn đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành sắc tố khác nhau hấp thụ ánh sáng của mắt. Đồng thời, chúng cũng giúp duy trì cấu trúc thích hợp cho võng mạc. Khi ăn khoai lang, bạn sẽ hạn chế nguy cơ mù loà, viêm kết mạc, loét hay khô giác mạc.

Trí nhớ được cải thiện rõ rệt
Trí nhớ được cải thiện rõ rệt (Nguồn: Internet)

Phòng chống bệnh ung thư

Thành phần có trong khoai lang chứa chất chống oxy hoá, giúp ức chế sự hình thành tế bào Ung thư như ung thư bàng quang, vú, dạ dày, ruột kết. Chúng đóng vai trò như tấm khiên bảo vệ, ngăn chặn tế bào ung thư lây lan và phát triển đến bất kỳ nơi nào khác ở bộ phận tuyến tiền liệt.

Ăn khoai lang là một trong những cách phòng bệnh ung thư
Ăn khoai lang là một trong những cách phòng bệnh Ung thư (Nguồn: Internet)

Giảm nguy cơ mắc bệnh về tim mạch 

Hậu quả của quá trình oxy hóa trong cơ thể là hình thành các biến chứng nguy hiểm như tắc nghẽn và xơ vữa động mạch. Đây là nguy cơ dẫn tới bệnh tim. Trong khi đó, chiết xuất khoai lang có chứa nhiều Polyphenol. Chúng sẽ ngăn chặn và làm chậm quá trình oxy hoá, giảm thiểu tối đa nguy cơ hình thành bệnh tim mạch.

Nguy cơ mắc bệnh tim được giảm xuống khi ăn khoai lang
Nguy cơ mắc bệnh tim được giảm xuống khi ăn khoai lang (Nguồn: Internet)

Hỗ trợ tiêu hóa tốt 

Một trong những lợi ích nổi bật khác của khoai lang chính là ngừa tình trạng táo bón. Nhờ thành phần có nhiều chất xơ hoà tan và không hòa tan nên những vấn đề liên quan đến hệ tiêu hoá và đường ruột được cải thiện rõ rệt. Chúng hấp thụ nước tốt hơn, từ đó khiến chất thải trở nên mềm đi.

Bên cạnh đó, vi khuẩn ruột kết sẽ lên men chất xơ. Chúng tạo thành hợp chất có tên gọi là axit béo chuỗi ngắn. Đây là nguồn năng lượng quan trọng, cực kỳ cần thiết đối với tế bào niêm mạc ruột để giúp ruột luôn ở trong trạng thái hoạt động trơn tru, khỏe mạnh.

Quá trình tiêu hoá diễn ra trơn tru, ổn định
Quá trình tiêu hoá diễn ra trơn tru, ổn định (Nguồn: Internet)

Chứa thuộc tính kháng khuẩn 

Khoai lang chứa các chất có đặc tính kháng khuẩn, có khả năng ngăn ngừa và chống lại những loại vi khuẩn gây bệnh như viêm phổi hay thương hàn. Bên cạnh đó, hàm lượng chất xơ cao cũng sẽ giảm thiểu sự phát triển của vi khuẩn thường có trong thực phẩm ta nạp vào hàng ngày. 

Khoai lang chứa thuộc tính kháng khuẩn
Khoai lang chứa thuộc tính kháng khuẩn (Nguồn: Internet)

Điều hòa huyết áp 

Chất Kali và Magie trong khoai lang sẽ kiểm soát chỉ số huyết áp hiệu quả, từ đó ngăn chặn nguy cơ đột quỵ hay các bệnh về động mạch vành.

>> Xem thêm: Nhịp tim bình thường là bao nhiêu? Chỉ số đo huyết áp và nhịp tim

Khoai lang giúp chỉ số huyết áp được duy trì
Khoai lang giúp chỉ số huyết áp được duy trì (Nguồn: Internet)

Ai không nên ăn khoai lang quá nhiều?

Mặc dù khoai lang rất tốt cho sức khoẻ nhưng không phải ai cũng phù hợp với loại thực phẩm này. Dưới đây là một số đối tượng được khuyến nghị không nên ăn quá nhiều:

  • Người bị bệnh thận: Khi bị thận, khả năng tự đào thải Kali dư thừa ra khỏi cơ thể rất kém. Trong khi đó, khoai lang lại chứa lượng Kali tương đối cao. Ăn khoai nhiều sẽ gây ra tình trạng yếu và rối loạn nhịp tim.
  • Người đang đói, có bệnh lý về dạ dày hoặc có hệ tiêu hoá kém: 100g chứa đến 6,5g đường. Nếu ăn nhiều vào lúc bụng rỗng, tiết vị sẽ tiết ra nhiều hơn làm ruột nóng, ợ chua, ợ hơi, đầy bụng khó chịu. Để hạn chế tình trạng này, bạn nên đảm bảo khoai phải được luộc, hấp hoặc nướng chín trước khi ăn. Tốt nhất vẫn là không ăn khoai lang khi đói bụng.

Một số câu hỏi thường gặp:

Ăn khoai lang nhiều có tốt không?

Loại củ này tuy tốt nhưng việc ăn thường xuyên và thay thế những thực phẩm khác không phải là điều nên làm. Việc này nếu diễn ra trong thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng cơ thể thiếu Protein nói riêng và thiếu chất dinh dưỡng nói chung. Ăn nhiều khoai lang sẽ dẫn đến các tình trạng như:
Sỏi thận
Dạ dày khó chịu
Gây ra vấn đề về tim mạch
Mắc bệnh tiểu đường
Sỏi thận 

Ăn khoai lang giảm cân được không?

Khoai lang là một trong những loại thực phẩm không thể thiếu trong chế độ ăn kiêng vì nó giúp giảm cân hiệu quả. Loại củ chứa chất xơ và hàm lượng lượng nước cao nên tạo cảm giác no lâu, từ đó giúp hạn chế cảm giác đói thường khiến ta ăn vặt. Hơn nữa, chất xơ còn giúp cơ thể hạn chế khả năng hấp thụ chất béo, hỗ trợ quá trình tiêu hoá. Mặc dù chứa nhiều chất dinh dưỡng và khoáng chất nhưng lại không có quá nhiều calo.

Trên đây là giá trị dinh dưỡng và 11 công dụng nổi bật nhất của khoai lang đối với sức khỏe. Việc bổ sung loại thực phẩm này vào chế độ ăn hàng ngày một cách khoa học và đúng đối tượng sẽ mang đến nhiều cải thiện tốt. Để cập nhật thêm nhiều kiến thức y khoa bổ ích khác hoặc nghe bác sĩ tư vấn về tình trạng sức khỏe, bạn có thể truy cập Tin tức y tế. Nếu có nhu cầu thăm khám sức khỏe, bạn hãy truy cập TẠI ĐÂY hoặc liên hệ HOTLINE để nhận được sự hỗ trợ từ các bác sĩ thuộc hệ thống các Bệnh viện Hoàn Mỹ trên toàn quốc.

*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.