Filter Từ điển y khoa

Phù nề

  • Tổng quan

    Filter

    Phù nề là tình trạng sưng tấy do có quá nhiều chất lỏng tích tụ trong các mô của cơ thể. Triệu chứng này có thể ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận nào của cơ thể nhưng thường xuất hiện nhiều nhất ở chân và bàn chân.

    Sử dụng thuốc hoặc đang trong quá trình mang thai cũng có thể gây phù nề. Ngoài ra, phù nề còn xuất hiện ở những bệnh lý như suy tim sung huyết, thận, giãn tĩnh mạch hoặc xơ gan.

    Mặc trang phục thoải mái, có độ co giãn tốt và giảm lượng muối trong chế độ ăn sẽ giúp giảm phù nề. Hơn nữa, triệu chứng này cũng phản ánh tình trạng cơ thể đang không khỏe và cần có phương pháp điều trị kịp thời.

  • Triệu chứng

    Filter

    Phù ở chân và mắt cá chân

    Các triệu chứng phù nề bao gồm:

    • Sưng hoặc có bọng ngay dưới da, đặc biệt là ở chân hoặc cánh tay.
    • Da căng hoặc bóng.
    • Vùng da có xoáy lúm đồng tiền hay còn gọi là rỗ sau khi bị ấn vào trong vài giây.
    • Bụng to hơn bình thường.
    • Cảm giác nặng chân.

    Phù nề là tình trạng sưng tấy do có quá nhiều chất lỏng tích tụ trong các mô của cơ th

    Phù nề gây ra cảm giác nặng chân. (Nguồn: Internet)

  • Khi nào cần đến bệnh viện

    Filter

    Bạn cần gặp bác sĩ tại các cơ sở y tế nếu thấy những triệu chứng vừa đề cập trên. Đặc biệt, tiến hành khẩn cấp thăm khám khi có những dấu hiệu sau:

    Đây có thể là dấu hiệu của sự tích tụ chất lỏng trong phổi, còn được gọi là phù phổi. Nó có thể đe dọa tính mạng và cần được điều trị nhanh chóng.

    Phù nề cũng có thể xuất hiện nếu như cơ thể không vận động (ngồi 1 chỗ) quá lâu như đi xe, máy bay đường dài. Sau khi bạn đã vận động nhưng hiện tượng đau chân và sưng tấy không hết thì cần gặp ngay bác sĩ để được chẩn đoán, điều trị kịp thời. Đặc biệt hơn, nếu cơn đau và sưng tấy chỉ ở một bên chân, đây có thể là triệu chứng của cục máu đông trong tĩnh mạch (huyết khối tĩnh mạch sâu/DVT) rất nguy hiểm.

    Đặt Lịch Hẹn
  • Nguyên nhân

    Filter

    Nguyên nhân

    Phù nề xảy ra khi các mạch máu nhỏ (mao mạch) trong cơ thể bị rò rỉ chất lỏng và tích tụ trong các mô gần đó. Sự rò rỉ và tích tụ này gây ra hiện tượng sưng tấy.

    Nguyên nhân gây phù nhẹ bao gồm:

    • Ngồi hoặc nằm ở một tư thế quá lâu.
    • Ăn quá nhiều đồ ăn mặn.
    • Đang ở thời kỳ tiền kinh nguyệt.
    • Phụ nữ có thai.

    Phù nề có thể là tác dụng phụ của một số loại thuốc. Bao gồm các:

    • Thuốc cao huyết áp.
    • Thuốc chống viêm không steroid.
    • Thuốc steroid.
    • Estrogen.
    • Một số loại thuốc trị tiểu đường như thiazolidinediones.
    • Thuốc dùng chữa đau dây thần kinh.

    Đôi khi phù nề là dấu hiệu của một bệnh lý nghiêm trọng.

    • Suy tim sung huyết. Suy tim sung huyết khiến một hoặc cả hai buồng dưới của tim ngừng bơm máu tốt. Điều này dẫn đến máu ứ lại ở chân, mắt cá chân và bàn chân. Bên cạnh đó, bệnh lý này cũng có thể gây sưng tấy vùng dạ dày hoặc tích tụ chất lỏng ở phổi gây ra phù phổi, khó thở.
    • Tổn thương gan. Tổn thương gan do xơ gan khiến chất lỏng tích tụ ở vùng dạ dày và ở chân, gọi là cổ chướng.
    • Bệnh thận. Bệnh thận có thể khiến chất lỏng và muối trong máu tích tụ. Phù nề liên quan đến bệnh thận thường xảy ra ở chân và quanh mắt.
    • Tổn thương thận. Tổn thương các mạch máu lọc nhỏ trong thận dẫn đến hội chứng thận hư. Trong hội chứng thận hư, lượng protein trong máu giảm có thể dẫn đến phù nề.
    • Sự tổn thương tĩnh mạch ở chân. Tình trạng này được gọi là suy tĩnh mạch mạn tính, gây tổn hại đến van một chiều ở chân. Van một chiều giúp máu chảy theo một hướng. Tổn thương các vân khiến máu ứ đọng trong tĩnh mạch ở chân và gây sưng tấy.
    • Huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT). Sưng đột ngột ở một chân kèm theo đau ở cơ bắp chân có thể là do cục máu đông ở một trong các tĩnh mạch ở chân.
    • Hệ thống loại bỏ chất lỏng dư thừa trong các mô có vấn đề. Nếu hệ thống bạch huyết của cơ thể bị tổn thương, chẳng hạn như do phẫu thuật ung thư, hệ thống bạch huyết có thể không thoát dịch lỏng tốt.
    • Thiếu protein trầm trọng và kéo dài. Việc thiếu chất đạm trong chế độ ăn theo thời gian có thể dẫn đến phù nề.
  • Nguy cơ

    Filter

    Những điều sau đây làm tăng nguy cơ phù nề:

    • Phụ nữ có thai.
    • Dùng một số loại thuốc.
    • Mắc bệnh kéo dài như suy tim sung huyết hoặc bệnh gan hoặc thận.
    • Có phẫu thuật liên quan đến hạch bạch huyết.
  • Phòng chống

    Filter

    Nếu không được điều trị, phù nề có thể gây ra:

    • Vết sưng tấy ngày càng đau hơn.
    • Vấn đề đi bộ.
    • Độ cứng.
    • Da căng, có thể ngứa.
    • Tăng nguy cơ nhiễm trùng ở vùng bị sưng.
    • Sẹo giữa các lớp mô.
    • Lưu lượng máu ít hơn.
    • Khả năng giãn nở của động mạch, tĩnh mạch, khớp và cơ kém hơn.
    • Tăng nguy cơ loét da.

    Phù nề gây ảnh hưởng đến các bộ phận của cơ thể đặc biệt là chân và bàn chân.

    Phù nề xảy ra ở phụ nữ đang mang thai. (Nguồn: Internet)

  • *Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.

Thông tin khác

Một số biện pháp có thể giúp giảm phù nề và ngăn ngừa tái phát. Bạn nên tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ để có biển pháp chữa trị và phòng ngừa hiệu quả.

  • Nếu bị phù nề ở một chân, việc mặc quần áo có bó nén tốt như tất, tay áo hoặc găng tay sẽ có lợi. Những vật dụng này gây áp lực lên các khu vực bị ảnh hưởng, ngăn chặn sự tích tụ chất lỏng. Thông thường, chúng được đeo sau khi vết sưng tấy đã giảm bớt để ngăn ngừa tích tụ thêm chất lỏng.
  • Vận động các cơ ở vùng sưng tấy, đặc biệt là ở chân, có thể hỗ trợ chuyển hướng chất lỏng về tim. Bạn có thể thảo luận các bài tập có thể làm giảm sưng tấy với chuyên gia chăm sóc sức khỏe.
  • Nâng phần cơ thể bị sưng lên cao hơn tim nhiều lần mỗi ngày hoặc vùng bị ảnh hưởng khi ngủ.
  • Nhẹ nhàng xoa bóp vùng bị sưng về phía tim, sử dụng các động tác chắc chắn nhưng không gây đau đớn để hỗ trợ chuyển động của chất lỏng.
  • Đảm bảo vùng bị sưng sạch sẽ và không tác động gây tổn thương thêm. Ngoài ra, thoa kem dưỡng ẩm giúp ngăn ngừa da khô, nứt nẻ, dễ bị trầy xước và nhiễm trùng. Nếu bàn chân là vị trí sưng tấy chính, hãy luôn mang giày dép.
  • Hạn chế muối trong chế độ ăn uống. Quá nhiều muối có thể làm trầm trọng thêm tình trạng ứ nước và phù nề.

Để biết thêm nhiều thông tin hơn hoặc tìm hiểu về các bệnh và dịch vụ khác, bạn hãy tham khảo Tin tức y tế. Liên hệ ngay qua số HOTLINE hoặc đặt lịch các CHUYÊN KHOA của chúng tôi để được tư vấn bởi các y bác sĩ của hệ thống bệnh viện Hoàn Mỹ nếu bạn có nhu cầu khám và chữa bệnh.

Cập nhật mới nhất: 17/10/2023