Tin tức y tế

Những nguy hiểm khi thiếu hụt vitamin D và cách bổ sung hiệu quả

12/10/2023

Vitamin D là một chất dinh dưỡng quan trọng cho sức khỏe con người. Sẽ có nhiều nguy hiểm khi cơ thể thiếu hụt vitamin D. Cùng Hoàn Mỹ tìm hiểu thông tin về vitamin D, lợi ích của loại vitamin này và cách bổ sung hiệu quả.

>>> Xem thêm:

  • Vai trò của vitamin A? Cách dùng và liều dùng
  • Vitamin B1: Vai trò, công dụng và những lưu ý khi sử dụng
  • Vitamin B12 có công dụng gì? Một số lưu ý cần biết khi sử dụng

Vitamin D là gì? Phân loại các loại vitamin D

Vitamin D, còn gọi là calciferol, là một vitamin tan trong dầu, có vai trò quan trọng trong việc hấp thu và duy trì nồng độ canxi, phosphat trong máu, giúp xương và răng chắc khỏe. Cơ thể con người có thể tự sản xuất vitamin D khi tiếp xúc với tia UV từ ánh nắng mặt trời. Đây là một quá trình phức tạp, bắt đầu từ da, sau đó qua gan và kết thúc ở thận.

Do đó, nếu bạn sống ở những nơi ít nắng hoặc có lối sống ít tiếp xúc với ánh nắng, cơ thể có thể không sản xuất đủ vitamin D. Ngoài ra, kem chống nắng cũng có ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp vitamin D của da.

Vitamin D bao gồm 5 dạng khác nhau, từ vitamin D1 đến vitamin D5. Trong đó, vitamin D2 và vitamin D3 là 2 dạng chính, có tác dụng lớn đối với sức khỏe của con người. Cụ thể từng loại như sau:

  • Vitamin D1 (hợp chất giữa ergocalciferol và lumisterol): Đây là loại vitamin hiếm gặp và được hình thành do phản ứng hóa học giữa ergocalciferol (vitamin D2) và lumistrol.
  • Vitamin D2 (ergocalciferol): Chủ yếu tồn tại trong thực vật và có nhiều trong cỏ linh lăng hoặc một số loại nấm như nấm hương, nấm mỡ… Vitamin D2 chỉ hoạt động khi được chuyển hóa trong gan hoặc thận.
  • Vitamin D3 (cholecalciferol): Đây là loại vitamin được tổng hợp trong da khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
  • Vitamin D4 (22-dihydroergocalciferol): Là vitamin được tạo ra do phản ứng hóa học của các vitamin D2 với nhau, đây là loại vitamin rất ít gặp.
  • Vitamin D5 (sito calciferol): Đây cũng là một loại vitamin rất hiếm gặp và cũng được tạo thành nhờ ánh sáng mặt trời. Nó có cấu trúc hóa học tương tự như vitamin D3, nhưng được tổng hợp từ một tiền chất khác.
Vitamin D là một chất dinh dưỡng quan trong với sức khỏe con người
Vitamin D là một chất dinh dưỡng quan trọng đối với sức khỏe con người (Nguồn: Internet)

Lợi ích của vitamin D đối với sức khỏe

Vitamin D có nhiều lợi ích cho sức khỏe của con người ở mọi lứa tuổi. Cụ thể:

  • Đối với người lớn: vitamin D giúp phòng ngừa các bệnh liên quan đến xương khớp, như loãng xương, viêm khớp. Vitamin D cũng có tác dụng giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và ung thư, đặc biệt là Ung thư đại tràng. Dùng vitamin D thường xuyên với liều lượng vừa đủ còn giúp cải thiện trí nhớ, đặc biệt là đối với phụ nữ.
  • Đối với người cao tuổi: vitamin D rất quan trọng trong việc duy trì xương khớp và thể chất của người cao tuổi. Ngoài ra, vitamin D còn giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch và hạn chế nguy cơ mắc các bệnh lão hóa. Khi thiếu vitamin D, người già dễ bị suy nhược cơ thể, khó vận động và đi lại.
  • Đối với trẻ em: vitamin D là chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ từ khi mới sinh ra, giúp bảo vệ và phát triển hệ xương khớp của trẻ. Vitamin D sẽ thúc đẩy và hỗ trợ quá trình hấp thu canxi và phosphat ở đường ruột, tăng khả năng miễn dịch, phòng chống các virus gây bệnh và hạn chế mắc các bệnh về đường hô hấp.
  • Đối với mẹ bầu: vitamin D là chất dinh dưỡng rất quan trọng cho các mẹ đang mang thai và cho con bú, có lợi cho sự phát triển toàn diện của thai nhi, hạn chế mắc một số bệnh do mang thai như tiểu đường, tiền sản giật.

>>> Xem thêm:

Lợi ích của vitamin D
Vitamin D mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người (Nguồn: Internet)

Tác hại khi thiếu hụt vitamin D

Cơ thể thiếu hụt vitamin D có thể dẫn đến một số vấn đề sức khỏe, bao gồm:

  • Còi xương ở trẻ em: Còi xương là tình trạng xương yếu và dễ gãy ở trẻ em. Thiếu vitamin D có thể khiến xương không thể hấp thụ đủ canxi và phosphat, dẫn đến còi xương.
  • Nhuyễn xương ở người lớn: Nhuyễn xương là tình trạng xương yếu và mềm ở người lớn. Thiếu vitamin D có thể khiến xương trở nên yếu và dễ gãy, dẫn đến loãng xương.
  • Loãng xương: Loãng xương là tình trạng xương trở nên mỏng và dễ gãy ở người lớn tuổi. Thiếu vitamin D có thể là một yếu tố nguy cơ gây loãng xương.
  • Rối loạn tâm thần: Thiếu vitamin D có thể liên quan đến một số rối loạn tâm thần, chẳng hạn như Trầm cảmrối loạn lưỡng cực.
  • Bệnh tim mạch: Thiếu vitamin D có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, chẳng hạn như xơ vữa động mạch.
  • Bệnh tiểu đường: Thiếu hụt vitamin D có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 1 và type 2.
  • Nguy cơ mắc ung thư: Các nghiên cứu chỉ ra rằng có thể thiếu vitamin D có thể làm tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư, chẳng hạn như Ung thư vú, ung thư đại trực tràng và ung thư tuyến tiền liệt.

>>> Xem thêm:

Thiếu hụt vitamin D có thể ảnh hưởng đến sức khỏe con người
Tác hại khi thiếu hụt vitamin D (Nguồn: Internet)

Những triệu chứng cơ thể bị thiếu hụt vitamin D

Một trong những nguyên nhân khiến cơ thể thiếu hụt vitamin D là do không tiếp xúc đủ với ánh nắng mặt trời, ăn uống không hợp lý, hoặc do một số bệnh lý khác. Khi thiếu vitamin D, cơ thể sẽ gặp nhiều triệu chứng sau.

  • Dễ bị gãy xương: Người bị thiếu vitamin D sẽ khiến xương bị mỏng và yếu dần. Lâu ngày sẽ dễ bị gãy xương ngay cả khi chỉ chấn thương nhẹ. 
  • Khả năng miễn dịch kém: Vitamin D giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn để cơ thể có thể chống lại vi rút và vi khuẩn gây bệnh. Nếu bạn hay bị ốm, đặc biệt là bị cảm lạnh hoặc cảm cúm, thì đây có thể là một nguyên nhân.
  • Mệt mỏi và chán nản: Mệt mỏi có thể do nhiều yếu tố gây ra và thiếu vitamin D có thể là một trong số đó. Các nghiên cứu chỉ ra rằng nồng độ vitamin D trong máu quá thấp có thể gây ra tình trạng mệt mỏi, chán nản, thiếu sức sống.
  • Đau nhức cơ và xương: Vitamin D giúp duy trì sức khỏe của xương, hỗ trợ quá trình hấp thu canxi. Đau mỏi cơ, đau nhức xương và đau lưng có thể là dấu hiệu của cơ thể thiếu hụt vitamin D.

Các đối tượng có nguy cơ thiếu vitamin D

Tình trạng thiếu vitamin D có thể xảy ra ở nhiều nhóm người khác nhau. Một số đối tượng thường có nguy cơ thiếu vitamin D gồm:

  • Trẻ sơ sinh: Vitamin D có thể không được cung cấp đầy đủ qua sữa mẹ, đặc biệt khi mẹ bé cũng thiếu vitamin D. Vì vậy, mẹ cần bổ sung vitamin D để trẻ có thể nhận được vitamin D qua sữa mẹ.
  • Người cao tuổi: Những người trên 50 tuổi có nguy cơ thiếu vitamin D cao hơn do da dần lão hóa. Khi da già đi, khả năng hấp thụ ánh nắng mặt trời và sản sinh vitamin D kém hơn. Những người cao tuổi cũng thường ở trong nhà nhiều hơn, điều này làm tăng nguy cơ thiếu vitamin D.
  • Người ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời: Những người thường xuyên làm việc trong văn phòng, ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có thể có nguy cơ thiếu hụt vitamin D nếu như không được bổ sung bằng cách khác. Ngoài ra, sử dụng kem chống nắng cũng góp phần làm giảm khả năng sản xuất vitamin D.
  • Người có da sẫm màu: Da sẫm màu có nghĩa là có nhiều melanin trong lớp biểu bì. Do đó, khả năng sản xuất vitamin D khi tiếp xúc ánh nắng mặt trời sẽ yếu đi.
  • Người béo phì: khi cơ thể càng béo phì, khả năng hấp thụ và giải phóng vitamin D càng yếu.

>>> Xem thêm:

  • Probiotic là gì? 11 Lợi ích của probiotic cho sức khỏe đường ruột
  • Vai trò của vitamin K là gì? Những thực phẩm giàu vitamin K
  • BHA là gì? Công dụng của BHA và lưu ý sử dụng

Bổ sung vitamin D như thế nào để đạt hiệu quả cao?

Liều lượng dùng vitamin D được khuyến nghị

Để tối ưu hóa hiệu quả vitamin D đối với sức khỏe, bạn cần sử dụng một lượng vừa đủ theo khuyến nghị của các chuyên gia sức khỏe. Dưới đây là liều lượng vitamin D chi tiết được khuyến nghị cho từng đối tượng:

TTTuổiNamNữPhụ nữ mang thaiPhụ nữ đang cho con bú
10-12 tháng400 IU (10 mcg)400 IU (10 mcg)
21-13 tuổi600 IU (15 mcg)600 IU (15 mcg)
314-18 tuổi600 IU (15 mcg)600 IU (15 mcg)600 IU (15 mcg)600 IU (15 mcg)
419-50 tuổi600 IU (15 mcg)600 IU (15 mcg)600 IU (15 mcg)600 IU (15 mcg)
551-70 tuổi600 IU (15 mcg)600 IU (15 mcg)
6Trên 70 tuổi800 IU (20 mcg)800 IU (20 mcg)

Bổ sung vitamin D từ những nguồn nào?

Có nhiều cách bổ sung vitamin D mà bạn có thể áp dụng như sau:

  • Phơi nắng: đây là một trong những cách cung cấp vitamin D nên áp dụng hằng ngày, đặc biệt đối với trẻ em và người cao tuổi. Khi da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sẽ giúp cơ thể tự sản xuất vitamin D. Đối với trẻ sơ sinh, chỉ nên cho trẻ phơi ánh nắng mặt trời khoảng 10 phút và chỉ nên phơi nắng trước 8 giờ sáng. Sau đó tăng dần lên nhưng không được quá 20 phút/ngày.
  • Bổ sung thực phẩm giàu vitamin D: bạn có thể bổ sung vitamin D thông qua gan bò và một số thực phẩm như ngũ cốc, sữa, lòng đỏ trứng, đậu nành,… Đặc biệt hàm lượng lớn vitamin D còn có trong một số thực phẩm như rau xanh và các loại cá.
  • Sữa và các sản phẩm từ sữa: sữa được biết đến là nguồn thực phẩm bổ sung vitamin D quen thuộc cho cả trẻ em và người lớn tuổi. Trong thành phần của sữa có đầy đủ vitamin D cần thiết cho cơ thể.
Vitamin d có trong thực phẩm nào
Vitamin D có nhiều trong các thực phẩm hàng ngày (Nguồn: Internet)

Một số lưu ý khi bổ sung vitamin D

Để cơ thể được cung cấp vitamin D được hiệu quả nhất, bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Nên kết hợp bổ sung các thực phẩm và hoạt động ngoài trời, phơi nắng. Lưu ý, chỉ nên phơi nắng trước 8 giờ sáng.
  • Không nên sử dụng các thực phẩm chức năng bổ sung vitamin D một cách tự ý, đặc biệt đối với trẻ em. Khi không có sự chỉ dẫn của bác sĩ, sử dụng thực phẩm chức năng có thể gây ngộ độc vitamin D cho trẻ.
  • Ngoài vitamin D, bạn cũng nên bổ sung các loại vitamin E, vitamin C, vitamin D3,… để cơ thể luôn khỏe mạnh và đủ chất. Vitamin D có thể gây ra một số tác dụng phụ nếu như sử dụng quá liều.
  • Nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi bổ sung vitamin D nếu bạn đang mắc các bệnh như tiểu đường, bệnh huyết áp, tim mạch,…

>>> Xem thêm:

  • Axit béo Omega 3-6-9 là gì? Công dụng và cách dùng
  • Huyết áp thấp là bao nhiêu? Có nguy hiểm không? Cách phòng ngừa
  • Formol là gì? Những điều cần biết khi bị ngộ độc formol

Tác dụng phụ của vitamin D

Vitamin D là một chất dinh dưỡng an toàn cho con người khi sử dụng với liều lượng phù hợp. Tuy nhiên, nếu dùng quá liều vitamin D có thể gây ra các tác dụng phụ. Một số triệu chứng có thể gặp phải như sau:

  • Buồn nôn.
  • Chán ăn và sụt cân.
  • Táo bón.
  • Suy nhược cơ thể.
  • Rối loạn nhịp tim.
  • Tổn hại đến thận.

Như vậy qua bài viết trên Hoàn Mỹ đã cung cấp cho bạn thông tin về vitamin D. Đây là một chất dinh dưỡng quan trọng cho sức khỏe con người trong việc chuyển hóa canxi, miễn dịch và nhiều chức năng khác của cơ thể. Bạn có thể tham khảo thêm kiến thức về sức khỏe khác tại Tin tức y tế. Bạn hãy liên hệ ngay với số HOTLINE hoặc đặt hẹn lịch trực tiếp TẠI ĐÂY nếu có nhu cầu thăm khám và điều trị để được tư vấn miễn phí bởi hệ thống của bệnh viện Hoàn Mỹ trên toàn quốc.

Phụ nữ mang thai có nên dùng vitamin D không?

Phụ nữ mang thai nên bổ sung vitamin D, đặc biệt là trong 3 tháng cuối thai kỳ. Vitamin D cần thiết cho sự phát triển và chức năng của xương, cơ bắp, hệ thống miễn dịch và các cơ quan khác của thai nhi.

Trẻ sơ sinh có cần bổ sung vitamin D hay không?

Vitamin D là chất quan trọng cho xương và cơ thể của trẻ khỏe mạnh. Thiếu vitamin D có thể gây ra còi xương ở trẻ em trong hai năm đầu đời và ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ khi lớn lên. Do đó, trẻ sơ sinh cần được bổ sung đầy đủ vitamin D với liều lượng phù hợp theo từng tháng tuổi.

*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.