Filter Từ điển y khoa

Trầm cảm

  • Tổng quan

    Filter

    Trầm cảm là một chứng rối loạn tâm thần gây ra cảm giác buồn bã và mất hứng thú. Đây là căn bệnh gây khó khăn trong cuộc sống hằng ngày. Tình trạng này khiến cho người bệnh cảm thấy bế tắc và mất niềm tin vào cuộc sống.

    Không chỉ đơn thuần là nỗi buồn chán, trầm cảm là trạng thái mà bạn khó có thể “vượt qua” một cách thông thường. Vì vậy, bệnh lý này cần được điều trị trong thời gian dài bằng thuốc, trị liệu tâm lý hoặc cả hai nhằm giúp cho người bệnh kiểm soát triệu chứng và cải thiện tâm trạng tốt hơn.

    Cần can thiệp y tế nếu xuất hiện các triệu chứng trầm cảm đáng lo ngại.

    Người bị trầm cảm thường mất tập trung gây giảm hiệu quả công việc. (Nguồn: Internet)

  • Triệu chứng

    Filter

    Trầm cảm có triệu chứng theo từng giai đoạn, bao gồm:

    • Cảm giác buồn bã, trống rỗng hoặc vô vọng.
    • Khó chịu, thất vọng hoặc tức giận ngay cả đối với những vấn đề nhỏ.
    • Mất hứng thú với các hoạt động hay  sở thích.
    • Mất ngủ hoặc khó ngủ.
    • Mệt mỏi và thiếu năng lượng, gây ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày.
    • Thay đổi khẩu vị hoặc cân nặng.
    • Bồn chồn và lo lắng.
    • Khó tập trung hay ghi nhớ từng chi tiết nhỏ.
    • Suy nghĩ thường xuyên về cái chết hoặc tự tử.

    Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng trên làm giảm chất lượng trong công việc, học tập và các mối quan hệ trong xã hội. Do đó, các giai đoạn của trầm cảm nên được giám sát y tế để giảm thiểu các triệu chứng và khôi phục chức năng.

    Triệu chứng trầm cảm ở trẻ em và thanh thiếu niên

    Các dấu hiệu trầm cảm ở trẻ em và thanh thiếu niên tương tự như ở người lớn nhưng có thể biểu hiện khác nhau tùy thuộc vào giai đoạn phát triển.

    • Ở trẻ nhỏ thường có các biểu hiện như buồn bã, khó chịu, bám víu, lo lắng, phàn nàn về cơ thể như đau đầu hoặc đau bụng, không chịu đi học hoặc thiếu cân.
    • Ở thanh thiếu niên, trầm cảm được biểu hiện bằng sự buồn bã, cáu kỉnh, giảm hiệu suất học tập, sử dụng chất gây nghiện, thay đổi khẩu vị, hành vi tự làm hại bản thân, nhạy cảm và né tránh tương tác xã hội. 

    Triệu chứng trầm cảm ở những người trưởng thành

    Dưới đây là các triệu chứng trầm cảm thường xuất hiện ở người trưởng thành:

    • Trí nhớ suy giảm, suy nghĩ hoặc tính cách thay đổi không phải do bệnh lý gây ra.
    • Phàn nàn về thể chất như đau nhức mà không rõ nguyên nhân.
    • Mệt mỏi, chán ăn, rối loạn giấc ngủ hoặc mất hứng thú với các hoạt động thường ngày.
    • Không tham gia các hoạt động tập thể và các tương tác xã hội.
    • Suy nghĩ nhiều lần về cái chết hoặc tự tử, đặc biệt ở nam giới lớn tuổi.

    Tuy phần lớn các trường hợp dựa vào các triệu chứng trên để nhận biết nhưng chúng ta vẫn cần có đánh giá y tế để chẩn đoán trầm cảm và xác định chính xác phương pháp điều trị thích hợp. Nếu không được điều trị kịp thời, trầm cảm ở người trưởng thành có thể tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống và làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe khác. 

  • Khi nào cần đến bệnh viện

    Filter

    Nếu các triệu chứng trầm cảm không thuyên giảm, bạn cần gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác tình trạng và trao đổi về các lựa chọn điều trị thích hợp.

    Nếu bạn không thể tự tìm kiếm sự giúp đỡ, bạn nên cân nhắc việc thảo luận về các triệu chứng với một cá nhân đáng tin cậy, chẳng hạn như bạn thân hoặc thành viên gia đình. Đặc biệt, không nên  trì hoãn việc điều trị bởi vì can thiệp từ sớm sẽ  giúp bạn cảm thấy tốt hơn.

    Đặt Lịch Hẹn
  • Nguyên nhân

    Filter

    Bị trầm cảm có liên quan đến nhiều yếu tố về sinh học, di truyền và môi trường tác động.

    • Khác biệt sinh học: Những thay đổi về cấu trúc và chức năng ở các vùng não. 
    • Mất cân bằng chất dẫn truyền thần kinh: Thay đổi hoạt động dẫn truyền thần kinh và hệ thần kinh liên quan đến việc duy trì sự ổn định tâm trạng.
    • Ảnh hưởng nội tiết tố: Sự dao động của các hormone như cortisol và estrogen có thể gây ra hoặc làm trầm trọng các triệu chứng trầm cảm khi mang thai, mãn kinh hoặc các tình trạng bệnh lý liên quan tuyến giáp.
    • Yếu tố di truyền: Trầm cảm có xu hướng di truyền trong gia đình. 
    • Các yếu tố gây căng thẳng do tác động từ môi trường bên ngoài: Các biến cố trong cuộc sống và căng thẳng mãn tính cũng có thể ảnh hưởng đến nguy cơ hoặc sự tiến triển trầm cảm.
  • Nguy cơ

    Filter

    Các yếu tố làm tăng nguy cơ bị trầm cảm bao gồm:

    • Tiền sử gia đình bị rối loạn tâm trạng, vấn đề lạm dụng chất gây nghiện hoặc tự tử.
    • Đặc điểm tính cách như lòng tự trọng thấp, sự phụ thuộc, sự tự phê bình hoặc bi quan.
    • Tiếp xúc với các sự kiện đau thương, căng thẳng trong cuộc sống (bị lợi dụng, mất người thân, các vấn đề về mối quan hệ/tài chính).
    • Mắc các chứng như rối loạn lo âu hoặc rối loạn ăn uống.
    • Sử dụng chất kích thích.
    • Các bệnh nội khoa và tình trạng đau đớn liên quan.
    • Chịu tác dụng phụ khi sử dụng một số loại thuốc.

    Mặc dù không có yếu tố rõ ràng nào gây ra trầm cảm, nhưng nghiên cứu cho thấy có sự tương tác giữa các ảnh hưởng sinh học, di truyền, tâm lý và môi trường đến nguy cơ gây trầm cảm ở nhóm người có nguy cơ cao.

    Trầm cảm gây ra các vấn đề về thể chất như đau nhức, mỏi cơ. (Nguồn: Internet)

  • Phòng chống

    Filter

    Mặc dù trầm cảm không phải lúc nào cũng có thể ngăn ngừa được nhưng có thể được cải thiện bằng một số cách sau đây.

    • Sử dụng các kỹ thuật kiểm soát căng thẳng và tự chăm sóc để nâng cao khả năng phục hồi.
    • Nuôi dưỡng các mối quan hệ xã hội mang lại sự khích lệ trong những thời điểm khó khăn.
    • Chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, tránh sử dụng các chất gây nghiện và ngủ đủ giấc.
    • Tìm kiếm sự trợ giúp khi nhận thấy các triệu chứng nêu trên nhằm can thiệp sớm để giảm thiểu mức độ nghiêm trọng và tăng khả năng phục hồi.
    • Đối với những người bị trầm cảm tái phát, duy trì điều trị lâu dài là điều cần thiết.

    Để biết thêm nhiều thông tin hơn hoặc tìm hiểu về các bệnh và dịch vụ khác, bạn hãy tham khảo Tin tức y tế. Liên hệ ngay qua số HOTLINE hoặc đặt lịch các CHUYÊN KHOA của chúng tôi để được tư vấn bởi các y bác sĩ của hệ thống bệnh viện Hoàn Mỹ nếu bạn có nhu cầu khám và chữa bệnh.

  • *Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.

Thông tin khác

Cập nhật mới nhất: 13/10/2023