Tin tức y tế

Mỡ máu cao: Nguyên nhân, biến chứng và cách điều trị

07/11/2023

Tình trạng mỡ máu cao đang ngày càng gia tăng, không chỉ xuất hiện ở người lớn tuổi mà ngay cả những người trẻ cũng đang mắc bệnh này. Theo Bộ Y tế Việt Nam, trong những năm gần đây có đến 26% bệnh nhân mắc bệnh máu nhiễm mỡ và trải dài từ độ tuổi 25 đến 74. Vậy mỡ máu cao có nguy hiểm không? Cùng Hoàn Mỹ tìm hiểu về nguyên nhân, biến chứng và cách để điều trị bệnh này nhé!

>>> Xem thêm:

Mỡ máu cao là gì?

Mỡ máu cao (máu nhiễm mỡ hay bệnh rối loạn mỡ máu) là tình trạng cơ thể gia tăng lượng cholesterol xấu hay các loại chất béo trung tính hoặc cả hai đều có trong máu.  Đặc trưng của bệnh mỡ máu là lượng mỡ gây hại tăng còn mỡ có lợi (mỡ bảo vệ cơ thể) giảm. Người được chẩn đoán là bị bệnh mỡ máu cao khi có các chỉ số sau vượt ngưỡng an toàn:

  • Cholesterol toàn phần: > 6,2 mmol/L.
  • LDL-cholesterol (cholesterol xấu): > 4,1 mmol/L.
  • Triglyceride (chất béo trung tính): > 2,3 mmol/L.
  • HDL-cholesterol (cholesterol tốt): < 1 mmol/L.
Mỡ máu cao hay còn gọi là bệnh máu nhiễm mỡ/ bệnh rối loạn mỡ máu
Mỡ máu cao hay còn gọi là bệnh máu nhiễm mỡ/ bệnh rối loạn mỡ máu (Nguồn: Internet)

Nguyên nhân gây ra bệnh mỡ máu cao

Hiện nay, số lượng bệnh nhân mắc bệnh máu nhiễm mỡ ngày càng gia tăng ở cả người trẻ tuổi và lớn tuổi. Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh mỡ máu cao thường do thói quen sinh hoạt, ăn uống cũng như một số bệnh nền có sẵn,… và được phân thành hai nguyên nhân sau:

Nguyên nhân nguyên phát

Nguyên nhân nguyên phát của bệnh mỡ trong máu cao thường bởi vì tiền sử bệnh của gia đình (có thể là do di truyền), cụ thể:

  • Gia đình có tiền sử đột quỵ hoặc mắc bệnh mạch vành sớm: Theo nghiên cứu, những đối tượng này có khả năng mắc bệnh máu nhiễm mỡ cao hơn mức bình thường. Đặc biệt là những người có người thân là bố/anh trai (dưới 55 tuổi), mẹ/chị gái (dưới 65 tuổi) mắc bệnh mạch vành hoặc đột quỵ.
  • Gia đình có người thân mắc các bệnh liên quan đến cholesterol: Nếu gia đình có cha mẹ hoặc người thân ruột thịt bị tăng mỡ máu thì nguy cơ bị mỡ máu cao sẽ cao hơn bình thường.
  • Tăng mỡ máu gia đình do đột biến gen di truyền: Đây là tình trạng mà người mắc bệnh có thể bị mỡ máu cao kể từ khi sinh ra, nguy hiểm hơn họ có thể biến chứng thành bệnh Xơ vữa động mạch hoặc bệnh mạch vành.

>>> Xem thêm: Huyết áp thấp là bao nhiêu? Có nguy hiểm không? Cách phòng ngừa

Nguyên nhân nguyên phát
Nguyên nhân nguyên phát của bệnh mỡ trong máu cao là do tiền sử bệnh của gia đình (Nguồn: Internet)

Nguyên nhân thứ phát

Nguyên nhân bị mỡ trong máu thứ phát là do lối sống không lành mạnh (chế độ sinh hoạt, ăn uống, ngủ nghỉ,…) và do yếu tố sức khỏe của người bệnh.

  • Lối sống không khoa học: Chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa, lười tập thể dục, lười vận động, thường xuyên uống bia rượu, dùng thuốc lá,… là những nguyên nhân gây ra bệnh béo phì cũng như mỡ trong máu.
  • Một số bệnh nền có sẵn: Những người mắc các bệnh liên quan đến thận, gan, hội chứng đa nang buồng trứngbệnh tiểu đường, ngưng thở lúc ngủ, lupus ban đỏ,… thường có nguy cơ mắc bệnh mỡ trong máu cao hơn người bình thường.
Nguyên nhân thứ phát
Nguyên nhân bị mỡ trong máu thứ phát là do lối sống không lành mạnh (Nguồn: Internet)

Biến chứng mỡ máu cao

Mặc dù không phải là căn bệnh quá nguy hiểm nhưng biến chứng của căn bệnh mỡ trong máu cao đem đến trong thời gian dài cũng rất đáng quan ngại. Việc mỡ bám mảng càng lớn sẽ khiến mạch máu bị tắc nghẽn gây ra rất nhiều bệnh lý nguy hiểm.

Biến động mạch vành

Bệnh tim mạch vành (bệnh Thiếu máu cơ tim hoặc bệnh tim thiếu máu cục bộ), là căn bệnh có thể gây ra nhồi máu cơ tim hoặc suy tim. Bởi vì, tim được nuôi dưỡng bởi các động mạch vành và khi các động mạch này bị tắc nghẽn do xơ vữa động mạch, tim sẽ không nhận đủ máu và có thể ngừng đập. Nên xét nghiệm Cholesterol sớm, bởi vì Xơ vữa động mạch có thể lắng đọng trong các động mạch vành mà không có triệu chứng rõ ràng cho đến khi bị đau thắt hoặc có dấu hiệu khác của cơn đau tim.

>>> Xem thêm: Gan nhiễm mỡ độ 1: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Biến động mạch vành
Máu nhiễm mỡ có thể gây ra bệnh biến động mạch vành (Nguồn: Internet)

Bệnh động mạch cảnh

Bệnh động mạch cảnh xảy ra bởi vì các mảng bám của Cholesterol làm thu hẹp các động mạch khiến cho não không thể tiếp nhận được lượng máu giàu oxy để duy trì hoạt động sống. Vậy nên nếu đã biến chứng thành bệnh này thì nguy cơ đột quỵ là rất cao.

Biến động mạch cảnh
Bệnh động mạch cảnh có thể dẫn đột quỵ (Nguồn: Internet)

Biến động mạch ngoại biên

Biến động mạch ngoại biên (PAD) là bệnh mà hiện tượng Xơ vữa động mạch lúc này đã ảnh hưởng đến các động mạch ở tay hoặc chân. Bệnh này thường không có triệu chứng rõ ràng, chỉ khi mạch máu bị nghẽn nghiêm trọng thì triệu chứng đau, khó chịu mới bắt đầu xuất hiện.

>>> Xem thêm: Gan nhiễm mỡ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị

Biến động mạch ngoại biên
Biến động mạch ngoại biên (PAD) gây đau nhức, khó chịu ở tay chân (Nguồn: Internet)

Tăng huyết áp

Huyết áp cao (tăng huyết áp) và lượng Cholesterol cao là hai căn bệnh có sự liên quan đến nhau. Xơ vữa động mạch do Cholesterolcanxi sẽ làm cho các động mạch cứng và hẹp. Do đó, tim phải làm việc nặng nề hơn để bơm máu qua các động mạch, từ đó dẫn đến huyết áp tăng cao.

Tăng ghuyết áp
Bệnh mỡ trong máu có thể gây biến chứng Huyết áp cao (Nguồn: Internet)

Cách điều trị mỡ máu cao

Để điều trị mỡ máu cao, bạn cần đến bệnh viện để được các bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Sau đây là các cách điều trị mỡ máu thường được áp dụng.

Điều trị bằng thuốc

Các bác sĩ thường sẽ cho người bệnh dùng một số loại thuốc giúp hạ mỡ máu với liều lượng phù hợp như:

  • Statin: Đây là loại thuốc giúp ngăn việc gan sản xuất Cholesterol LDL để hạ lượng Cholesterol LDL trong cơ thể. Thuốc này thường sẽ chỉ được kê đơn cho những bệnh nhân có nguy cơ cao mắc bệnh tim và không ngưng dùng thuốc, vì lượng mỡ sẽ dần tăng trở lại.
  • Ezetimibe: Loại thuốc này sẽ giúp ngăn sự hấp thu Cholesterol từ dịch mật trong ruột vào máu và từ các món ăn hàng ngày.

Lưu ý đây là các loại thuốc đặc trị, người bệnh cần uống theo chỉ định của bác sĩ điều trị, không tự ý sử dụng khi chưa được cho phép.

Sử dụng thuốc
Điều trị máu bị nhiễm mỡ bằng thuốc (Nguồn: Internet)

Duy trì lối sống khoa học

Một cách giảm lượng mỡ trong máu khoa học mà người bệnh có thể áp dụng tại nhà, chính là duy trì một lối sống khỏe mạnh, khoa học.

  • Chế độ ăn uống cân bằng: Không nên ăn các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa và các loại chất béo chuyển hóa. Nên dùng các loại thức ăn có chứa axit béo omega-3 với mức độ hợp lý, vừa phải.
  • Luyện tập thể thao đều đặn: Duy trì thói quen tập thể dục vào buổi sáng hoặc vận động nhẹ nhàng trước khi đi ngủ cũng là phương pháp để điều trị bệnh mỡ trong máu.

>>> Xem thêm: Chế độ ăn keto: Công dụng và phương pháp xây dựng thực đơn hiệu quả

Duy trì lối sống khoa học để điều trị bệnh mỡ trong máu
Duy trì lối sống khoa học để điều trị bệnh mỡ trong máu (Nguồn: Internet)

Một số câu hỏi thường gặp

Chỉ số mỡ máu cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Chỉ số mỡ máu cao gây nguy hiểm cho sức khỏe là:
Cholesterol toàn phần: ≥240 mg/dL.
LDL-cholesterol (cholesterol xấu): ≥190 mg/dL.
Triglyceride (chất béo trung tính): ≥500 mg/dL.
HDL-cholesterol (cholesterol tốt): < 40 mg/dL.

Bệnh mỡ máu cao có chữa khỏi được không?

Bệnh mỡ máu cao khó có thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng bạn có thể kiểm soát bằng cách thăm khám điều trị và điều chỉnh thói quen sinh hoạt.

Trên đây là tổng hợp các thông tin về bệnh mỡ máu cao, hi vọng bạn đã được cập nhật đầy đủ các thông tin y học này để có phương pháp chăm sóc sức khỏe được tốt hơn. Ngoài ra, nếu bạn muốn biết thêm thông tin chi tiết, đừng quên truy cập vào Tin tức y tế thường xuyên để không bỏ lỡ bất kỳ cập nhật mới nhất nào. Đặt lịch hẹn TẠI ĐÂY hoặc liên hệ trực tiếp vào HOTLINE để nhận tư vấn miễn phí tại Hệ thống Bệnh viện Hoàn Mỹ trên toàn quốc.

*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.