Tin tức y tế

Đường phèn là gì? Ăn đường phèn có tác dụng gì đối với sức khỏe?

26/10/2023

Đường phèn là loại đường dạng mishri, là nguyên liệu quen thuộc được dùng để chế biến món ăn, làm chè hoặc thuốc trị bệnh vô cùng hiệu quả. Trong y học, đường phèn còn có  tác dụng hỗ trợ điều nhiều bệnh lý. Cùng Hoàn Mỹ tìm hiểu về công dụng và những tác dụng phụ khi sử dụng loại hạt này sai cách qua bài dưới dưới đây!

>>> Xem thêm:

Đường phèn là gì? Đường phèn được làm từ gì?

Đường phèn hay còn được gọi là đường Saccharose là một loại đường chưa tinh chế, được chiết xuất từ cây mía hoặc nhựa cây cọ. Sau đó được kết tinh thành những tinh thể lớn bằng cách làm lạnh siro đường với thành phần chủ yếu là saccharose, nguyên tố vi lượng giúp giải phóng thành fructose và glucose. Khác với các loại đường thông thường, đường phèn chứa ít calo hơn, có giá trị dinh dưỡng cao và hương vị ngon hơn.

Trong ẩm thực Châu Á, loại đường này hầu như không còn xa lạ và được dùng làm độ ngọt thanh nhẹ cho trà, món tráng miệng và gia vị cho các món ăn khác.

Đường phèn làm từ đâu?
Đường phèn là một loại đường chưa tinh chế có chiết xuất từ cây mía và nhựa cây cọ (Nguồn: Internet)

Thành phần dinh dưỡng có trong đường phèn

Theo nghiên cứu dinh dưỡng, 1 thìa đường phèn, khoảng 4g chứa:

  • Năng lượng: 25 
  • Carbohydrate: 6.5 g
  • Đường: 6.5 g
  • Canxi: 3.6 mg (0% DV)
  • Sắt: 0.6 mg (2% DV)

Trong thành phần dinh dưỡng có chứa nguồn năng lượng đáng kể nhưng không cung cấp bất kỳ lượng protein, chất béo, chất khoáng và vitamin nào. Vậy tác dụng của đường phèn là gì? Những lợi ích sức khỏe nào mà loại đường này có thể mang lại? Tìm hiểu ngay về công dụng ngay dưới đây.

Ăn đường phèn có tốt không? Tác dụng của đường phèn

Các loại đường tinh chế đang được sử dụng hầu hết các gia đình thường có màu trắng tinh, đây là nhờ vào quá trình tẩy trắng bằng axit sunfuric và có hại sức khỏe. Đối với đường dạng mishri, nguyên chất là màu vàng hoặc nâu vàng, có độ pH trung tính nên an toàn khi sử dụng hơn nhiều. Bên cạnh đó, bổ sung loại đường này vào thực đơn hàng ngày giúp cân bằng dinh dưỡng và mang lại nhiều lợi ích sức khỏe.

Đường phèn giúp hơi thở thơm tho

Đây là giải pháp hoàn hảo cho một hơi thở thơm tho sau khi ăn, giúp loại bỏ mùi hôi miêng mà còn hỗ trợ tiêu hóa hợp lý bằng cách kích thích dịch tiêu hóa và năng ngừa các vấn đề liên quan đến dạ dày.

>>> Xem thêm: TOP 8 công dụng khi ăn thanh long và những điều cần lưu ý

Loại bỏ mùi hôi miệng lấy lại hơi thở thơm tho
Loại bỏ mùi Hôi miệng lấy lại hơi thở thơm tho (Nguồn: Internet)

Trị ho và đau họng

Ho, cảm lạnh hay đau họng là những bệnh vặt thường gặp, nhất là vào mùa đông. Trong y học Đông Y, đây còn là một vị thuốc có công dụng hòa vị nhuận phế, bổ trung ích khí.Một số cách chữa trị hiệu quả bằng cách chưng đường với một vài cánh hoa hồng bạch hoặc nấu cùng với vỏ quýt để uống, bảo đảm cải thiện tình trạng ho khanđau họng rõ rệt.

Trị ho và đau họng
Công dụng chính của đường phèn là chữa trị ho khan và đau họng (Nguồn: Internet)

Giúp tiêu hóa tốt hơn

Bổ sung một ít đường phèn sau mỗi bữa ăn có tác dụng đẩy nhanh quá trình tiêu hóa, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Đặc biệt, bạn có thể thêm một ít thì là vào ăn cùng với đường sẽ tăng hiệu quả hơn gấp nhiều lần. Ngoài ra, còn có tác dụng thanh nhiệt cơ thể và hơi thở thơm mát hơn.

Tăng mức hemoglobin

Nồng độ hemoglobin thiếu hụt có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi máu. Những người bệnh thiếu hemoglobin thường có biểu hiện thiếu máu, xanh xao, đau đầu, chóng mặt…Nhiều nghiên cứu đã chứng minh tác dụng của đường phèn là giúp tái tạo quá trình lưu thông máu trong cơ thể. Theo phân tích của các chuyên gia sức khỏe, duy trì tiêu thụ lượng đường này có thể cải thiện nồng độ hemoglobin đáng kể, giúp quá trình lưu thông máu diễn ra thuận lợi, đồng thời là liều thuốc tự nhiên chữa bệnh thiếu máu.

>>> Xem thêm: 13+ Loại ngũ cốc tốt cho sức khỏe & Lưu ý khi sử dụng

Tăng mức hemoglobin giúp tái tạo quá trình lưu thông máu
Tăng mức hemoglobin giúp tái tạo quá trình lưu thông máu (Nguồn: Internet)

Kiểm soát cân nặng

So với các loại đường thông thường, đường dạng mishri có lượng calo tương đối thấp hơn trong cùng một khối lượng. Một thìa cà phê đường thường xuyên có thể kiểm soát tình trạng tăng cân. Để đạt hiệu quả giảm cân tốt hơn, kết hợp xay đường với một ít thì là hoặc bột rau mùi.

Tăng cường năng lượng

Đường phèn là một loại carbohydrate đơn giản được chuyển hóa nhanh trong cơ thể, quá trình phân hủy thành glucose sau khi ăn, làm tăng lượng đường trong máu. Đóng vai trò quan trọng trong cung cấp năng lượng cho tế bào, mô và các cơ quan cơ thể.

Đây là nguồn cung cấp năng lượng tức thời, giúp lấy lại tinh thần và tăng cường năng lượng, nhất là sau thời kỳ mãn kinh. Ngoài ra, còn có tác dụng cải thiện trí nhớ, giảm mệt mỏi tinh thần và rối loạn lo âu.

Có tác dụng cầm máu

Sử dụng đường Saccharose để làm ngưng chảy máu, nhất là chảy máu cam, vì các tinh thể trong đường có khả năng tái tạo lưu thông máu trong cơ thể. Cho một ít đường vào nước rồi nhỏ vài giọt vào mũi, lập tức ngưng chảy máu hiệu quả.

Bên cạnh đó, trong bảng thành phần có chứa glycyrrhizin có tác dụng chống viêm và hạn chế viêm.

Giúp ngững chảy máu mũi
Dùng một ít nước đường nhỏ vào mũi sẽ ngừng chảy máu ngay lập tức (Nguồn: Internet)

Có lợi cho não

Đường dạng mishru là loại thuốc tự nhiên cho sức khỏe của não bộ, giúp cải thiện trí nhớ cũng như giảm căng thẳng và mệt mỏi tinh thần. Trước khi đi ngủ, uống một ly sữa với ít đường sẽ giúp cải thiện trí nhớ.

Có lợi cho phụ nữ mang thai

Trong quá trình mang thai hoặc sau sinh, phụ nữ thường đối mặt với triệu chứng trầm cảm. Việc thêm đường phèn vào bữa ăn nhẹ được xem là một liều thuốc chống trầm cảm, giảm căng thẳng và thay đổi nội tiết tố cơ thể. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng bởi có thể làm tăng tiểu đường thai kỳ, không tốt cho sức khỏe mẹ bầu.

>>> Xem thêm: Rau má có tác dụng gì đối với sức khỏe? Lưu ý khi sử dụng

Có lợi cho phụ nữ mang thai
Giúp phụ nữ mang thai giảm căng thẳng và Trầm cảm (Nguồn: Internet)

Hỗ trợ làm tăng sữa mẹ

Trong đường Saccharose có chứa một dạng đường không chứa hóa chất và chất tẩy trắng là Tal Mishri, rất tốt cho quá trình mang bầu của mẹ.

Đặc biệt, đối với phụ nữ đang cho con bú, uống sữa nóng thêm ít đường có tác dụng cung cấp đủ sữa cho bé nhờ vào khả năng tăng sản xuất sữa và kích thích các mô vú. Vì đường này không quá ngọt nên không gây hại cho sức khỏe của mẹ và bé.

Giúp đôi mắt khỏe mạnh

Loại đường này cũng rất tốt cho đôi mắt, cải thiện thị lực và ngăn ngừa đục thể thủy tinh, hãy uống nước đường phèn thường xuyên. Theo nghiên cứu, duy trì sử dụng một lượng nhất định mỗi ngày, không chỉ giúp đôi mắt khỏe mạnh mà còn cải thiện tình trạng đục thể thủy tinh.

Giúp đôi mắt khỏe mạnh
Giúp đôi mắt khỏe mạnh và ngăn ngừa đục thể thủy tinh (Nguồn: Internet)

Một số bài thuốc sử dụng đường phèn

Từ lâu, y học dân gian đã có những bài thuốc chữa trị từ đường phèn có tác dụng rất hiệu quả. Đây được xem như những mẹo nhỏ giúp điều trị nhanh chóng.

  • Bài thuốc hỗ trợ hệ tiêu hóa

Nguyên liệu: 50g bầu, 50g đường

Cách thực hiện: Bầu đi đem gọt vỏ và rửa sạch cùng với đường, rồi đun sôi với 750ml nấu còn khoảng 200ml là được. Lọc bã rồi lấy nước uống.

Công dụng: Giúp kích thích ăn ngon miệng hơn

  • Bài thuốc chữa trị ho khan do thời tiết

Nguyên liệu: 20g vỏ quýt, 100g đường

Cách thực hiện: Rửa sạch vỏ quýt rồi đun sôi với đường cùng 1.5 lít nước thật chín.

Công dụng: Dùng cả cái và nước trong 3-5 ngày để cải thiện chứng ho khan.

Ngoài ra, có thể cho một ít đường với vài lát gừng tươi cắt mỏng, rồi đem hãm với nước sôi để uống. Cách này cũng dùng để trị ho khan rất hiệu quả.

  • Bài thuốc bổ khí huyết

Nguyên liệu: 50g hạt sen, 10g nhân sâm, 100g nếp, 30g đường.

Cách thực hiện: Rửa sạch nguyên liệu, rồi cho tất cả vào nồi để nấu cháo. Khi nếp đã chín mềm, cho đường vào. Để nguội và thưởng thức. Duy trì ăn trong 10 ngày để cải thiện khí huyết.

Công dụng: Tốt cho tim mạch, bổ khí huyết.

  • Bài thuốc dành cho người tăng huyết áp

Nguyên liệu: 50g hoa cúc khô, 50g đường.

Cách thực hiện: Rửa sạch hoa cúc khô, đun sôi hoa cúc với 1 lít nước, tiếp tục để trong 10 phút rồi tắt bếp. Khi uống, dùng lọc gạt bã đi, lấy nước hòa với đường rồi khuấy đều.

Công dụng: Hạ huyết áp hiệu quả.

  • Bài thuốc hỗ trợ chữa trị viêm gan, xơ gan

Nguyên liệu: 20g đậu phộng, 30g hồng táo, 20g đường

Cách thực hiện: Rửa sạch tất cả nguyên liệu rồi đem hỗn hợp đun với 1.5 lít nước. Dùng uống hết trong ngày.

Công dụng: Duy trì sử dụng trong 1 tháng, nghỉ 1 tháng rồi tiếp tục dùng, giúp cải thiện bệnh lý.

  • Bài thuốc điều trị nóng sốt:

Nguyên liệu: 150g bí đao tươi, 70g đường

Cách thực hiện: Đem bí đao gọt vỏ, bỏ ruột và rửa sạch. Đun sôi với đường, nấu đến khi sệt thành dạng chè. Dùng hết trong 3-5 ngày.

Công dụng: Tác dụng hạ sốt, mát trong người.

>>> Xem thêm: Gạo lứt có tốt không? Tác dụng của gạo lứt với sức khỏe

Bài thuốc từ đường phèn
Bài thuốc sử dụng vỏ quýt với đường giúp chữa trị ho khan (Nguồn: Internet)

Tác dụng phụ của đường phèn khi sử dụng sai cách

Mặc dù, loại đường này có vai trò trong chế độ ăn uống với nhiều lợi ích sức khỏe khác nhau. Theo các chuyên gia, nếu sử dụng sai cách có thể gây ra những tác dụng phụ.

  • Gây ra béo phì: Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng, tiêu thụ đường quá mức sẽ gây tăng cân, dẫn đến béo phì, từ đó tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác. Hơn nữa, trong đường loại mishri chứa nhiều calo nhưng không chứa chất dinh dưỡng, không tốt cho sức khỏe.
  • Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường: Tăng cân quá mức và chế độ ăn nhiều carbohydrate có nguy cơ gây ra bệnh tiểu đường type 2. Đây là loại bệnh vô cùng nguy hiểm và ảnh hưởng xấu đến tính mạng.
  • Mắc bệnh tim mạch: Việc tiêu thụ từ 17-21% lượng calo đến từ đường có nguy cơ tử vong vì bệnh tim mạch cao hơn 38%.
  • Sức khỏe răng miệng yếu: Ăn nhiều đường không ảnh hưởng trực tiếp đến răng miệng nhưng tạo điều cho vi khuẩn bám vào răng tạo thành mảng bám. Mảng bám là môi trường để vi khuẩn phát triển, sản xuất axit ăn mòn men răng, làm sâu răng, Ngoài ra, vi khuẩn có thể xâm nhập mô nướu và gây bệnh viêm nướu, nếu không được điều trị kịp thời dẫn đến viêm nha chu. Vì vậy, sau khi ăn đồ ngọt, nên vệ sinh răng miệng để tránh gây Sâu răng và gây bệnh khác.

>>> Xem thêm: Hạt macca: Công dụng và phân loại hạt macca phổ biến

Tác dụng phụ của đường phèn
Sử dụng quá nhiều có nguy cơ gây béo phì và mắc bệnh tiểu đường (Nguồn: Internet)

Một số câu hỏi thường gặp

Ngậm đường phèn có tốt không?

Ngậm đường phèn sau khi ăn tốt cho hệ tiêu hóa, hạn chế thèm ăn, giảm căng thẳng, giải nhiệt, đồng thời trị ho khan hiệu quả. Tuy nhiên, cần hạn chế lượng đường quá lớn và nên đánh răng lại sau khi ăn để không gây sâu răng.

Ăn đường phèn có tốt không?

Ăn đường phèn giúp chữa trị cảm lạnh và ho khan, thúc đẩy hệ tiêu hóa, tăng cường năng lượng và giảm mệt mỏi. Tuy nhiên nếu ăn sai cách có thể gây ra những “phản ứng ngược” đối với sức khỏe.

Đường phèn là loại đường thay thế rất tốt cho sức khỏe, giúp cải thiện sức khỏe, nhất là những ngày đông, có tác dụng trong hỗ trợ trị ho, đau họng, hỗ trợ hệ tiêu hóa, tim mạch… Tuy nhiên, việc làm dụng loại đường này cũng sẽ gây ra những tác hại nghiêm trọng. Đặc biệt với phụ nữ đang mang thai, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về sức khỏe, truy cập vào Tin tin y tế để không bỏ lỡ bất kỳ thông tin mới nhất nào. Ngoài ra, nếu bạn muốn đặt lịch hẹn khám bệnh, hãy liên hệ HOTLINE hoặc TẠI ĐÂY để kết nối với Hệ thống Bệnh viện Hoàn Mỹ trên toàn quốc.

*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.