Filter Từ điển y khoa

Mãn kinh

  • Tổng quan

    Filter

    Mãn kinh là giai đoạn mất đi chức năng sinh lý hoặc kết thúc chu kỳ kinh nguyệt do suy giảm chức năng buồng trứng. Tình trạng này thường xảy ra ở phụ nữ độ tuổi từ 40 đến 50 tuổi. Thời kỳ mãn kinh không phải là một hiện tượng bất thường mà là một phần không thể thiếu trong vòng đời sinh học. Tuy nhiên, quá trình này thường đi kèm với một loạt các triệu chứng và sự thay đổi về thể chất, cảm xúc. Các triệu chứng như bốc hỏa, rối loạn lo âu, mất năng lượng và ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần.

    Việc kiểm soát sự thay đổi về thể chất và cảm xúc là điều cần thiết trong thời kỳ mãn kinh. Do đó, nếu bạn đang vào giai đoạn này, hãy bắt đầu từ việc điều chỉnh lối sống đến điều trị nội tiết tố để kiểm soát các triệu chứng trên.

  • Triệu chứng

    Filter

    Mãn kinh là giai đoạn cơ thể mất đi chức năng sinh lý hoặc kết thúc chu kỳ kinh nguyệt do suy giảm chức năng buồng trứng.

    Thời kỳ mãn kinh gây ra một loạt các thay đổi trong cơ thể. (Nguồn: Internet)

    Trong giai đoạn chuyển tiếp trước thời kỳ mãn kinh, được gọi là giai đoạn tiền mãn kinh, phụ nữ thường gặp phải một loạt các triệu chứng như:

    • Kinh nguyệt không đều.
    • Khô âm đạo.
    • Cơ thể nóng hoặc ớn lạnh.
    • Đổ mồ hôi đêm.
    • Rối loạn giấc ngủ.
    • Thay đổi tâm trạng thất thường.
    • Tăng cân và quá trình trao đổi chất diễn ra chậm.
    • Tóc mỏng và da khô.
    • Ngực không đầy đặn, nở nang.

    Những triệu chứng này thường có sự khác biệt ở mỗi cá nhân. Thông thường, bạn sẽ gặp phải một số bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt trước khi chúng kết thúc.

    Mất kinh trong giai đoạn tiền mãn kinh là một điều rất bình thường. Tuy nhiên, việc mất kinh hoặc kinh nguyệt không đều không đồng nghĩa với việc bạn mất khả năng mang thai. Vì vậy, nếu bạn nhận thấy mình bị mất kinh nhưng không chắc chắn liệu mình có đang bước vào giai đoạn chuyển tiếp mãn kinh hay không thì nên tiến hành thử thai.

  • Khi nào cần đến bệnh viện

    Filter

    Nếu bạn có các triệu chứng trên nhưng không hoặc chưa xác định được liệu đó có phải nằm trong thời kỳ mãn kinh hay không thì nên gặp bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ điều trị các triệu chứng. Ngoài ra, thăm khám và chăm sóc sức khỏe trong thời kỳ này rất quan trọng. Bạn có thể phải làm một vài xét nghiệm sàng lọc như nội soi, chụp X-quang tuyến vú, chất béo trung tính, khung xương chậu… để kiểm soát tình trạng.

    Đặc biệt, nếu có xuất hiện chảy máu âm đạo sau mãn kinh, bạn phải nhanh chóng đến gặp bác sĩ. Đây là dấu hiệu mà cơ thể đòi hỏi bạn cần được chăm sóc y tế ngay lập tức để loại trừ các vấn đề về sức khỏe tiềm ẩn.

    Đặt Lịch Hẹn
  • Nguyên nhân

    Filter

    Mãn kinh có thể biểu hiện dưới nhiều lý do, từ sự suy giảm nội tiết tố tự nhiên đến những sự can thiệp phẫu thuật, bao gồm:

    • Giảm hormone sinh sản: Sự suy giảm buồng trứng gây ảnh hưởng đến việc sản xuất các hormone thiết yếu như estrogen và progesterone.
    • Cắt bỏ buồng trứng: Buồng trứng đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất hormone, việc loại bỏ chúng sẽ gây ra tình trạng ngừng kinh nguyệt đột ngột và có khả năng khởi phát các triệu chứng mãn kinh nghiêm trọng như bốc hỏa.
    • Hóa trị và xạ trị: Các phương pháp điều trị ung thư như hóa trị và xạ trị có thể là chất xúc tác cho thời kỳ mãn kinh.
    • Suy buồng trứng nguyên phát: Mãn kinh sớm có thể xảy ra do buồng trứng không sản xuất được lượng hormone sinh sản bình thường, tình trạng này được gọi là suy buồng trứng nguyên phát.
  • Nguy cơ

    Filter
      • Tuổi tác: Giai đoạn mãn kinh thường xuất hiện trong khoảng từ 40 đến 50 tuổi.
      • Di truyền: Tiền sử gia đình mãn kinh sớm hoặc muộn có thể khiến bạn cũng có sớm hoặc muộn theo.
      • Hút thuốc: Hút thuốc có thể khiến tình trạng mãn kinh khởi phát sớm hơn.
      • Cắt bỏ tử cung: Cắt bỏ tử cung có thể gây ra mãn kinh.
      • Cắt bỏ buồng trứng: Cắt bỏ buồng trứng làm mất khả năng sản xuất hormone gây mãn ra kinh ngay lập tức.
      • Hóa trị/Xạ trị: Điều trị bệnh lý bằng phương pháp hóa trị, xạ trị có thể gây mãn kinh sớm.
      • Bệnh tự miễn: Các tình trạng như bệnh lupus hoặc viêm khớp dạng thấp.
      • Rối loạn nhiễm sắc thể: Chẳng hạn như hội chứng Turner.
      • BMI: Chỉ số khối cơ thể cực kỳ thấp hoặc cao dẫn đến giai đoạn mãn kinh sớm hoặc muộn.
      • Lối sống: Chế độ ăn uống kém, thiếu tập thể dục và mức độ căng thẳng cao.
      • Suy buồng trứng nguyên phát: Tình trạng hiếm gặp ảnh hưởng đến việc sản xuất hormone.

    Những yếu tố này không đảm bảo rằng thời kỳ mãn kinh sẽ xảy ra sớm, muộn hoặc trầm trọng hơn. Nhưng chúng có thể làm tăng nguy cơ hoặc khả năng xảy ra các tình trạng mãn kinh cụ thể.

    Mãn kinh có thể biểu hiện dưới nhiều lý do, từ sự suy giảm nội tiết tố tự nhiên đến các thủ thuật y tế.

    Mãn kinh gây ra triệu chứng bốc hỏa ở phụ nữ. (Nguồn: Internet)

  • Phòng chống

    Filter

    Mãn kinh là một giai đoạn không thể tránh khỏi trong vòng đời sinh học của người phụ nữ, nhưng các triệu chứng của nó có thể được kiểm soát hoặc giảm nhẹ bằng nhiều phương pháp khác nhau:

    • Giảm bớt cơn bốc hỏa: Mặc những trang phục dễ chịu, uống đồ uống lạnh hoặc môi trường thoải mái có thể làm giảm cường độ của các cơn bốc hỏa. Ngoài ra, hãy tránh đồ uống, thực phẩm kích thích như caffeine, rượu hoặc  thức ăn cay.
    • Giảm sự khó chịu ở âm đạo: Để giảm đau ngay lập tức, có thể sử dụng các chất bôi trơn gốc nước hoặc gốc silicone. Việc duy trì hoạt động tình dục cũng có thể giúp tăng lưu lượng máu đến vùng âm đạo.
    • Nâng cao chất lượng giấc ngủ: Đi ngủ sớm, không tiếp xúc điện thoại, không sử dụng trà và cà phê, sử dụng máy tính trước khi đi ngủ để cơ thể được thư giãn dễ vào giấc ngủ tốt.. 
    • Thư giãn cơ thể: Các kỹ thuật như thở sâu, thở nhịp độ và thư giãn cơ dần dần có thể giúp giảm triệu chứng. 
    • Tăng cường cơ sàn chậu: Các bài tập Kegel nhằm mục đích củng cố cơ sàn chậu, có thể cải thiện các dạng tiểu không tự chủ.
    • Chế độ ăn uống hợp lý: Một chế độ ăn uống hợp lý bao gồm nhiều loại trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt. Hạn chế ăn chất béo bão hòa, dầu và đường để giảm nhẹ các triệu chứng.
    • Hạn chế hút thuốc: Hút thuốc gây ra nhiều rủi ro cho sức khỏe, bao gồm bệnh tim, đột quỵ và loãng xương. Nó cũng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng mãn kinh và dẫn đến khởi phát sớm hơn.
    • Tập thể dục thường xuyên: Hoạt động thể chất đều đặn giúp chống lại các bệnh liên quan đến tuổi tác như bệnh tim, tiểu đường và loãng xương.

    Bằng cách áp dụng các biện pháp phòng ngừa trên, không chỉ có thể giảm thiểu các triệu chứng mãn kinh mà còn cải thiện chất lượng cuộc sống lâu dài.

    Liều thuốc thay thế

    Nếu các phương pháp điều trị y tế truyền thống không đủ để giải quyết các triệu chứng, các phương pháp điều trị thay thế là một giải pháp hữu hiệu. Tuy nhiên, cần lưu ý là các phương pháp điều trị này phải được sự tham vấn của bác sĩ trước khi sử dụng:

    • Phytoestrogen: Bổ sung isoflavone có trong các loại thực phẩm như đậu nành, đậu lăng, đậu xanh và lignan có trong hạt lanh, ngũ cốc nguyên hạt… và một số loại trái cây, rau xanh.
    • Hormon sinh học: Một số hormone sinh học được cho là giống hệt về mặt hóa học với các hormone mà cơ thể chúng ta sản xuất một cách tự nhiên. Tuy nhiên, cần thận trọng trước khi sử dụng tránh các tác hại khó lường.
    • Cohosh đen: Chất bổ sung này thường được sử dụng phổ biến trong thời kỳ phụ nữ mãn kinh, tuy nhiên hiệu quả của nó không được chứng minh rõ ràng bằng bằng chứng khoa học.
    • Châm cứu: Châm cứu có thể làm giảm tạm thời các cơn bốc hỏa. 
    • Thôi miên: Thôi miên có thể làm giảm tỷ lệ bốc hỏa và cải thiện chất lượng giấc ngủ. 
    • Thực phẩm bổ sung: Cỏ ba lá đỏ, kava, đương quy, DHEA, dầu hoa anh thảo và khoai lang có thể làm giảm các triệu chứng mãn kinh.

    Trước khi dùng bất kỳ loại thảo dược hoặc thực phẩm bổ sung nào để điều trị các triệu chứng mãn kinh, việc thảo luận với bác sĩ là điều cần thiết. 

    Để biết thêm nhiều thông tin hơn hoặc tìm hiểu về các bệnh và dịch vụ khác, bạn hãy tham khảo Tin tức y tế. Liên hệ ngay qua số HOTLINE hoặc đặt lịch các CHUYÊN KHOA của chúng tôi để được tư vấn bởi các y bác sĩ của hệ thống bệnh viện Hoàn Mỹ nếu bạn có nhu cầu khám và chữa bệnh.

  • *Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.

Thông tin khác

Cập nhật mới nhất: 25/10/2023