Filter Từ điển y khoa

Sâu răng

  • Tổng quan

    Filter

    Sâu răng, hay còn gọi là sâu nha chu, là sự biến đổi lâu dài trên bề mặt cứng của răng, tạo ra những khe hoặc lỗ nhỏ. Nguyên nhân của sâu răng xuất phát từ sự kết hợp của nhiều yếu tố, bao gồm vi khuẩn trong miệng, ăn vặt thường xuyên, sử dụng thức uống có đường và việc vệ sinh răng miệng không đúng cách.

    Sâu răng là một trong những vấn đề sức khỏe răng miệng phổ biến nhất trên toàn thế giới. Chúng có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là ở trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn tuổi.

    Nếu không được điều trị kịp thời, sâu răng có thể phát triển và ảnh hưởng đến các lớp răng bên trong. Điều này có thể dẫn đến đau răng nghiêm trọng, nhiễm trùng, thậm chí là mất răng. Cách tốt nhất để tránh sâu răng là đến gặp nha sĩ thường xuyên, đánh răng đúng cách và dùng chỉ nha khoa phù hợp. Những biện pháp này sẽ giúp loại bỏ các mảng bám, vi khuẩn và mảnh thức ăn khỏi bề mặt răng, giảm nguy cơ hình thành sâu răng.

    Cần điều trị sâu răng sớm để tránh nhiễm trùng.

    Sâu răng gây đau nhói hoặc ê buốt khi tiếp xúc với đồ uống nóng hoặc lạnh. (Nguồn: Internet)

     

  • Triệu chứng

    Filter

    Các dấu hiệu và triệu chứng của sâu răng có thể khác nhau tùy thuộc vào kích thước và vị trí của sâu răng. Ở giai đoạn đầu, sâu răng có thể có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng nào rõ ràng. Tuy nhiên, khi quá trình sâu răng tiến triển, các dấu hiệu và triệu chứng sau có thể xảy ra:

    • Đau răng: Ban đầu thường có cảm giác khó chịu nhẹ, sau đó sẽ đau rát đột ngột mà không có nguyên nhân rõ ràng.
    • Răng nhạy cảm: Bạn có thể cảm thấy đau nhói hoặc ê buốt khi tiếp xúc với thức ăn và đồ uống nóng, lạnh hoặc ngọt.
    • Đau khi ăn hoặc uống: Sâu răng có thể gây đau hoặc khó chịu khi bạn ăn đồ nóng, lạnh hoặc ngọt.
    • Có thể nhìn thấy lỗ hoặc vết nứt trên răng: Khi quá trình sâu răng tiến triển, bạn có thể nhìn thấy các lỗ hoặc vết nứt trên bề mặt răng.
    • Sự thay đổi màu sắc: Sâu răng có thể gây ra các vết ố màu nâu, đen hoặc trắng trên bề mặt răng.
    • Đau khi nhai thức ăn: Nếu sâu răng đã tiến triển đến giai đoạn nặng hơn, bạn có thể cảm thấy đau hoặc khó chịu khi nhai thức ăn.
  • Khi nào cần đến bệnh viện

    Filter

    Sâu răng có thể hình thành mà bạn không hề hay biết. Đây là lý do tại sao việc kiểm tra và vệ sinh răng miệng định kỳ là rất quan trọng, ngay cả khi bạn không có bất kỳ triệu chứng đáng chú ý nào. Việc này sẽ giúp nha sĩ phát hiện và giải quyết mọi vấn đề về răng miệng trước khi chúng tiến triển.

    Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy đau răng, nướu sưng hoặc có bất kỳ triệu chứng răng miệng khác, hãy đặt lịch hẹn với nha sĩ càng sớm càng tốt. Sâu răng hoặc các vấn đề răng miệng tiềm ẩn khác có thể được biểu hiện bằng cơn đau răng. Vì vậy, việc chăm sóc và điều trị nha khoa kịp thời có thể giúp ngăn ngừa các biến chứng trong tương lai.

    Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng là điều cần thiết để ngăn ngừa sâu răng.

    Điều trị sâu răng ở trẻ em là cần thiết cho sức khỏe răng miệng. (Nguồn: Internet)

     

    Đặt Lịch Hẹn
  • Nguyên nhân

    Filter
  • Nguy cơ

    Filter

    Bất cứ ai đều có nguy cơ bị sâu răng. Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ sâu răng, bao gồm:

    • Vị trí răng: Răng tiền hàm và răng hàm thường dễ bị sâu răng hơn răng cửa. Các kẽ và lỗ trên răng có thể giữ lại các mảng thức ăn, khiến việc làm sạch khó khăn hơn.
    • Một số thức ăn và đồ uống: Một số loại thực phẩm bám lâu ngày vào răng như sữa, kem, mật ong, đường, soda, trái cây sấy khô, bánh ngọt, bánh quy, kẹo cứng, bạc hà, ngũ cốc khô, khoai tây chiên,… Chúng dễ gây sâu răng hơn các loại thực phẩm khác.
    • Thường xuyên ăn vặt hoặc sử dụng đồ uống có đường: Điều này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn có nhiều cơ hội sản sinh ra axit tấn công răng, dẫn đến sự phá vỡ men răng và phát triển sâu răng.
    • Cho trẻ em ăn trước khi đi ngủ: Khi trẻ em được cho bú bình, nước trái cây hoặc các chất lỏng có chứa đường khác trước khi đi ngủ thì những chất lỏng này có thể lưu lại trên răng hàng giờ. Việc tiếp xúc lâu dài với đường sẽ giúp nuôi dưỡng vi khuẩn và dẫn đến sâu răng.
    • Đánh răng không đúng cách: Việc không làm sạch răng miệng ngay sau khi ăn uống sẽ tạo điều kiện cho  các mảng bám hình thành nhanh chóng, dẫn đến sâu răng giai đoạn đầu.
    • Không đủ florua: Fluoride – một khoáng chất giúp ngăn ngừa sâu răng và thậm chí có thể giảm bớt tình trạng hư hại của răng. Hợp chất này thường được tìm thấy trong nước, kem đánh răng và nước súc miệng. Lưu ý, nước đóng chai thường không chứa fluoride.
    • Trẻ em hoặc người lớn: Sâu răng thường gặp ở trẻ nhỏ và thanh thiếu niên ở Việt Nam. Ngoài ra, người lớn tuổi cũng có nguy cơ bị sâu răng cao do mòn răng, tụt nướu và sử dụng thuốc làm giảm lượng nước bọt.
    • Khô miệng: Thiếu nước bọt dẫn đến khó khăn trong việc làm sạch thức ăn, mảng bám và chống lại axit do vi khuẩn tạo ra. Từ đó, có thể làm tăng nguy cơ sâu răng. Tình trạng giảm lượng nước bọt có thể do ảnh hưởng từ một số loại thuốc, bệnh lý, xạ trị và thuốc hóa trị.
    • Miếng trám răng bị mòn: Theo thời gian, miếng trám răng có thể bị mòn đi, vỡ ra hoặc phát triển các cạnh thô ráp. Điều này khiến các mảng bám tích tụ và khó loại bỏ hơn.
    • Bệnh trào ngược dạ dày: Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) hay chứng ợ chua mãn tính khiến axit dạ dày chảy vào miệng, ăn mòn men răng và dẫn đến sâu răng.
    • Rối loạn ăn uống: Chán ăn và ăn nhiều đều có thể dẫn đến xói mòn và sâu răng. Ngoài ra, việc nôn mửa nhiều lần cũng sẽ khiến răng tiếp xúc với axit trong dạ dày, dẫn đến làm tan men răng. Đặc biệt, rối loạn ăn uống cũng có thể cản trở việc sản xuất nước bọt.
  • Phòng chống

    Filter

    Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng là điều cần thiết để ngăn ngừa sâu răng. Dưới đây là một số lời khuyên giúp bạn duy trì nụ cười rạng rỡ:

    • Đánh răng bằng kem đánh răng có chứa fluoride: Đánh răng ít nhất hai lần một ngày, tốt nhất là sau mỗi bữa ăn. Điều này giúp loại bỏ những mảng bám và tăng cường men răng. Bên cạnh đó, đừng quên chải lưỡi để loại bỏ vi khuẩn và làm hơi thở thơm mát nhé!
    • Làm sạch kẽ răng của bạn: Ngoài việc đánh răng, việc làm sạch kẽ răng hàng ngày cũng rất quan trọng. Sử dụng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước để loại bỏ các mảng bám và thức ăn thừa ở những khu vực mà bàn chải đánh răng của bạn không thể chạm tới.
    • Súc miệng: Nếu nha sĩ xác định rằng bạn có nguy cơ cao bị sâu răng, bạn nên sử dụng nước súc miệng có chứa fluoride. Điều này có thể cung cấp thêm sự bảo vệ và ngăn ngừa sâu răng.
    • Khám răng định kỳ: Việc này rất quan trọng để duy trì sức khỏe răng miệng. Nha sĩ sẽ tiến hành loại bỏ các mảng bám và cao răng tích tụ, cũng như tiến hành kiểm tra răng miệng kỹ lưỡng để phát hiện sớm bất kỳ vấn đề răng miệng nào. Bạn nên thăm khám theo lịch trình do nha sĩ đề nghị để kiểm tra và làm sạch răng miệng.
    • Xem xét lớp bảo vệ răng: Đây là một lớp phủ bảo vệ được áp dụng cho bề mặt của các răng sau. Chúng sẽ bịt kín các rãnh và kẽ hở dễ tích tụ những mảnh thức ăn, bảo vệ men răng khỏi mảng bám và axit. Trung tâm phòng chống dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến nghị nên sử dụng lớp bảo vệ răng cho tất cả trẻ em trong độ tuổi đi học. Đồng thời, cần phải kiểm tra thường xuyên lớp bảo vệ để đảm bảo hiệu quả của chúng.
    • Uống nước máy: Hầu hết các nguồn cung cấp nước máy đều chứa chất florua, chất này có thể làm giảm đáng kể tình trạng sâu răng. Nếu bạn chủ yếu sử dụng nước đóng chai không có fluoride, bạn có thể bỏ lỡ những lợi ích của nó.
    • Hạn chế ăn vặt và thức uống ngọt: Ăn và uống đồ ngọt sẽ làm cho tăng lượng vi khuẩn trong miệng và sản sinh ra chất axit gây ăn mòn men răng. Vì vậy, hãy giảm thiểu việc ăn vặt và uống nước ngọt để tránh tình trạng sâu răng.
    • Chọn thực phẩm tốt cho răng: Bạn nên tránh những thực phẩm thường bám vào trong rãnh hoặc lỗ răng trong thời gian dài. Nếu sử dụng những thực phẩm này, bạn nên đánh răng ngay sau đó. Bạn nên ăn trái cây và rau quả tươi để làm tăng lượng nước bọt và những thực phẩm như cà phê, trà và kẹo cao su không đường để giúp làm sạch các mảnh vụn thức ăn.
    • Xem xét phương pháp điều trị bằng florua: Nếu bạn không nhận đủ fluoride thông qua nước uống và các nguồn khác, các nha sĩ có thể đề nghị điều trị bằng fluoride định kỳ. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn có nguy cơ sâu răng cao. Ngoài ra, nha sĩ cũng có thể đề xuất các khay tùy chỉnh phù hợp với răng của bạn để áp dụng fluoride theo toa.
    • Hỏi về phương pháp điều trị kháng khuẩn: Nếu bạn đặc biệt dễ bị sâu răng do tình trạng bệnh lý, nha sĩ có thể đề nghị dùng nước súc miệng kháng khuẩn đặc biệt hoặc các phương pháp điều trị khác để giảm vi khuẩn có hại trong khoang miệng. Những phương pháp điều trị này sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ sâu răng.
    • Khám phá các phương pháp điều trị kết hợp: Kết hợp các biện pháp phòng ngừa khác nhau có thể mang lại nhiều lợi ích. Nhai kẹo cao su có chứa xylitol cùng với fluoride theo chỉ định và sử dụng nước súc miệng kháng khuẩn đã được chứng minh là làm giảm nguy cơ sâu răng.

    Hãy nhớ tham khảo ý kiến của ​​​​nha sĩ để xác định các biện pháp phòng ngừa thích hợp nhất và duy trì khám răng định kỳ để có sức khỏe răng miệng tốt nhất nhé!

    Để biết thêm nhiều thông tin hơn hoặc tìm hiểu về các bệnh và dịch vụ khác, bạn hãy tham khảo Tin tức y tế. Liên hệ ngay qua số HOTLINE hoặc đặt lịch các CHUYÊN KHOA của chúng tôi để được tư vấn bởi các y bác sĩ của hệ thống bệnh viện Hoàn Mỹ nếu bạn có nhu cầu khám và chữa bệnh.

  • *Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.

Thông tin khác

Cập nhật mới nhất: 12/10/2023