Tin tức y tế

Rối loạn lo âu: Nguyên nhân, Triệu chứng & Phương pháp điều trị

17/10/2023

Lo âu là cảm xúc bình thường của mỗi con người. Tuy nhiên, khi tình trạng lo âu kéo dài và ngày càng mãnh liệt, trạng thái này có thể dẫn đến bệnh rối loạn lo âu. Vậy Rối loạn lo âu là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị nào hiệu quả? Bài viết dưới đây của Hoàn Mỹ sẽ giải đáp chi tiết cho bạn!

>> Xem thêm:

Rối loạn lo âu là gì?

Rối loạn lo âu là bệnh lý liên quan đến rối loạn tâm thần. Người mắc bệnh thường rơi vào trạng thái lo lắng, sợ hãi không kiểm soát. Tình trạng bệnh có thể diễn biến xấu hơn theo thời gian, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, công việc cũng như các mối quan hệ. 

>>> Xem thêm: Đau nửa đầu bên trái do đâu? Phương pháp chẩn đoán và điều trị

Rối loạn lo âu là gì?
Rối loạn lo âu là bệnh lý liên quan đến rối loạn tâm thần (Nguồn: Internet)

Nguyên nhân gây nên rối loạn lo âu

Rối loạn lo âu xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Các nhà nghiên cứu cho rằng cả yếu tố di truyền và môi trường đều góp phần làm chứng bệnh phát triển. Những trải nghiệm tồi tệ, những đau thương trong cuộc sống có thể khiến nhiều người mắc phải bệnh lý này. Bên cạnh đó, Rối loạn lo âu cũng có thể xuất phát từ vấn đề sức khỏe như: Bệnh tim, bệnh tiểu đường, cai thuốc, cai rượu, hô hấp, đau mãn tính hay tác dụng phụ của một số loại thuốc… Nếu bác sĩ nghi ngờ sự lo lắng, căng thẳng của bạn liên quan đến đến tình trạng sức khỏe, họ có thể yêu cầu xét nghiệm để tìm dấu hiệu của vấn đề.

>>> Xem thêm: Huyết áp bình thường là bao nhiêu? Chỉ số huyết áp theo độ tuổi?

Nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn lo âu
Bệnh lý có thể do di truyền, những trải nghiệm đau buồn trong cuộc sống… (Nguồn: Internet)

Triệu chứng của rối loạn lo âu

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có khoảng 264 triệu người trên toàn cầu mắc chứng rối loạn lo âu, tăng 15% so với năm 2005. Các triệu chứng thường gặp của bệnh gồm:

  • Cảm thấy bồn chồn, lo lắng, căng thẳng
  • Luôn có cảm giác sợ hãi và sắp gặp nguy hiểm 
  • Nhịp tim tăng
  • Đổ mồ hôi, run sợ
  • Thở nhanh 
  • Dễ cáu kỉnh
  • Đau bụng, đau đầu dai dẳng không rõ nguyên nhân
  • Cảm thấy mệt mỏi, yếu đuối
  • Khó tập trung, khó ngủ
  • Khó giữ bình tĩnh
  • Chỉ số đường tiêu hóa (GI) có vấn đề 

>>> Xem thêm: Giãn tĩnh mạch: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Các triệu chứng của bệnh rối loạn lo âu
Triệu chứng điển hình của Rối loạn lo âu là luôn cảm thấy bồn chồn, sợ hãi (Nguồn: Internet)

Các loại Rối loạn lo âu hiện nay

Có nhiều loại rối loạn lo âu. Trong đó, Rối loạn lo âu xã hội (SAD) và rối loạn liên quan đến ám ảnh cụ thể (SP) là phổ biến nhất.

  • Rối loạn lo âu tổng quát (GAD): Tình trạng này không giống với việc thỉnh thoảng lo lắng về những vấn đề trong cuộc sống.Người bệnh thường có cảm giác căng thẳng, bồn chồn, lo lắng dai dẳng nhiều tháng hoặc thậm chí là nhiều năm, gây ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống hàng ngày. 
  • Rối loạn lo âu xã hội (SAD): là nỗi sợ bị người khác bàn tán, đánh giá. Tình trạng sợ hãi có thể  mãnh liệt và dai dẳng đến mức vượt quá tầm kiểm soát của họ, gây cản trở đến các công việc và các mối quan hệ hàng ngày.
  • Rối loạn hoảng sợ (PD): Người mắc bệnh rối loạn hoảng sợ thường có những cơn hoảng sợ bất ngờ. Cơn hoảng sợ là giai đoạn nỗi sợ hãi, cảm giác mất kiểm soát đột ngột xuất hiện mà không rõ nguyên nhân. Không phải ai trải qua cơn hoảng loạn cũng sẽ mắc chứng rối loạn hoảng sợ. Người mắc chứng rối loạn hoảng sợ có tâm lý lo lắng về cơn hoảng loạn tiếp theo và cố gắng tránh những tình huống, địa điểm khiến họ rơi vào tình trạng trên. Các cơn hoảng loạn có thể xảy ra vài lần trong ngày hoặc vài lần một năm.
  • Rối loạn lo âu cưỡng chế (OCD): Người mắc chứng OCD có những hành vi lặp đi lặp lại không thể kiểm soát. Những hành động này chỉ tạm thời làm giảm sự lo lắng. Các ám ảnh cưỡng chế thường gặp là thói quen rửa tay, sắp xếp đồ đạc, kiểm tra sự vật…  Người bệnh ý thức được hành động không bình thường của họ nhưng không thể dừng lại. 
  • Rối loạn liên quan đến ám ảnh (SP): Nỗi ám ảnh là nỗi sợ hãi, lo lắng mãnh liệt với các tình huống hoặc đối tượng cụ thể. Trong đó, nỗi sợ hãi của người bị bệnh lớn hơn mức độ thực tế. Có một số loại rối loạn liên quan đến ám ảnh như: Nỗi ám ảnh cụ thể, chứng sợ khoảng trống, Rối loạn lo âu chia ly, chứng câm có chọn lọc, rối loạn lo âu do chất nghiện… 

>>> Xem thêm: Nhịp tim bình thường là bao nhiêu? Chỉ số đo huyết áp và nhịp tim

Chứng Rối loạn lo âu gây ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống như thế nào?

Sống chung với chứng rối loạn cảm xúc lo âu trong thời gian dài gây ảnh hưởng vô cùng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Lo âu có thể gây ra những tác hại nghiêm trọng đối với hệ thần kinh, hệ tim mạch, hệ tiêu hóa, hệ miễn dịch và hô hấp. Cụ thể:

  • Hệ thống thần kinh: Những cơn hoảng loạn, lo âu kéo dài sẽ khiến não tiết hormone căng thẳng một cách thường xuyên. Điều này dẫn đến các triệu chứng như đau đầu, Chóng mặt và trầm cảm.
  • Hệ tim mạch: Rối loạn lo âu khiến tim đập nhanh và đau ngực. Nếu người bệnh mắc bệnh tim sẽ làm tăng nguy cơ mắc các biến cố mạch vành.
  • Hệ bài tiết và tiêu hóa: Đau bụng, buồn nôn, chán ăn, tiêu chảy là những ảnh hưởng mà Rối loạn lo âu thường gây nên. 
  • Hệ miễn dịch: Sự lo lắng, sợ hãi có thể kích hoạt phản ứng thu mình hoặc gây hấn trong hành vi và giải phóng một lượng lớn hormone adrenaline trong cơ thể. Khi bị căng thẳng mãn tính, cơ thể người bệnh sẽ khó hoạt động bình thường. Điều này khiến hệ thống miễn dịch suy yếu, người bệnh dễ bị nhiễm virus và các bệnh lý khác.

>>> Xem thêm: Huyết áp thấp là bao nhiêu? Có nguy hiểm không? Cách phòng ngừa

Rối loạn lo âu gây hại đến sức khỏe
Lo âu có thể gây ra những tác hại nghiêm trọng đối với sức khỏe và đời sống (Nguồn: Internet)

Biến chứng của rối loạn lo âu

Rối loạn lo âu không chỉ khiến người bệnh lo lắng, căng thẳng kéo dài mà còn gây ra những biến chứng cho thể chất và tinh thần như:

  • Trầm cảm
  • Khó ngủ (mất ngủ)
  • Gặp các vấn đề về tiêu hóa và đường ruột
  • Đau đầu mãn tính
  • Cách ly với xã hội
  • Gặp vấn đề trong gia tiếp và mối quan hệ trong công việc và học tập
  • Làm giảm chất lượng cuộc sống 
  • Tự tử

>>> Xem thêm: Mắt phải giật liên tục là điềm báo hay triệu chứng bệnh về mắt

Cách điều trị rối loạn lo âu

Khi sự lo lắng không được kiểm soát, chất lượng cuộc sống của người bệnh sẽ bị giảm sút rõ rệt. Theo đó, bạn có thể tham khảo một số cách điều trị dưới đây để chọn ra phương pháp chữa bệnh tốt nhất cho mình.

Thuốc điều trị rối loạn lo âu

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã phê duyệt một số loại thuốc dùng để điều trị như:

Nhóm thuốcCơ chế hoạt độngFDA chấp thuận điều trị rối loạn lo âuSử dụng ngoài nhãnKhoảng liều điều trị (mg/ngày)
SSRI:FluoxetineSertralineCitalopramEscitalopramParoxetineParoxetine ERFluvoxamineThuốc ức chế tái hấp thu 5-HT có chọn lọc
PDPD, SADKhông cóGADPD, SAD, GADPD, SADKhông có

GAD, SADGADGAD, PD, SADPD, SADKhông cóGADGAD, PD, SAD

20–6050–20020–4010–2020–6027–75100–300
SNRI:DuloxetineVenlafaxine (XR)DesvenlafaxineChất ức chế tái hấp thu 5-HT, NE (và DA)
GADGADKhông có

PD, SADPD, SADGAD, PD, SAD

30–6075–30050–100
TCA:ClomipramineImipramineDesipramineNortriptylineThuốc ức chế tái hấp thu NE và 5-HT 
Không cóKhông cóKhôngcó

GAD, PD, SADGAD, PD, SADGAD, PD, SADGAD, PD, SAD

100–250100–300100–20050–150
MAOI:PhenelzineChất ức chế MAO Không cóGAD, PD, SAD30–90
Thuốc chống Trầm cảm hỗn hợp:MirtazapinChất đối kháng 5-HT 2 , 5-HT 3 , α 2 , H 1Không cóLo lắng, GAD, PD, SAD15–45
Thuốc GABAergic:PregabalinGabapentinKhông rõ ràng, có thể điều biến kênh Ca Không có

GAD, SADGAD, SAD, PD


150–600600–2.400
Thuốc benzodiazepin:ClonazepamAlprazolamLorazepamChlordiazepoxideOxazepamChất chủ vận GABA-A

PDLo lắng, PDLo lắngLo lắng 
Lo lắng


Lo lắng, GAD, PD, SADGAD, PD, SADGAD, PD, SAD
GAD, PD, SADGAD, PD, SAD


1–21–42–620–100
30–60
Thuốc chống loạn thần:TrifluoperazinOlanzapinQuetiapinChất đối kháng D 2Chất đối khángD 2 , 5-HT 2 H 1 Chất đối khángD 2 , 5-HT 2 H 1 Lo lắng
Không có


Không có
GAD, PD, SAD
Lo lắng, GAD


Lo lắng, GAD
2–6
5–15


50–300
Thuốc chẹn beta:PropranololChất đối kháng β-1, β-2 Không cóLo lắng, PD, SAD60–120
Thuốc kháng histamine:Hydroxyzin

Chất đối kháng H 1


Lo lắng


GAD, PD, SAD


25–100
Thuốc giải lo âu khác:Buspirone

Chất chủ vận từng phần 5-HT 1A


Lo lắng


GAD


15–60

>>> Xem thêm: Mắt trái giật là điềm hay bệnh? Nguyên nhân và cách khắc phục

Các loại thuốc điều trị rối loạn lo âu
Các loại thuốc giúp điều trị chứng Rối loạn lo âu (Nguồn: Internet)

Sử dụng liệu pháp điều trị CBT

Điều trị hành vi nhận thức (CBT) là một liệu pháp tâm lý có khả năng giúp những người mắc chứng bệnh này giải quyết khó khăn của mình. Liệu pháp hướng người bệnh đến cách phản ứng, hành xử trước các tình huống. Theo đó, người bệnh sẽ dần đối mặt với nỗi sợ thay vì né tránh, đồng thời kết hợp các bài tập thư giãn. Do đó, liệu pháp CBT được xem là tiêu chuẩn vàng cho liệu pháp tâm lý.

>>> Xem thêm: Rối loạn tiền đình: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị

Cách phòng ngừa triệu chứng rối loạn lo âu

Rối loạn lo âu là bệnh lý đang dần phổ biến. Bạn sẽ không thể dự đoán được bản thân có gặp phải triệu chứng này trong tương lai. Tuy nhiên, bạn có thể phòng ngừa bệnh lý này ngay từ bây giờ bằng cách: 

  • Nhận trợ giúp sớm: Tình trạng lo âu kéo dài cũng giống như những căn bệnh khác. Nó cần được phát hiện và giải quyết sớm để tránh việc bệnh ngày càng nghiêm trọng và khó điều trị.
  • Luôn năng động: Các hoạt động thể dục thể thao, những buổi gặp gỡ bạn bè, những chuyến du lịch… sẽ giúp bạn giảm căng thẳng và yêu bản thân hơn. Việc tận hưởng cuộc sống có thể giúp bạn phòng ngừa các triệu chứng rối loạn về tâm lý.
  • Tránh sử dụng chất gây nghiện: Việc sử dụng các chất gây nghiện như rượu, thuốc lá, ma túy có thể khiến cảm xúc lo âu thêm trầm trọng. Nếu bạn nghiện bất kỳ chất nào, hãy đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời.

>>> Xem thêm: 10 cách thải độc cơ thể đơn giản hiệu quả tại nhà

Khi nào cần đến gặp Bác sĩ?

Hãy đến gặp bác sĩ khi:

  • Cảm thấy lo lắng kéo dài mà không rõ nguyên nhân, không thể tập trung cho công việc và các mối quan hệ.
  • Không thể kiểm soát sự bồn chồn, sợ hãi, lo lắng của bản thân và thường gắt gỏng, ngại chia sẻ với mọi người.
  • Nghĩ rằng cảm xúc của mình liên quan đến vấn đề sức khỏe.
  • Có ý định tự tử, tự sát.

Tình trạng lo âu có thể khiến bệnh lý tồi tệ theo thời gian. Do đó, bạn hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ các bác sĩ hoặc chuyên gia chăm sóc sức khỏe tâm thần để được điều trị sớm.

>>> Xem thêm: Healthy là gì? Mách bạn 6 nguyên tắc áp dụng chế độ ăn healthy đúng chuẩn

Trên đây, bài viết đã giải đáp các vấn đề liên quan đến tình trạng rối loạn lo âu. Hy vọng, những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có thêm kiến thức mới trong việc nhận biết cảm xúc và chăm sóc đời sống tinh thần của mình, từ đó hạn chế những căn bệnh về tâm lý. Để cập nhật thêm các cập nhật mới về y học, mời bạn truy cập Tin tức y tế. Ngoài ra, đừng quên liên hệ ngay với chúng tôi qua số HOTLINE hoặc đặt lịch hẹn trực tiếp TẠI ĐÂY để được tư vấn miễn phí tại hệ thống Bệnh viện Hoàn Mỹ trên toàn quốc. 

*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.