Filter Từ điển y khoa

Suy tim

  • Tổng quan

    Filter

    Suy tim là tình trạng khi cơ tim gặp khó khăn trong lưu thông máu đi nuôi cơ thể. Khi đó, máy chảy ngược, dịch tích tụ trong phổi gây ra khó thở. Những tình trạng này bao gồm các động mạch tim bị co thắt và huyết áp tăng cao. Nếu được phát hiện và điều trị kịp thời, bạn có thể giảm các triệu chứng suy tim, tăng tuổi thọ. Bên cạnh đó, để giảm thiểu rủi ro suy tim, việc xây dựng lối sống lành mạnh, kiểm soát cân nặng và tập thể dục thường xuyên sẽ giúp nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

  • Triệu chứng

    Filter

    Khi bị suy tim, khả năng bơm máu của tim bị ảnh hưởng, lượng máu lưu thông không đủ để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Vì vậy, việc phát hiện các triệu chứng bất thường của tim mạch là vô cùng cần thiết. Các dấu hiệu đó bao gồm:

    • Khó thở khi hoạt động mạnh hay thậm chí lúc nằm.
    • Mệt mỏi và yếu đuối.
    • Sưng ở chân, mắt cá chân và bàn chân.
    • Nhịp tim nhanh hoặc không đều.
    • Thở khò khè.
    • Ho dai dẳng hoặc có đờm màu trắng hoặc hồng, thỉnh thoảng có lẫn máu.
    • Sưng, phù nề vùng bụng.
    • Tăng cân nhanh do tích tụ chất lỏng.
    • Buồn nôn và chán ăn.
    • Khó tập trung hoặc giảm sự tỉnh táo.
    • Đau ngực, chủ yếu là do cơn đau tim dẫn đến suy tim.

    Suy tim khiến khả năng bơm máu của tim bị ảnh hưởng, lượng máu lưu thông không đủ để đáp ứng nhu cầu của cơ thể.

    Bảo vệ sức khỏe tim mạch là việc vô cùng cần thiết. (Nguồn: Internet)

  • Khi nào cần đến bệnh viện

    Filter

    Bạn cần gặp bác sĩ nếu nghi ngờ mình đang có vấn đề liên quan đến tim và xuất hiện các dấu hiệu dưới đây:

    • Đau ngực
    • Mệt mỏi hoặc cơ thể yếu đi rõ rệt.
    • Nhịp tim tăng nhanh, không đều kèm theo khó thở, khó chịu ở ngực hoặc ngất xỉu.
    • Khó thở đột ngột và khạc ra đờm màu trắng hoặc hồng.

    Khi có các dấu hiệu trên hãy đến ngay cơ sở y tế để được tiến hành các xét nghiệm nhằm xác định các triệu chứng của bạn có phải là do suy tim gây ra hay không. Và nếu bạn được chẩn đoán mắc bệnh suy tim, hãy thông báo ngay với bác sĩ nếu:

    • Các triệu chứng của bạn xấu đi đột ngột.
    • Xuất hiện các triệu chứng mới.
    • Tăng cân nhanh chóng trong khoảng thời gian ngắn.

    Những thay đổi này có thể làm trầm trọng thêm tình trạng suy tim và cho thấy phương pháp điều trị hiện tại không hiệu quả.

    Đặt Lịch Hẹn
  • Nguyên nhân

    Filter

    Suy tim là tình trạng tim bị suy yếu hoặc trở nên cứng nhắc dẫn đến các buồng tim co giãn và to ra bất thường. Một số yếu tố có thể gây hại cho tim như nhiễm trùng, uống quá nhiều rượu, sử dụng ma túy hay các phương pháp điều trị hóa trị. Ngoài ra, yếu tố di truyền cũng có thể ảnh hưởng đến tình trạng này.

    Các tình trạng dưới đây có thể dẫn đến tổn thương hoặc suy yếu tim, bao gồm:

    • Bệnh động mạch vành và đau tim: Đó là sự tích tụ cặn mỡ trong động mạch làm hẹp động mạch, cản trở lưu lượng máu và gây ra các cơn đau tim. Tình trạng tắc nghẽn đột ngột này cũng có thể làm tổn thương cơ tim, khiến hoạt động bơm máu của nó kém hiệu quả hơn.
    • Huyết áp cao: Đòi hỏi tim phải nỗ lực nhiều hơn bình thường để lưu thông máu. 
    • Bệnh van tim: Khi van tim có vấn đề, tim phải hoạt động nhiều hơn để bơm máu. Theo thời gian, điều này có thể làm suy yếu tim. 
    • Viêm cơ tim: Một số loại virus, trong đó có virus Covid-19, gây ra tình trạng viêm cơ tim, dẫn đến suy tim trái.
    • Dị tật tim bẩm sinh: Khi tim không được hình thành đúng cách khiến các bộ phận còn lại hoạt động quá mức có thể dẫn đến suy tim.
    • Rối loạn nhịp tim: Tim đập quá nhanh có thể gây quá tải cho tim. Ngược lại, nhịp tim chậm cũng có thể dẫn đến suy tim. 
    • Các bệnh mãn tính như tiểu đường, nhiễm HIV, rối loạn tuyến giáp hoặc tích tụ quá nhiều sắt hoặc protein có thể góp phần gây ra suy tim mãn tính.

    Các yếu tố dẫn đến suy tim đột ngột bao gồm:

    • Phản ứng dị ứng.
    • Cục máu đông trong phổi.
    • Nhiễm trùng nặng.
    • Sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh lý.
    • Virus tấn công cơ tim.

    Thông thường, suy tim bắt đầu từ tâm thất trái – bộ phận bơm máu chính của tim. Tuy nhiên, trong một số trường hợp suy tim cũng có thể ảnh hưởng đến tâm thất phải, thậm chí là ảnh hưởng đến cả hai bên. 

    Loại suy tim

    Mô tả

    Suy tim phảiLoại này ảnh hưởng đến tâm thất phải khiến cho chất lỏng tích tụ ở bụng, chân và bàn chân, dẫn đến phù nề.
    Suy tim tráiSuy tim trái ảnh hưởng đến tâm thất trái khiến chất lỏng có thể tích tụ trong phổi, gây khó thở.
    Suy tim tâm thuKhả năng co bóp của tâm thất trái bị tổn hại, nghĩa là tim không đủ sức để lưu thông máu đi khắp cơ thể.
    Suy tim tâm trươngTâm thất trái cố gắng để thư giãn hoặc lấp đầy hoàn toàn cho tim.

    Nguồn: Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ

    Ngăn ngừa suy tim bắt đầu từ việc kiểm soát và phòng ngừa các tình trạng có thể gây ra bệnh.

    Yếu tố di truyền có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy tim. (Nguồn: Internet)  

  • Nguy cơ

    Filter

    Các bệnh và tình trạng làm tăng nguy cơ suy tim bao gồm:

    • Bệnh động mạch vành: Động mạch bị co thắt làm giảm lượng máu giàu oxy cung cấp cho tim, làm suy yếu cơ tim.
    • Đau tim: Đây là biểu hiện đột ngột của bệnh động mạch vành. Tổn thương cơ tim do đau tim có thể làm giảm hiệu quả bơm máu của tim.
    • Bệnh van tim: Van tim bị trục trặc có thể làm tăng nguy cơ suy tim.
    • Huyết áp cao (tăng huyết áp): Huyết áp tăng cao đòi hỏi tim phải gắng sức nhiều hơn bình thường.
    • Nhịp tim không đều: Đặc biệt nhịp tim không đều và thường xuyên có thể làm suy nhược cơ tim, dẫn đến suy tim.
    • Dị tật tim bẩm sinh: Một số người dễ mắc bệnh suy tim có những dị tật bẩm sinh ảnh hưởng đến cấu trúc hoặc chức năng của tim.
    • Bệnh tiểu đường: Những người mắc bệnh tiểu đường phải đối mặt với nguy cơ cao huyết áp và bệnh động mạch vành.
    • Thở gián đoạn khi ngủ: Tình trạng nhịp thở bị gián đoạn trong khi ngủ, dẫn đến giảm nồng độ oxy trong máu và tăng nguy cơ rối loạn nhịp tim. Cả hai đều có thể làm suy yếu tim.
    • Béo phì: Những người béo phì phải đối mặt với nhiều nguy cơ suy tim hơn bình thường.
    • Nhiễm virus: Một số loại virus có thể gây tổn thương cơ tim.

    Các loại thuốc có thể làm tăng nguy cơ suy tim bao gồm:

    • Thuốc điều trị tiểu đường: Các phương pháp điều trị bệnh tiểu đường rosiglitazone và pioglitazone được xác định là làm tăng nguy cơ suy tim ở một số người.
    • Một số loại thuốc khác. Các loại thuốc bổ sung có thể gây ra suy tim hoặc các vấn đề liên quan bao gồm thuốc chống viêm không steroid hay các loại thuốc dùng để điều trị ung thư, rối loạn máu, nhịp tim không đều, thần kinh, rối loạn tâm thần, các vấn đề về hô hấp và tiết niệu cũng như nhiễm trùng cũng có thể gây ra rủi ro.

    Các yếu tố nguy cơ khác gây suy tim bao gồm:

    • Lão hóa: Khi một người già đi, ngay cả khi không có vấn đề về sức khỏe, hiệu quả của tim cũng giảm đi một cách tự nhiên.
    • Uống rượu bia: Uống quá nhiều rượu bia có thể làm suy yếu cơ tim, có khả năng dẫn đến suy tim.
    • Sử dụng thuốc lá: Đối với những người hút thuốc, nên từ bỏ nó. Việc sử dụng thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc cả bệnh tim và suy tim.
  • Phòng chống

    Filter

    Để ngăn ngừa suy tim, việc kiểm soát và phòng ngừa các tình trạng có thể gây ra bệnh là điều cần thiết. Một số biện pháp phòng ngừa suy tim khuyến khích thực hiện bao gồm: 

    • Không hút thuốc.
    • Tham gia hoạt động thể chất thường xuyên.
    • Lựa chọn chế độ ăn uống dinh dưỡng.
    • Duy trì cân nặng khỏe mạnh.
    • Giảm và kiểm soát căng thẳng.
    • Tuân thủ các hướng dẫn sử dụng thuốc theo quy định.

    Để biết thêm nhiều thông tin hơn hoặc tìm hiểu về các bệnh và dịch vụ khác, bạn hãy tham khảo Tin tức y tế. Liên hệ ngay qua số HOTLINE hoặc đặt lịch các CHUYÊN KHOA của chúng tôi để được tư vấn bởi các y bác sĩ của hệ thống bệnh viện Hoàn Mỹ nếu bạn có nhu cầu khám và chữa bệnh.

  • *Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.

Thông tin khác

Cập nhật mới nhất: 23/10/2023