Nấm ăn được không chỉ được sử dụng phổ biến trong ẩm thực mà còn được biết đến như một phương thuốc. Theo Tạp chí nấm học (2016) của nhà nghiên cứu Rahi DK và Malik, trong khoảng 1,5 triệu loại nấm, có ít nhất 2000 loại có thể ăn được. Vậy các loài nấm nào ở Việt Nam ăn được? Cùng Hoàn Mỹ tìm hiểu kỹ hơn về lợi ích của các loại nấm này qua bài viết dưới đây.
>> Xem thêm:
- Tác dụng của rau muống là gì? Ăn rau muống nhiều có tốt không?
- 15 thực đơn bữa sáng giảm cân dễ chế biến, ít calo, giàu dinh dưỡng
Các loại nấm ăn được
Các loại nấm ăn được sẽ có những tên gọi, hình dáng và hương vị khác nhau khi ăn. Các loại nấm ngon phổ biến tại Việt Nam gồm:
Nấm rơm
Nấm rơm hay nấm mũ rơm là một trong số các loại nấm ăn được và phổ biến trên thị trường. Nấm rơm thường mọc tự nhiên từ các đống rơm rạ hoặc được nuôi trồng. Với đặc tính dễ trồng, dễ phát triển ở các quốc gia vùng nhiệt đới. Tùy vào từng loại, nấm rơm có kích thước và màu sắc khác nhau như xám, xám trắng và xám đen.
Nấm thái dương
Brazil là quê hương của nấm thái dương. Loại nấm này có màu nâu hồng ở mũ, đường kính mũ khi nở có thể lên đến 8cm. Cuống nấm hình trụ, cao 6 – 7 cm và có màu trắng. Nấm thái dương không chỉ thơm ngon mà còn được sử dụng như một loại thuốc bởi nguồn vitamin B dồi dào cùng các chất dinh dưỡng tuyệt vời khác.
>>> Xem thêm: Calo là gì? Cần bổ sung bao nhiêu calo mỗi ngày?
Nấm kim châm
Nấm kim châm hay còn gọi là nấm giá, nấm kim chi, đây là loại nấm quen thuộc trong căn bếp của các gia đình Việt. Nấm kim châm thường có màu trắng hoặc vàng nhạt và mọc thành từng cụm đều nhau, đặc biệt được yêu thích trong các món lẩu. Khi chín, có độ dai, giòn, ăn có vị ngọt mát và mùi thơm nhẹ.
Nấm hầu thủ
Nấm hầu thủ còn được gọi với cái tên khác là nấm đầu khỉ. Loại nấm này có dạng hình bầu dục hoặc hình cầu, mọc thành từng chùm hoặc riêng lẻ. Không chỉ là loại dược liệu có giá trị, nấm hầu thủ còn gây ấn tượng bởi tua nấm dài từ 0,5–3 cm rũ xuống dày đặc. Lúc già, tua dài và ngả sang màu vàng như bờm sư tử. Do đó, nấm hầu thủ còn có tên gọi khác là nấm bờm sư tử.
>>Xem thêm: Rau ngót: Tác dụng tuyệt vời và tác hại cần lưu ý
Nấm đông cô
Khi liệt kê các loại nấm ăn được, nấm đông cô là cái tên không thể không nhắc đến. Nấm đông cô hay còn gọi là nấm hương, tiếng Trung gọi là hương cô (có nghĩa là nấm thơm). Loại nấm này có dạng như cái ô, đường kính 4 – 10 cm. Nấm đông cô có màu nâu nhẹ, phần mũ nấm rộng, mặt dưới của tán nấm có nhiều đường gấp mỏng và thường mọc ký sinh trên thân cây sồi, cây dẻ.
Nấm đông cô (nấm hương) giàu giá trị dinh dưỡng như chất đạm, vitamin, khoáng chất, hơn 30 coenzyme và các amino acid cần thiết cho cơ thể. Khi nấu chín, loại nấm này có mùi thơm vô cùng đặc biệt.
Nấm tai mèo
Nấm tai mèo được biết đến với tên khác như nấm mèo, mộc nhĩ đen. Nấm mèo có nét tựa như tai người, có màu nâu sẫm đến đen và thường mọc trên các thân cây mục. Đây là một trong các loại nấm được dùng phổ biến trong ẩm thực Việt Nam. Bên cạnh sự dai giòn khi nấu chín, nấm tai mèo còn có vị ngọt và có tác dụng trong Y học.
>>> Xem thêm: 10 công dụng của rau đay bạn có thể chưa từng nghe qua
Nấm mỡ
Nấm mỡ là loại nấm dễ dàng chế biến thành nhiều món ngon khác nhau với hàm lượng dinh dưỡng cực kỳ cao. Trong các loại nấm ăn được thì đây là loại nấm có thể ăn sống. Nấm mỡ có hình dạng giống nấm đông cô. Tuy nhiên, mũ loại nấm này trơn, thường có màu trắng và nâu. Thân nấm hình trụ, cao khoảng 3 – 6 cm.
Nấm mỡ có nhiều chất xơ, vitamin, protein, canxi cùng các axit amin quý như: Threonine, Proline, Citrulline, Leucine, Alanine, Glycine… rất cần thiết cho cơ thể.
Nấm thông
Nấm thông là một trong các loại nấm ăn được có nhiều lợi ích đối với sức khỏe và làm đẹp. Loại nấm này thường phát triển ở các vùng khí hậu cận nhiệt đới và ôn đới. Ở Việt Nam, chủ yếu mọc trên đất thông và được trồng ở Đà Lạt và Bắc Giang.
Nấm thông có màu tím khi còn non, về sau chuyển sang màu vàng hoặc nâu. Khi ăn, loại nấm này có mùi thơm rất dễ chịu, được rất nhiều người ưa chuộng.
>>> Xem thêm: Cải Kale là gì? Một số cách chế biến món ngon mà bạn chưa biết
Nấm tuyết
Đúng như tên gọi nấm tuyết (mộc nhĩ trắng), loại nấm này có hình dáng bông tuyết và màu trắng tinh khiết. Phần thịt của nấm tuyết có chất nhầy, khá dày và dẻo. Nấm tuyết sẽ có màu vàng nhạt sau khi phơi khô.
Trong Y học, nấm tuyết giúp chữa bệnh cũng như hỗ trợ tăng cường sức khỏe. Do đó, loại nấm này được xem như phương thuốc quý của vua chúa ngày xưa và có giá trị cho đến nay.
Nấm linh chi
Nấm linh chi còn có tên gọi là nấm trường thọ, thuốc thần tiên. Trong danh sách các loại nấm tốt cho sức khỏe, nấm linh chi có giá trị dược phẩm và dinh dưỡng cao nhất. Đây là một loại nấm đông y, được sử dụng nhiều trong y học cổ truyền. Nấm có kết cấu dạng gỗ, bề mặt bóng loáng, sẫm màu và có kích thước lớn, sẫm màu với bề mặt bóng loáng cùng kết cấu dạng gỗ.
Nấm linh chi có nguồn protein dồi dào, đặc biệt giàu thành phần leucine, lysine và các axit amin thiết yếu. Hàm lượng chất béo tương đối thấp cùng nhiều loại phân tử hoạt tính sinh học đã giúp nấm linh chi nâng cao giá trị dinh dưỡng của mình.
>>> Xem thêm: Tác dụng của quả đậu bắp đối với sức khỏe
Nấm tràm
Nấm tràm là loại nấm ăn được nhưng chưa được phổ biến rộng rãi. Loại nấm này phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền Trung, đặc biệt là Thừa Thiên Huế, Quảng Trị và Quảng Bình. Nấm tràm có màu tím và thường mọc trên cây tràm. Khi ăn, nấm có vị đắng khó ăn nhưng rất tốt cho sức khỏe. Cũng như các loại nấm ăn được kể trên, nấm tràm có nhiều giá trị dinh dưỡng như protein, vitamin B1, B2, chất mangan, chất sắt, chất béo, carbohydrate…
Nấm bào ngư
Nấm bào ngư hay nấm sò, nấm trắng là loại nấm mọc trên các thân cây khô và mọc xen kẽ như bậc thang. Loại nấm này được xem như một loại dược liệu do có chứa các statin có tác dụng giảm cholesterol. Bên cạnh các vitamin và khoáng chất cần thiết, nấm bào ngư còn cung cấp acid folic, protein, các pleutorin, glucid và acid béo không no. Đây là những thành phần giúp chống viêm, kháng khuẩn, ngăn ngừa tế bào Ung thư và các gốc tự do phát triển.
>>> Xem thêm: Rau cải ngồng: Tác dụng bất ngờ của thực phẩm giàu dinh dưỡng
Tác dụng của các loại nấm ăn được đối với sức khỏe
Các loại nấm kể trên đều để lại những hương vị đặc biệt trong nền ẩm thực, đồng thời mang đến những tác dụng hữu hiệu cho sức khỏe. Cụ thể:
Nấm mỡ hỗ trợ giảm Cholesterol trong máu
Nấm mỡ chứa nhiều chất dinh dưỡng như canxi, sắt, protid, lipid, glucid, vitamin C, E, B1, B2, B6, E, K… Ngoài ra, lượng chất xơ dồi dào trong nấm mỡ có tác dụng giảm hấp thụ Cholesterol trong ruột và Cholesterol trong máu. Từ đó, loại nấm này làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, giảm viêm gan, chống Ung thư và bệnh tiểu đường.
Nấm kim châm giúp ngăn ngừa ung thư
Nấm kim châm là thực phẩm phổ biến và giàu giá trị dinh dưỡng. Trong Đông y, loại nấm này có hoạt chất giúp phòng chống Ung thư mạnh mẽ, ngăn chặn sự lây lan của các tế bào ung thư cổ tử cung, Ung thư vú và ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư gan.
Bên cạnh đó, với lượng lysine cao gấp hai lần nấm mỡ, nấm kim châm giúp cải thiện trí lực và chiều cao cho trẻ nhỏ. Đối với người già, lượng kali và kẽm cao cùng lượng natri thấp trong loại nấm này sẽ giúp tăng sức đề kháng và cải thiện bệnh huyết áp cao.
>>> Xem thêm: Đậu rồng: Công dụng và cách chế biến có lợi cho sức khỏe
Nấm rơm có tác dụng chống lại béo phì
Theo nghiên cứu, trong 100g nấm rơm có chứa 57 kcal, nước 87.9g, 3.6g protein, đường 0g, 3.4g carbohydrate, chất xơ 1.1g, lipid 3.2g, sắt 1.20mg cùng các vitamin và axit amin cần thiết khác. Nhờ đó, nấm rơm có tác dụng chống lại béo phì hiệu quả. Bên cạnh đó, loại nấm này còn giúp điều trị đái tháo đường, rối loạn lipid máu, Ung thư và các bệnh liên quan đến tim mạch.
Nấm bào ngư giúp phòng chống bệnh ung bướu
Nấm bào ngư được xem là một thảo dược quý trong số các loại nấm ăn được. Nhờ đặc tính ấm, có vị ngọt cùng nhiều vitamin và khoáng chất, nấm bào ngư có tác dụng dưỡng huyết và bồi bổ cơ thể rất tốt. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, bạn nên ăn nấm bào ngư một lần/tuần để phòng chống bệnh ung bướu, giảm stress, Xơ vữa động mạch và giúp cơ thể chậm lão hóa.
>>> Xem thêm: Cải bẹ xanh: Công dụng chữa bệnh và tác hại mà bạn nên biết
Nấm hương giúp hạ đường huyết
Trong 100g nấm hương (nấm đông cô) chứa 33 kcal, 0.5g lipid, 9mg natri, 2.2g protein, 304mg kali, 2.5g chất xơ, 2.4g đường… Lượng chất xơ, protein, lipid và các vitamin B2, vitamin D, PP dồi dào trong nấm hương giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể. Bên cạnh đó, nấm hương còn có tác dụng hạ đường huyết, giảm cholesterol, giảm béo, ngăn ngừa tắc mạch máu, giảm albumin niệu, chữa tàn nhang và phòng ngừa Ung thư hiệu quả.
Trên đây, bài viết đã giới thiệu về các loại nấm ăn được và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Hy vọng, chia sẻ trên sẽ giúp bạn biết cách thêm những loại nấm giàu giá trị dinh dưỡng vào các bữa ăn để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể. Để cập nhật thêm các cập nhật mới về y học, mời bạn truy cập Tin tức y tế. Ngoài ra, đừng quên liên hệ ngay với chúng tôi qua số HOTLINE hoặc đặt lịch hẹn trực tiếp TẠI ĐÂY để được tư vấn miễn phí tại hệ thống Bệnh viện Hoàn Mỹ trên toàn quốc.
*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.