Tin tức y tế

5+ Dấu hiệu ung thư cổ tử cung thường gặp

18/10/2023

Ung thư cổ tử cung thường được phát hiện ở nữ giới trong khoảng độ tuổi từ 35 đến 44 tuổi và đây cũng là dạng Ung thư phổ biến top 3 thế giới, cũng là tình trạng đáng báo động cho phái nữ trong mọi vấn đề về sức khỏe. Vậy ung thư cổ tử cung được hiểu như thế nào? Qua bài viết sau, Hoàn Mỹ sẽ giúp bạn sớm nhận biết các dấu hiệu Ung thư cổ tử cung để kịp thời chữa trị, tránh tình trạng bệnh diễn biến nặng. 

>>> Xem thêm:

Ung thư cổ tử cung là gì?

Cổ tử cung là phần dưới của tử cung, là nơi nối tử cung và âm đạo. Ung thư tử cung bắt nguồn từ sự xuất hiện của virus HPV lây nhiễm qua đường tình dục. HPV là căn bệnh nhiễm trùng phổ biến, khi loại virus này bắt đầu xâm nhập, cơ chế hệ miễn dịch ở người sẽ chống lại chúng, tuy nhiên trong cơ thể của một số người, loại virus này vẫn còn tồn tại nhiều năm và hình thành nên bệnh. 

Phương pháp điều trị chung của Ung thư cổ tử cung chính là phẫu thuật cắt bỏ, xạ trị và hóa trị. Mặt khác, để tránh tình trạng nhiễm virus HPV, các bạn nữ nên tiêm vacxin bảo vệ, đây cũng là cách phòng ngừa phổ biến hiện nay. 

>>> Xem thêm: Chu kỳ kinh nguyệt là gì? Bật mí cách tính chính xác mà bạn nên biết

Ung thư cổ tử cung là gì?
Khái quát về Ung thư cổ tử cung (Nguồn: Internet)

Dấu hiệu nhận biết Ung thư cổ tử cung

Để kịp thời phát hiện Ung thư cổ tử cung và tránh tình trạng bệnh diễn biến phức tạp dẫn đến không thể cứu chữa, cần theo dõi sức khỏe thường xuyên và chú ý đến một số triệu chứng Ung thư cổ tử cung như:

Xuất huyết âm đạo bất thường

Dấu hiệu Ung thư cổ tử cung dễ thấy nhất ở Ung thư cổ tử cung chính là âm đạo bị chảy máu một cách bất thường. Đặc biệt hơn, tình trạng này thường diễn ra sau khi quan hệ tình dục, sau thời kỳ mãn kinh,…Sở dĩ âm đạo bị chảy máu bất chợt vì kích thước khối u trở nên lớn hơn và lan dần đến các vị trí xung quanh và phần niêm mạc tử cung bị biến dạng dần, nên chúng làm cho các mạch máu bị tác động gây tổn thương, từ đó làm máu âm đạo chảy.

Biểu hiện âm đạo chảy máu bất thường
Biểu hiện âm đạo chảy máu bất thường (Nguồn: Internet)

Dịch âm đạo tiết ra một cách bất thường

Dịch âm đạo thường có mùi hôi khó chịu và tần suất dịch xuất hiện ngày càng nhiều và không liên tục, chất dịch có thể lỏng hoặc nhầy tùy theo cơ địa mỗi người. Song song với điều đó, màu sắc của chất dịch cũng khác so với chất dịch khác (ví dụ: huyết trắng) hay màu máu nhạt, trắng đục hoặc xanh mủ,…

>>> Xem thêm: Rối loạn tiền đình: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị

Xuất hiện dịch âm đạo bất thường
Tần suất dịch âm đạo diễn ra một cách bất thường (Nguồn: Internet)

Đau hoặc chảy máu khi quan hệ tình dục

Cổ tử cung thường chịu tác động mỗi khi quan hệ tình dục, do đó việc khối u Ung thư ngày càng lan rộng dần đến các vị trí xung quanh, nhất là vùng xương chậu sẽ dễ khiến bạn đau đớn. Hơn thế nữa, khi cổ tử cung chịu tác động mạnh, điều này ảnh hưởng đến các mạch máu làm chảy máu mỗi khi quan hệ.

Thay đổi thói quen đi tiểu

Khi khối u phát triển lớn và đã lan đến các mô xung quanh, sẽ ảnh hưởng đến việc tiểu tiện của người bệnh. Các biểu hiện cụ thể như là cảm thấy đau rát hoặc buốt vùng âm đạo mỗi khi tiểu, nước tiểu có mùi hôi, tiểu ra máu và tần suất đi tiểu rất nhiều lần trong ngày.

>>> Xem thêm: 4 Cách tính ngày rụng trứng theo chu kỳ kinh nguyệt chuẩn

Thói quen đi tiểu bị thay đổi
Thói quen đi tiểu bị thay đổi (Nguồn: Internet)

Đau vùng bụng dưới

Khi kích thước của khối u phát triển và lan đến các vùng xung quanh, nhất là vùng bụng dưới vì nơi đây rất gần với cổ tử cung. Sự phát triển khối u làm tắc nghẽn hệ tiết niệu nên cản trở quá trình cung cấp oxy cho tế bào nên gây ra cảm giác đau bụng dưới

>>> Xem thêm: Đau bụng bên phải cảnh báo bệnh gì? Cách giảm đau nhanh chóng

Đau vùng bụng vùng khối u
Khối u gây tình trạng đau đớn ở vùng xương chậu (Nguồn: Internet)

Thiếu máu, sụt cân không rõ nguyên nhân

Một trong những dấu hiệu Ung thư cổ tử cung mà các bạn nữ thường hay bỏ qua, hoặc cho đó là do thể trạng mệt mỏi hay một bệnh lý nào khác gây nên chính là sụt cân. Tình trạng cân nặng giảm bất thường do sự đau đớn và mệt mỏi của Ung thư khiến bạn chán ăn và chất dinh dưỡng khó hấp thụ vào cơ thể. 

>>> Xem thêm: Đau bụng trên rốn: Nguyên nhân và cách điều trị 

Sụt cân không rõ nguyên nhân
Sụt cân không rõ nguyên nhân (Nguồn: Internet)

Cách phòng ngừa bệnh Ung thư cổ tử cung

Hiện nay có rất nhiều cách để phòng ngừa bệnh Ung thư cổ tử cung, trong số đó có 2 cách phòng bệnh chủ yếu gồm:

  • Xét nghiệm sàng lọc: Bao gồm xét nghiệm tế bào học cổ tử cung và tìm kiểu gen HPV có nguy cơ cao. Phụ nữ ở độ tuổi từ 25 đến 30 tuổi thực hiện xét nghiệm này là tốt và phổ biến nhất.
  • Tiêm vacxin bảo vệ: Việc tiêm chủng có thể bắt đầu từ khi 9 tuổi và độ tuổi tốt nhất được khuyến nghị nên từ 11 tuổi. Việc tiêm chủng vacxin ngừa HPV chỉ có tác dụng ngăn ngừa, không có tác dụng chữa trị và chúng sẽ phát huy công dụng hiệu quả nhất nếu bạn tiêm ngừa trước khi quan hệ tình dục lần đầu tiên.

>>> Xem thêm: Đau bụng kinh: Nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp giảm đau

Cách phòng ngừa ung thư cổ tử cung
Tiêm vacxin HPV để phòng ngừa Ung thư cổ tử cung (Nguồn: Internet)

Một số câu hỏi thường gặp

Siêu âm ổ bụng có phát hiện Ung thư cổ tử cung không?

Siêu âm ổ bụng vẫn có thể phát hiện Ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, kết quả chỉ tương đối chứ không chính xác hoàn toàn, vì các bác sĩ sẽ không chẩn đoán được đó là khối u lành tính hay khối u ung thư. 

Siêu âm có phát hiện Ung thư cổ tử cung được không?

Với sự phát triển của các thiết bị y tế và sự phân tích có cơ sở khoa học, chuyên nghiệp của các y bác sĩ hiện nay thì kết quả siêu âm có thể phát hiện và phỏng đoán về tình trạng Ung thư cổ tử cung.

Tóm lại, Ung thư cổ tử cung là một bệnh lý nguy hiểm và đáng báo động ở nữ giới trong thời gian gần đây. Để sớm phát hiện và điều trị kịp thời, bạn nên nắm rõ các dấu hiệu Ung thư cổ tử cung, cũng như là cách phòng và chữa bệnh. Ngoài ra, bạn có thể cập nhật thêm các thông tin y tế khác bằng cách truy cập Tin tức y tế. Hơn nữa, hãy liên hệ TẠI ĐÂY để được đặt lịch hẹn, thăm khám miễn phí hoặc gọi đến HOTLINE để được hỗ trợ và tư vấn nhanh nhất từ đội ngũ chuyên viên của Bệnh viện Hoàn Mỹ trên toàn quốc.

*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.