Tin tức y tế

Rau ngót: Công dụng và một số tác hại cần lưu ý

07/07/2023

Rau ngót là một loại rau xanh tươi ngon, có mùi thơm đặc trưng, rất quen thuộc trong mỗi bữa cơm gia đình. Để hiểu rõ hơn về loại rau này, hãy cùng Hoàn Mỹ tìm hiểu về những tác dụng của rau ngót và tác hại cần lưu ý trong bài viết này nhé.

Thành phần dinh dưỡng của rau ngót

Rau ngót chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin A, vitamin C, vitamin K, folate (axit folic), chất xơ, kali và sắt. Ngoài ra, rau ngót cũng chứa ít calo, dồi dào lượng đạm và không chứa cholesterol.

Cụ thể, theo nghiên cứu cứ trong 100g rau bồ ngót sẽ bao gồm những hàm lượng chất sau:

  • Protein: 5,3g
  • Canxi: 169 mg
  • Tinh bột: 3,4g
  • Phốt pho: 64,5mg
  • Sắt: 2,7mg
  • Carotin: 6mcg
  • Vitamin B1: 100mcg
  • Vitamin B2: 400mcg
  • Vitamin C: 185mg
  • Vitamin PP: 2,2g.

Với hàm lượng đạm cao nên bạn có thể chọn rau ngót trong thực đơn ăn chay của mình. Việc dùng protein thực vật thay cho protein động vật cũng sẽ góp phần vào hạn chế quá trình chuyển hóa canxi, ngừa sỏi thận và loãng xương. 

Ăn rau ngót có tốt không?

Đây là thực phẩm có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Loại rau này có thể giúp cải thiện hệ tiêu hóa, hỗ trợ quá trình trao đổi chất, tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và bảo vệ tế bào chống lại sự tổn thương do tác động của gốc tự do. 

Rau ngót có sự khác biệt so với những loại rau khác về mùi vị và kết cấu. Ăn nhiều rau này sẽ giúp cơ thể của bạn bổ sung vitamin, vi chất dinh dưỡng và khoáng chất để giúp bạn tràn đầy năng lượng mỗi ngày. 

Tuy nhiên, cũng giống như  bất kỳ loại thực phẩm nào, bạn cần phải ăn rau bồ ngót đúng cách, nên kết hợp với một chế độ ăn uống cân đối và đa dạng để đảm bảo rằng cơ thể hấp thụ đủ chất dinh dưỡng từ các nguồn khác nhau.

Ăn rau ngót có tốt không?
Ăn rau ngót có tốt không? (Nguồn: Internet)

Tác dụng của rau ngót trong Đông y

Rau bồ ngót là đã không còn quá xa lạ với người Việt. Loại rau tự nhiên này trong Đông Y có rất nhiều tác dụng hữu hiệu, một số tác dụng tiêu biểu như:

Giúp thanh nhiệt, giải độc

Không chỉ là loại rau dùng để nấu ăn canh ngon, ngọt, rau bồ ngót còn có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu và giải độc cho cơ thể. Đồng thời, trong Đông Y, bồ ngót còn được xem là bài thuốc có thể chữa triệu chứng chảy máu cam. 

Rau ngót giúp trị ho, Sốt cao, nổi ban

Trong Đông y, để cải thiện tình trạng ho, sốt, phát ban, bạn có thể dùng lá bồ ngót tươi đem sắc lấy nước uống. 

Cách làm: Lấy khoảng 20-40g lá rau bồ ngót tươi, rửa sạch rồi đem sắc với nước uống mỗi ngày. 

Ngoài ra, nếu trẻ em bị tưa lưỡi cũng có thể dùng để chữa trị:

  • Đầu tiên ngắt một ít lá bồ ngót, mang rửa sạch với nước, rồi đem giã nhuyễn, vắt lấy nước cốt.
  • Sau đó, sử dụng băng gạc để thấm lấy nước cốt vừa vắt rồi thoa đều lên lưỡi, vòm họng và lợi của bé. Có thể thêm một ít mật ong để vị dễ chịu hơn cho bé nhé. 

Rau ngót giúp phụ nữ sau sinh lợi sữa, làm sạch và tống xuất sản dịch

Loại rau này còn được biết đến với công dụng khác đó là có thể hỗ trợ phụ nữ sau sinh trong việc lợi sữa, làm sạch và tống xuất sản dịch. Ăn nhiều rau bồ ngót sau sinh sẽ làm kích thích co thắt tử cung từ đó giúp mẹ sau sinh có thể tống hết sản dịch còn ứ đọng lại ra khỏi tử cung hiệu quả.

Rau ngót giúp phụ nữ sau sinh lợi sữa, làm sạch và tống xuất sản dịch
Rau ngót giúp phụ nữ sau sinh lợi sữa, làm sạch và tống xuất sản dịch (Nguồn: Internet)

Tác dụng của rau ngót trong y học hiện đại 

Rau ngót (tên khoa học là Amaranthus viridis) là một loại rau phổ biến trong ẩm thực và nhiều ứng dụng lâu đời trong y học dân gian. Dưới đây là một số tác dụng của rau bồ ngót được nghiên cứu và liên kết với y học hiện đại:

Rau ngót giúp kiểm soát đường huyết

Trong lá bồ ngót có chiết xuất Flavonoid và Polyphenol có chức năng giảm nguy cơ tiểu đường tuýp 2 hiệu quả. Với chức năng kiểm soát đường huyết này của Flavonoid sẽ giúp cơ thể bạn ngăn chặn sự tích tụ chất béo. Riêng với Polyphenol sẽ giúp làm giảm quá trình sản sinh tế bào tăng sinh chất béo, tăng quá trình oxy hóa của các axit béo và tăng phân giải hiệu quả.

Ngoài ra, rau bồ ngót còn chứa chất insulin, giúp kiểm soát lượng đường, hỗ trợ tích cực trong quá trình điều trị bệnh đái tháo đường tuýp 1.

Rau ngót tốt cho sức khỏe phụ nữ sau sinh

Như đã đề cập ở trên, rau bồ ngót chứa hàm lượng chất dinh dưỡng phong phú, đa dạng như canxi, magie, kali, đạm thực vật, các loại vitamin như C, B, PP cùng nhiều khoáng chất tốt cho sức khỏe phụ nữ sau sinh. 

Hợp chất Phytochemical trong rau bồ ngót có chức năng tăng kích thích sản sinh hormone Estrogen, cải thiện nội tiết tốt, tăng lượng sữa mẹ trong giai đoạn cho con bú. Đặc biệt, loại rau này còn giúp tăng sự co bóp tử cung, tống sản dịch hiệu quả và tiêm viêm rất tốt. 

Giúp hỗ trợ ổn định huyết áp

Hoạt chất chống co thắt cơ trơn Papaverin có trong lá bồ ngót sẽ hỗ trợ làm giãn mạch máu rất tốt. Nếu thường xuyên bổ sung rau ngót vào thực đơn ăn uống hàng ngày của người bệnh cao huyết áp sẽ giúp làm giảm và ổn định huyết áp hiệu quả. 

Hơn nữa, các bệnh nhân mắc bệnh tắc mạch, nghẽn mạch và Xơ vữa động mạch ăn lá bồ ngót cũng rất tốt trong quá trình hỗ trợ điều trị bệnh. 

Giúp tăng cường hệ miễn dịch và giảm viêm nhiễm

Hàm lượng vitamin C dồi dào có trong rau ngót cùng các thành phần dinh dưỡng khác sẽ giúp cơ thể được tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ củng cố các lớp bảo vệ. Điều này sẽ giúp cho cơ thể của bạn có khả năng chống lại tác nhân gây hại cũng như có thể ngăn ngừa các vấn đề viêm nhiễm. 

Ngoài ra, hàm lượng vitamin C cao trong lá bồ ngót cũng có thể giúp chống lại các vấn đề nhiễm trùng do virus, kể cả virus cúm. 

Giúp tăng cường hệ miễn dịch và giảm viêm nhiễm
Giúp tăng cường hệ miễn dịch và giảm viêm nhiễm (Nguồn: Internet)

Tác hại của rau ngót cần lưu ý 

Ngoài những lợi ích phía trên thì song song với đó cũng tiềm ẩn nhiều tác hại khác nhau, nếu như bạn không sử dụng đúng cách và quá lạm dụng. Một vài tác hại nổi bật như sau:

Nguy cơ sảy thai

Dù biết rằng rau ngót tốt cho mẹ sau sinh như đối bạn trong quá trình mang thai, đặc biệt là tam cá nguyệt đầu tiên, bạn cần phải cẩn thận trong việc sử dụng để chế biến món ăn. Bởi vì hàm lượng Papaverin trong loại rau này có thể làm cho quá trình co bóp tử cung tăng. Hơn nữa, nếu nạp quá nhiều Papaverin có thể dẫn đến nguy cơ sảy thai đối với các mẹ bầu. 

Trên thực tế, chưa có một nghiên cứu cụ thể nào chỉ ra rằng bà bầu ăn canh rau bồ ngót sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, bạn cũng nên thật thận trọng trong thực đơn ăn uống và dinh dưỡng trong thai kỳ. Tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn hơn. Trong 3 tháng đầu mang thai, bạn chỉ nên khoảng 30g lá bồ ngót/ngày và không được vượt quá. 

Rau ngót có thể dẫn đến nguy cơ sảy thai
Rau ngót có thể dẫn đến nguy cơ sảy thai (Nguồn: Internet)

Nguy cơ viêm tiểu phế phổi tắc nghẽn

Nhiều người thường dùng rau bồ ngót để làm nước ép uống giảm cân. Tuy nhiên, nếu dung nạp quá nhiều có thể khiến bùng phát viêm tiểu phế quản tắc nghẽn, rất nguy hiểm. Đồng thời, hợp chất Papaverin trong rau ngót cũng được xem là nguyên nhân của chứng suy phổi. 

Gây mất ngủ

Bạn không nên dùng loại rau này là nước ép để uống sống quá nhiều. Điều này chỉ là tăng thêm nguy cơ mắc các bệnh về phổi. Nếu bạn uống liên tục 150g nước bồ ngót/ngày sẽ khiến bạn cảm thấy bị khó thở, mất ngủ. Tuy nhiên, những triệu chứng này chỉ xuất hiện trong ngày và không kéo dài. Dù vậy, bạn cũng không nên chủ quan nhé, hãy cẩn thận và bảo vệ sức khỏe của chính mình. 

Lưu ý khi lựa chọn rau ngót

  • Khi chọn mua để chế biến thức ăn, bạn nên chọn những bó rau lá mỏng, thân cứng cáp. Hạn chế chọn những bó rau với cọng bị íu, lá bị xoăn bất thường hoặc có những dấu hiệu nghi ngờ có sự can thiệp với hóa chất nhé. 
  • Cần phải rửa thật kỹ với nước muối và nước sạch trước khi chế biến thức ăn. Tốt nhất, bạn nên ngâm rau với nước muối loãng trong vòng 10-15 phút, rồi dùng nước sạch rửa thêm 1 lần nữa trước khi nấu để đảm bảo an toàn. 
  • Không nên vò nát lá rau bồ ngót trước khi nấu, vì sẽ làm mất các chất dinh dưỡng có trong lá. 
  • Với các khu vực phía Bắc, có nhiều loại ra chỉ có theo mùa nhất định. Chính vì thế, bạn hạn chế ăn rau bồ ngót trái vụ. Vì lúc này có thể rau đã được can thiệp hóa chất tăng trưởng, rất nguy hiểm đối với sức khỏe. Ở miền Bắc, bạn có thể chọn mua rau  bồ ngót tự nhiên theo mùa đó là từ tháng 7 đến tháng 3 năm sau. 
Lưu ý khi lựa chọn rau ngót
Lưu ý khi lựa chọn rau ngót (Nguồn: Internet)

Như vậy, rau ngót không chỉ là một loại rau ngon mà còn mang lại nhiều tác dụng cho sức khỏe. Hy vọng những chia sẻ trong bài viết sẽ giúp bạn có thể hiểu rõ hơn về lợi ích và tác hại của loại rau này. Đừng quên theo dõi Tin tức y tế hàng ngày để cập nhật thông tin sức khỏe hữu ích nhất. Để nhận tư vấn miễn phí và đặt lịch khám tại Hệ thống các Bệnh viện Hoàn Mỹ trên toàn quốc, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE hoặc truy cập TẠI ĐÂY.

Câu hỏi liên quan:

Uống rau ngót sống có tốt không?

Hiện nay, vẫn có nhiều người truyền nhau về phương pháp giảm cân bằng cách uống rau bồ ngót sống. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng cách cũng sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng. 
Trong rau có nhiều chất xơ nên khá tốt cho những người muốn giảm cân. Đồng thời hàm lượng vitamin C trong loại rau này cũng rất dồi dào nên có thể hỗ trợ giảm cân và không bị thiếu máu. Nhưng, bạn không nên uống lá bồ ngót sống liên tục, kéo dài vì có thể khiến tắc nghẽn phổi, khó thở, mất ngủ, giảm hấp thụ canxi, photpho,….

Rau ngót có tác dụng gì cho da?

Với hàm lượng vitamin C dồi dào trong loại rau này, thì ăn nhiều quá sẽ giúp cơ thể của bạn được cấp thêm vitamin C, hỗ trợ sản sinh collagen, rất tốt cho làn da. Rau bồ ngót có thể giúp cải thiện tình trạng thâm nám, mờ sẹo, ngăn ngừa lão hóa, làm da trắng tự nhiên.
Bên cạnh đó, Vitamin A trong rau có thể giúp làn da của bạn được bảo vệ trước những tác nhân gây hại từ môi trường như tia UV, hạn chế tàn nhang trên da hiệu quả. 

*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.