Tin tức y tế

Cập nhật cách phòng tránh bệnh đậu mùa khỉ theo khuyến cáo Bộ Y tế

13/10/2023

Trong đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ vào năm 2022, ước tính có hơn 112 trường hợp đã tử vong, chiếm tỷ lệ khoảng 0-11%. Các triệu chứng phổ biến của bệnh đậu mùa khỉ như đau họng, ngứa phát ban, sốt, sưng hạch, mệt mỏi,… Trong một số trường hợp bệnh đầu mùa có thể tự khỏi trong 2-4 tuần. Tuy nhiên, nếu không có biện pháp phòng tránh đúng cách, đậu mùa khỉ có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Cùng Hoàn Mỹ tìm hiểu ngay cách phòng tránh bệnh đậu mùa khỉ sau bài viết dưới đây!

>> Xem thêm: 

Bệnh đậu mùa khỉ đang là vấn đề nhức nhối toàn cầu

Theo báo cáo của tổ chức Y tế thế giới (WHO), đậu mùa khỉ được ghi nhận đầu tiên tại một số khu vực châu Âu, châu Phi vào tháng 5/2022. Sau đó, bệnh ngày càng gia tăng và liên tục lây lan ở một số lãnh thổ lân cận. Vậy bệnh đậu mùa khỉ là gì? Đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh đậu mùa khỉ? 

Bệnh đậu mùa khỉ là gì? 

Bệnh đậu mùa khỉ là một bệnh nhiễm trùng do vi rút thuộc nhóm Orthopoxvirus gây ra. Bệnh có thể lây lan từ người sang người thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với da hoặc những chất dịch trong cơ thể. Khi nhiễm bệnh đậu mùa khỉ người bệnh sẽ có các dấu hiệu như phát ban, sốt, sưng hạch, đau họng,… Thời gian từ khi nhiễm bệnh đến khi xuất hiện các triệu chứng có thể kéo dài từ 5-21 ngày. Tuy nhiên, có khoảng 5% trường hợp có thời gian ủ bệnh kéo dài hơn 21 ngày. 

>> Xem thêm: Sốt xuất huyết làm gì cho nhanh khỏi?

Các loài khỉ không phải là vật chủ chính của vi rút gây ra bệnh đậu mùa khỉ
Các loài khỉ không phải là vật chủ chính của vi rút gây ra bệnh đậu mùa khỉ (Nguồn: Internet)

Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao

Bệnh đậu mùa khỉ có thể lây từ người sang người hoặc từ động vật sang người. Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh:

  • Tiếp xúc gần với người bệnh bằng cách chạm vào da, nước bọt, dịch tiết hoặc các vết thương,…
  • Tiếp xúc với các vật dụng bị nhiễm bẩn của người bệnh như chăn, khăn tắm, quần áo, ly uống nước hoặc dụng cụ ăn uống
  • Tiếp xúc với động vật hoang dã nếu không có sử dụng phương tiện bảo hộ
  • Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và những người có hệ miễn dịch yếu nếu chưa được tiêm phòng là những đối tượng sẽ có nguy cơ mắc bệnh đầu mùa khỉ.

Các dấu hiệu và triệu chứng khi bị đậu mùa khỉ

Bệnh đậu mùa khỉ thường bắt đầu với các triệu chứng như sốt, nhức đầu và đau họng, ngứa, sưng hạch ở cổ,… Sau đó, người bệnh sẽ xuất hiện các tổn thương da ở các giai đoạn khác nhau như nổi mụn sẩn, mụn nước cho đến mụn mủ. Các tổn thương da có thể lan rộng trên cơ thể hoặc tập trung ở một số vùng như lòng bàn tay, bàn chân, miệng, hậu môn hoặc cơ quan sinh dục,ó thể  sưng hạch ở cổ hoặc nách. Các tổn thương da có thể gây đau và viêm.

Tuy nhiên, trong đợt bùng phát toàn cầu năm 2022, bệnh đậu mùa khỉ đã có những biểu hiện lâm sàng không rõ ràng. Một số người bị nhiễm không có triệu chứng hoặc chỉ có rất nhẹ. Một số người chỉ có các tổn thương da ở một số vùng nhất định.Một số người còn bị đồng nhiễm với các bệnh nhiễm trùng khác như HSV hoặc các bệnh lây truyền qua đường tình dục. 

>> Xem thêm: Dấu hiệu nhận biết đậu mùa khỉ? Nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa

Dấu hiệu và triệu chứng của đạu mùa khỉ
Người bệnh thường bắt đầu với các triệu chứng như sốt, nhức đầu và khó chịu (Nguồn: Internet)

Cần làm gì khi có biểu hiện của bệnh đậu mùa khỉ?

Nếu có biểu hiện của bệnh đậu mùa khỉ, người bệnh cần làm những việc sau:

  • Liên hệ ngay với bác sĩ hoặc bệnh viện gần nhất để được khám và điều trị kịp thời. Cung cấp cho bác sĩ về lịch sử di chuyển hoặc tiếp xúc với người hoặc động vật có thể nhiễm bệnh.
  • Cách ly y tế tại nhà cho đến khi các vết thương da đã khỏi, vảy bong ra và lớp da mới được hình thành.
  • Tránh tiếp xúc thân thể trực tiếp với người và động vật khác để ngăn ngừa lây nhiễm.
  • Không sử dụng chung các đồ dùng cá nhân có thể mang mầm bệnh như khăn, quần áo, ly, bát, đĩa, và vệ sinh thường xuyên các vật dụng và bề mặt tiếp xúc.
  • Khi gần người khác trong nhà, hãy đeo khẩu trang để bảo vệ mình và người thân.
  • Uống đủ nước và dùng thuốc giảm đau hoặc hạ Sốt theo chỉ dẫn của bác sĩ để làm dịu các triệu chứng.

>> Xem thêm: Bệnh Thủy Đậu: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa

Những việc cần làm khi có dấu hiệu đậu mùa khỉ
Những việc cần làm nếu bạn có biểu hiện của bệnh đậu mùa khỉ (Nguồn: Internet)

Mức độ nguy hiểm của bệnh đậu mùa khỉ

Mức độ nguy hiểm của bệnh đậu mùa khỉ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chủng vi rút, tình trạng sức khỏe của người bệnh, sự tiếp cận với điều trị và việc phòng tránh bệnh đậu mùa khỉ. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tỷ lệ tử vong của bệnh đậu mùa khỉ giao động từ 0-11%. Tuy nhiên, trong đợt bùng phát toàn cầu năm 2022-2023, tỷ lệ tử vong đã giảm xuống còn khoảng 0.14% do chủng vi rút gây bệnh kém nguy hiểm hơn.

Mức độ nguy hiểm của đậu mùa khỉ
Mức độ nguy hiểm của bênh đậu mùa khỉ (Nguồn: Internet)

>> Xem thêm: Sốt siêu vi: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị, phòng ngừa

Bệnh đậu mùa khỉ đã có vắc xin chưa? 

Theo báo cáo của WHO thì vắc xin có thể giúp ngăn ngừa bệnh đậu mùa khỉ với hiệu quả đến 85%. Hiện nay, có 2 loại vắc-xin phòng ngừa bệnh là  là vacxin MVA-BN và ACAM2000. Trong đó, MVA-BN đã được Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ phê duyệt sử dụng trong việc phòng chống bệnh đậu mùa khỉ. Còn ACAM200 vẫn chưa có được giấy phép trong việc phòng chống bệnh nên chưa được sử dụng rộng rãi.

Vắc xin MCA-BN còn gọi là Jynneos, Imvanex, Imvanex được chỉ định cho người lớn từ 18 tuổi trở lên có nguy cơ cao mắc bệnh đậu mùa khỉ. Vắc xin này được tiêm theo một liệu trình 2 mũi tiêm trong da hoặc tiêm dưới da cách nhau 4 tuần.

>> Xem thêm: Sốt phát ban: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Các biện pháp phòng tránh đậu mùa khỉ

Ngoài việc phòng tránh bằng cách tiêm vắc xin, người bệnh cũng nên chủ động kiểm soát nguồn lây nhiễm của bệnh:

  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh
  • Hạn chế tiếp xúc gần với động vật nhiễm bệnh đặc biệt là động vật đã ốm và chết
  • Đeo khẩu trang khi đi đến khu vực lây nhiễm
  • Tránh tiếp xúc với người bị lây nhiễm
  • Sử dụng các đồ bảo hộ khi chăm sóc người đang bị nhiễm bệnh
  • Hạn chế tiếp xúc và ăn thịt của động vật hoang dã

>> Xem thêm: Giời leo: Nguyên nhân & cách điều trị bệnh triệt để, hiệu quả

Biên pháp phòng tránh đậu mùa khỉ
Cách phòng tránh bệnh đậu mùa khỉ theo hướng dẫn bộ y tế (Nguồn: Internet)

Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn đã có cái nhìn rõ hơn về cách phòng tránh bệnh đậu mùa khỉ và thực hiện đầy đủ những khuyến cáo từ Bộ Y tế để bảo vệ mình và người thân khỏi nguy cơ bệnh tật. Sức khỏe là tài sản quý báu nhất và sự chăm sóc và bảo vệ sức khỏe là trách nhiệm của chúng ta. Để biết thêm nhiều kiến thức y học thường thức khác, hãy truy cập vào chuyên mục Tin tức y tế của Hệ thống các Bệnh viện Hoàn Mỹ trên toàn quốc. Nếu bạn cần đặt lịch khám hoặc có bất kỳ thắc mắc nào, đừng ngần ngại liên hệ ngay qua số HOTLINE hoặc bấm TẠI ĐÂY. Đội ngũ y bác sĩ đáng tin cậy tại Hoàn Mỹ sẽ luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn chu đáo.

*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.