Tin tức y tế

Probiotic là gì? 11 Lợi ích của probiotic cho sức khỏe đường ruột

26/10/2023

Probiotics là các sản phẩm men vi sinh có vai trò quan trọng đối với sức khỏe hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ hoặc biết cách sử dụng chúng một cách hiệu quả. Trong bài viết này, Hoàn Mỹ sẽ cung cấp đến bạn thông tin về probiotic là gì, lợi ích và cách bổ sung.

>>> Xem thêm:

  • Men vi sinh: Công dụng, liều dùng và một số lưu ý
  • Men tiêu hóa là gì? Cách phân biệt men tiêu hóa & men vi sinh
  • Canxi hữu cơ là gì? Lợi ích và lưu ý khi sử dụng canxi hữu cơ

Probiotic là gì?

Probiotic là một dạng vi sinh vật sống có lợi cho cơ thể con người. Chúng có khả năng cân bằng đường ruột và giúp cải thiện quá trình tiêu hóa. Bằng cách ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây hại và duy trì vi khuẩn có lợi trong đường ruột, ngăn chặn sự bám dính của các loại vi khuẩn gây hại lên niêm mạc ruột và giảm lượng chất độc mà chúng tạo ra. 

Probiotic là gì?
Probiotic là gì? (Nguồn: Internet)

Phân loại men vi sinh (probiotic)

Men vi sinh được chia thành hai nhóm phổ biến nhất là Lactobacillus và Bifidobacterium.

Lactobacillus:

  • Lactobacillus là một vi khuẩn lactic acid phổ biến và có lợi cho sức khỏe.
  • Chúng tồn tại tự nhiên trong đường tiêu hoá và các sản phẩm lên men như sữa chua.
  • Lactobacillus có khả năng giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, cải thiện sức khỏe tiêu hoá, và có thể hỗ trợ hệ miễn dịch.

Bifidobacterium:

  • Bifidobacterium là một vi khuẩn thường thấy trong đường tiêu hoá.
  • Chúng có khả năng giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây hại và cải thiện quá trình tiêu hóa.
  • Bifidobacterium có lợi cho sức khỏe đường ruột và thường được tìm thấy trong các sản phẩm men vi sinh.

Ngoài Lactobacillus và Bifidobacterium, nấm men như Saccharomyces boulardii và một số chủng E.coli cũng được sử dụng làm men vi sinh.

>>> Xem thêm:

  • Vai trò của vitamin A? Cách dùng và liều dùng
  • Vitamin B1: Vai trò, công dụng và những lưu ý khi sử dụng
  • Những nguy hiểm khi thiếu hụt vitamin D và cách bổ sung hiệu quả

11 lợi ích của probiotic đối với sức khỏe đường ruột

Điều trị bệnh tiêu chảy

Probiotics có khả năng ngăn ngừa và điều trị tiêu chảy bằng cách tái tạo hệ tiêu hóa thông qua vi khuẩn có lợi. Chúng tăng cường sức đề kháng của đường ruột trước sự tấn công của các vi rút và ký sinh trùng gây hại, từ đó giúp ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa và điều trị tình trạng tiêu chảy.

Tác dụng nhuận tràng, giảm táo bón

Sử dụng men vi sinh bổ sung hoặc tiêu thụ thực phẩm giàu men vi sinh có thể hỗ trợ trong việc điều trị táo bón ở người lớn bằng cách làm cho chất thải mềm hơn và dễ dàng đi qua đại tràng. Probiotics có khả năng kiểm soát thời gian di chuyển của chất thải trong đường ruột và có thể tăng tần suất đi đại tiện.

Giảm hội chứng ruột kích thích

Probiotics có khả năng cân bằng hệ vi sinh đường ruột, làm giảm sự viêm nhiễm và giúp kiểm soát quá trình nhu động của ruột. Điều này có thể giúp làm giảm triệu chứng của hội chứng ruột kích thích (IBS) như khó chịu ở bụng, đầy hơi và chướng bụng và cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Probiotic có tác dụng giảm hội chứng ruột kích thích
Giảm Hội chứng ruột kích thích (Nguồn: Internet)

Hỗ trợ điều trị các chứng bệnh đường ruột – tiêu hóa

Probiotics giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa bằng cách cung cấp vi khuẩn có lợi, tạo môi trường cho sự phát triển của chúng và duy trì sự cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Ngoài ra, chúng còn tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể phòng ngừa và đối phó với virus và ký sinh trùng gây hại. Nhờ vào những tác động này, probiotics đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa tiêu chảy và điều trị tình trạng này.

Cân bằng hệ vi sinh đường ruột

Cân bằng hệ vi sinh đường ruột là một trong những lợi ích quan trọng của probiotics. Hệ vi sinh đường ruột bao gồm hàng tỷ vi khuẩn và nấm men khác nhau, và sự cân bằng giữa chúng rất quan trọng cho sức khỏe đường ruột. Probiotics có thể giúp duy trì hoặc khôi phục cân bằng này bằng cách cung cấp các vi khuẩn có lợi và duy trì sự đa dạng vi sinh trong đường ruột.

Cải thiện hệ thống miễn dịch cơ thể

Probiotics giúp kích thích sản xuất các kháng thể như immunoglobulin A (IgA) trên bề mặt niêm mạc đường tiêu hóa. Những kháng thể này đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn vi khuẩn và vi rút gây bệnh xâm nhập vào cơ thể.

Ngăn ngừa Dị ứng và bệnh chàm

Probiotics có khả năng giúp ngăn ngừa dị ứng và bệnh chàm da ở một số trẻ sơ sinh và trẻ sơ sinh nhỏ.

Bảo vệ niêm mạc đại tràng

Màng sinh học ở đại tràng được tạo thành nhờ các lợi khuẩn và các hợp chất mà probiotic sản xuất. Màng này có vai trò đặc biệt trong việc bảo vệ đại tràng khỏi sự xâm nhập của các vi khuẩn gây hại và các độc tố mà chúng tiết ra, ngăn chặn chúng khỏi việc tấn công niêm mạc đại tràng. Điều này giúp bảo vệ niêm mạc ruột và phục hồi các tổn thương nếu có xảy ra.

Tăng cường sức khỏe tim mạch

Cholesterol HDL và Cholesterol LDL là hai dạng chính của cholesterol trong cơ thể con người. Cholesterol HDL thường được coi là Cholesterol tốt vì nó có vai trò trong việc loại bỏ cholesterol dư thừa khỏi mạch máu và đưa chúng trở về gan để tiêu hóa. Ngược lại, cholesterol LDL thường được gọi là cholesterol xấu vì nó có khả năng tạo cặn và tích tụ trong mạch máu, làm Xơ vữa động mạch và tăng nguy cơ bệnh lý tim mạch.

Lợi ích của việc sử dụng probiotics trong việc kiểm soát cholesterol máu và huyết áp có thể góp phần vào bảo vệ sức khỏe tim mạch. Nhiều nghiên cứu đã ghi nhận rằng việc ăn sữa chua có chứa probiotics trong một khoảng thời gian từ 2 đến 8 tuần có thể giảm mức Cholesterol toàn phần và Cholesterol LDL trong máu. Điều này có tiềm năng giảm nguy cơ Xơ vữa động mạch và các bệnh lý tim mạch liên quan.

>>> Xem thêm:

Probiotic giúp tăng cường sức khỏe tim mạch
Probiotic giúp tăng cường sức khỏe tim mạch (Nguồn: Internet)

Hỗ trợ quá trình giảm cân

Probiotics có thể hỗ trợ quá trình giảm cân thông qua nhiều cơ chế khác nhau. Một trong những cơ chế này là ngăn chặn sự hấp thụ chất béo trong ruột bằng cách bài tiết chúng qua chất thải thay vì cho phép chúng lưu trữ trong cơ thể. Điều này có thể giúp giảm lượng chất béo hấp thụ và hỗ trợ giảm cân.

Ngoài ra, việc ăn sữa chua probiotic vào buổi sáng có thể có lợi trong việc giảm cảm giác đói. Lợi khuẩn trong sữa chua có thể tương tác với hệ tiêu hóa và giúp kiểm soát cảm giác no, ngăn ngừa việc tiêu thụ thức ăn thừa và giảm lượng calo tiêu thụ trong một ngày.

Kiểm soát huyết áp

Probiotics cũng ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch và kiểm soát huyết áp. Một trong những cách mà probiotics có thể giúp kiểm soát huyết áp là thông qua việc làm giảm Cholesterol LDL, chất có liên quan đến sự tắc nghẽn mạch máu và tăng nguy cơ huyết áp cao.

>>> Tìm hiểu thêm:

  • Vitamin B12 có công dụng gì? Một số lưu ý cần biết khi sử dụng
  • Vai trò của vitamin K là gì? Những thực phẩm giàu vitamin K
  • Lợi ích khi dùng vitamin D3 và những điều cần biết

Tác dụng phụ khi bổ sung quá nhiều probiotics

Vi khuẩn đường ruột phát triển quá mức

Việc bổ sung quá nhiều probiotics có thể gây ra tình trạng SIBO. Đây là tình trạng trong đó các vi khuẩn thường sống ở ruột già bắt đầu phát triển quá mức và di cư vào ruột non. Điều này có thể xảy ra khi mất sự cân bằng vi khuẩn trong ruột, dẫn đến sự phát triển không kiểm soát của vi khuẩn ở ruột non. SIBO có thể gây ra một loạt triệu chứng bao gồm chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy, nếu không được kiểm soát, có thể gây ra tình trạng bệnh nghiêm trọng.

Tăng nguy cơ nhiễm trùng

Người đang mắc bệnh nghiêm trọng hoặc có hệ miễn dịch yếu nên cân nhắc việc sử dụng men vi sinh. Nguy cơ nhiễm khuẩn và nhiễm nấm từ các thực phẩm chứa probiotics có thể tăng đối với họ.

Mắc các vấn đề về da

Probiotic đường ruột có thể có ảnh hưởng đến tình trạng da, và việc bổ sung probiotics quá nhiều có thể gây ra một số bệnh lý da như:

Tác dụng phụ khi bổ sung quá nhiều probiotics
Probiotic có thể gây Mụn trứng cá khi bổ sung quá nhiều (Nguồn: Internet)

Cách bổ sung men vi sinh probiotic đúng cách

Có 2 cách để bổ sung probiotics, đó là thông qua thực phẩm ăn trực tiếp hoặc sử dụng các loại thức uống bổ sung probiotics.

Bổ sung bằng thực phẩm

  • Nhóm thực phẩm giàu chất xơ: Chuối, măng tây, hành, tỏi, yến mạch, các loại đậu xanh, đỏ, đen, hà lan hoặc các loại rau xanh đậm màu như cải bó xôi, rau muống,  cải thìa xà lách, bông cải trắng, bông cải xanh,…
  • Nhóm thực phẩm có nhiều lợi khuẩn: sữa chua không đường, trà kombucha, dưa chua, kim chi, các món ngâm có vị chua,…

Sử dụng thuốc probiotics

Bổ sung probiotics thông qua men vi sinh dạng bột hoặc nước cũng là một phương pháp hiệu quả để cung cấp lợi khuẩn cho cơ thể. 

Cách bổ sung men vi sinh probiotic đúng cách
Bổ sung probiotics bằng thực phẩm (Nguồn: Internet)

Những loại thực phẩm chứa nhiều men vi sinh (probiotic)

Dưới đây là một số thực phẩm giàu probiotic:

  • Sữa lên men kefir: Kefir được lên men bằng nấm men và nhiều vi khuẩn, có lượng probiotics rất cao. Nó chứa nhiều chủng vi khuẩn và nấm men tốt.
  • Sữa chua: Sữa chua được tạo thành do vi khuẩn lactic lên men sữa, chứa nhiều khoáng chất như canxi, vitamin C, vitamin D, kẽm, đặc biệt là nhiều axit lactic và probiotic.
  • Sữa nguyên chất: Các loại sữa nguyên chất như sữa bò, sữa dê và sữa cừu chứa nhiều men vi sinh có lợi.
  • Kim chi: Kim chi được làm chủ yếu từ cải thảo cùng với một số gia vị khác và sau quá trình lên men sẽ tạo ra các probiotics.

Thời điểm để bổ sung probiotics thường là vào buổi sáng, trước khi ăn, để đảm bảo rằng lượng lợi khuẩn này có thể tiếp nhận vào hệ tiêu hóa một cách tốt nhất.

>>> Xem thêm:

  • Axit béo Omega 3-6-9 là gì? Công dụng và cách dùng
  • BHA là gì? Công dụng của BHA và lưu ý sử dụng
  • Formol là gì? Những điều cần biết khi bị ngộ độc formol

Lưu ý khi sử dụng thuốc probiotic

  • Dùng đúng chủng probiotics: Trước khi sử dụng probiotics, nên thảo luận với bác sĩ để chọn đúng chủng probiotics phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn.
  • Bổ sung đúng liều: Liều lượng probiotics cần phụ thuộc vào loại chủng probiotics cũng như mục tiêu sử dụng. Hãy tuân thủ hướng dẫn liều lượng được khuyến cáo để đạt được hiệu quả tốt nhất.
  • Bảo quản đúng cách: Probiotics có thể bị hư hỏng nếu chúng tiếp xúc với ánh sáng mặt trời hoặc nhiệt độ không thích hợp. Bảo quản probiotics theo hướng dẫn của nhà sản xuất để đảm bảo tính hiệu quả của sản phẩm.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh: Sử dụng probiotics nên kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh, bao gồm nhiều thực phẩm lên men và tốt cho hệ tiêu hóa. Tránh thực phẩm chế biến sẵn và thực phẩm không tốt cho hệ tiêu hóa.
  • Tránh căng thẳng: Căng thẳng và stress có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và làm giảm số lượng lợi khuẩn, gây mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột. Cố gắng kiểm soát và giảm căng thẳng để duy trì sức khỏe tiêu hóa tốt.
  • Cân nhắc kỹ việc sử dụng kháng sinh: Kháng sinh có thể ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng probiotics, do đó, tránh sử dụng cả hai cùng thời điểm và tham khảo ý kiến của bác sĩ về cách tối ưu hóa việc sử dụng các loại thuốc này khi cần thiết.

Probiotics là các vi sinh vật có lợi, thường được sử dụng để điều trị và ngăn ngừa các rối loạn chức năng và tổn thương đường ruột, đặc biệt là liên quan đến vấn đề hệ tiêu hóa do sử dụng kháng sinh. Mặc dù việc sử dụng probiotics thường được coi là an toàn, nhưng người bệnh cần tham khảo ý kiến từ chuyên gia để đảm bảo hiệu quả và tránh tác dụng phụ không mong muốn, đặc biệt là đối với những người thuộc nhóm nguy cơ cao. Hy vọng, bài viết trên của Hoàn Mỹ đã giúp bạn hiểu hơn về probiotic cũng như cách bổ sung men vi sinh hiệu quả. Bạn có thể tham khảo thêm kiến thức các loại bệnh khác tại Tin tức y tế. Nếu có nhu cầu thăm khám và điều trị, hãy liên hệ ngay với số HOTLINE hoặc đặt hẹn lịch trực tiếp TẠI ĐÂY để được tư vấn miễn phí bởi hệ thống của bệnh viện Hoàn Mỹ trên toàn quốc.

*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.