Tin tức y tế

Vitamin B1: Vai trò, công dụng và những lưu ý khi sử dụng

16/10/2023

Vitamin B1 là một chất dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình cơ thể tạo ra năng lượng cung cấp cho các hoạt động hằng ngày. Vitamin B1 không thể tự tổng hợp từ cơ thể người mà cần được bổ sung từ thực phẩm tự nhiên và các thực phẩm chức năng. Trong bài viết dưới đây, Hoàn Mỹ sẽ giới thiệu cho bạn một số thông tin về công dụng cũng như một số lưu ý khi dùng vitamin B1 để đạt hiệu quả cao nhất.

>>> Xem thêm:

  • Vai trò của vitamin A? Cách dùng và liều dùng
  • Những nguy hiểm khi thiếu hụt vitamin D và cách bổ sung hiệu quả
  • Vitamin B12 có công dụng gì? Một số lưu ý cần biết khi sử dụng

Vitamin B1 là gì?

Vitamin B1 hay còn gọi là Thiamin, là một loại vitamin tan được trong nước. Vitamin B1 đóng vai trò thiết yếu đối với hoạt động của các mô và cơ quan trong cơ thể người, giúp cơ thể chuyển hóa thức ăn thành năng lượng. Sở dĩ được gọi là vitamin B1 vì đây là loại vitamin B đầu tiên được phát hiện ra.

Có thể tìm thấy vitamin B1 trong nhiều loại thực phẩm tự nhiên như nấm men, các loại đậu, ngũ cốc, thịt lợn,… hoặc trong một số loại vitamin tổng hợp.

Vitamin B1 chuyển hóa thức ăn thành năng lượng cho cơ thể
Vitamin B1 là gì? (Nguồn: Internet)

Vitamin B1 mang lại lợi ích gì đối với cơ thể?

Vitamin B1 tham gia thúc đẩy sự phát triển của các mô và cơ quan khác trong cơ thể người. Một số hoạt động chuyển hóa trong cơ thể mà vitamin B1 tham gia gồm: 

Tham gia vào quá trình chuyển hóa đường huyết trong máu

Vitamin B1 phá vỡ các phân tử carbohydrate thành glucose cung cấp năng lượng cho cơ thể. Các acid pyruvic và acid cetoglutaric chính là sản phẩm của quá trình trao đổi glucid. Nếu thiếu vitamin B1 thì quá trình trao đổi glucid sẽ bị đình trệ.

Vitamin B1 tham gia chuyển hóa pyrophosphat

Vitamin B1 sẽ tồn tại ở dạng mới pyrophosphat tham gia phân giải acid pyruvic tạo thành oxyethyl pyrophosphat. Ngoài ra, trong phản ứng transcetolase làm trung gian tạo ra một đường 5 cacbon có liên quan đến quá trình tổng hợp ATP và GTP để các tế bào sử dụng.

Tham gia vào hệ enzyme decacboxyl oxy hóa

Vitamin B1 ở dạng thiaminpyrophosphat tham gia vào hệ enzyme decacboxyl oxy hóa các cetoaxit như acid pyruvic hoặc α-cetoglutaric. Vì vậy, khi cơ thể thiếu vitamin B1 sẽ dẫn đến dư thừa cetoaxit, gây rối loạn quá trình trao đổi chất và xuất hiện một số triệu chứng như: giảm tiết dịch vị, tê phù beriberi,…

Phá vỡ các phân tử carbohydrate từ thực phẩm thành các chất cần thiết cho cơ thể

Vitamin B1 sẽ tham gia chuyển hóa các phân tử carbohydrates có trong thực phẩm thành các sản phẩm cần thiết cho cơ thể như đường, axit béo và tổng hợp một số hormone giúp cơ thể ngăn ngừa các biến chứng trên hệ thần kinh, tim mạch, não,…

>>> Xem thêm:

Công dụng của vitamin B1

Vitamin B1 đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Một số công dụng nổi bật có thể kể đến như:

Cải thiện sức khỏe tim mạch

Vitamin B1 là nguyên liệu quan trọng trong quá trình sản xuất acetylcholin – một chất dẫn truyền giữa hệ thần kinh và cơ tim. Giúp duy trì chức năng tim, hạn chế tình trạng suy cơ tim và một số bệnh lý liên quan đến tim mạch.

Vitamin B1 giúp cải thiện sức khỏe tim mạch
Vitamin B1 giúp cải thiện sức khỏe tim mạch (Nguồn: Internet)

Tạo hệ thống miễn dịch khỏe mạnh

Các cơ dọc đường tiêu hóa là nơi tập trung nhiều cơ quan miễn dịch nhất trong cơ thể người sẽ được vitamin B1 tham gia duy trì và bảo vệ. Một hệ tiêu hóa khỏe mạnh sẽ đảm bảo cho quá trình hấp thu vitamin B1 được tốt hơn, từ đó hệ miễn dịch của cơ thể cũng được tăng cường.

Hạn chế suy giảm trí nhớ, tăng khả năng tập trung

Các nghiên cứu chỉ ra rằng bổ sung đầy đủ vitamin B1 giúp não bộ hoạt động hiệu quả hơn. Vitamin B1 có tác dụng tăng khả năng tập trung, ghi nhớ tốt hơn, cải thiện nhiều vấn đề về trí nhớ như hay quên, dễ bị đau đầu, chóng mặt,…. Các đối tượng thường xuyên làm việc với máy tính hoặc học sinh cần sự tập trung cao được khuyến cáo bổ sung vitamin B1 nhiều hơn.

Vitamin B1 giúp cải thiện thị lực

Quá trình lão hóa ở người già thường xảy ra nhanh và đục thủy tinh thể là một trong những bệnh thường gặp ở đối tượng này. Trong vitamin B1 có nhiều vi chất có khả năng phòng ngừa mắc bệnh đục thủy tinh thể. Vì vậy, cần tăng cường bổ sung vi chất này để hạn chế khả năng mắc bệnh.

Ngăn ngừa lão hóa da

Vitamin B1 tham gia vào quá trình chuyển hóa enzyme decacboxyl, làm chậm quá trình lão hóa da, thúc đẩy tái tạo da. Ngoài ra, sử dụng vitamin B1 thường xuyên còn giúp làn da hạn chế thâm sạm, trị thâm mụn và trắng sáng hơn.

Vitamin B1 giúp hạn chế tình trạng lão hóa
Vitamin B1 có thể cải thiện làn da, hạn chế tình trạng lão hóa (Nguồn: Internet)

Đảm bảo quá trình trao đổi chất

Vitamin B1 đóng vai trò quan trọng trong chuyển hóa chất để tạo ATP đem lại năng lượng cho mọi hoạt động sống của cơ thể và hạn chế tình trạng mệt mỏi, buồn chán.

Vitamin B1 giúp cho tóc chắc khỏe

Vitamin B1 có đặc tính chống oxy hóa mạnh nên có thể bảo vệ được các nang tóc giúp tóc chắc khỏe. Ngoài ra, vitamin B1 còn đóng vai trò thúc đẩy quá trình trao đổi chất khiến các tế bào ở tóc phát triển, kích thích mọc tóc và hạn chế hư tổn.

>>> Xem thêm:

  • Vitamin C: Công dụng, liều dùng và cách bổ sung cho cơ thể
  • Vitamin E: Công dụng trong đời sống và cách uống đúng
  • Vai trò của vitamin K là gì? Những thực phẩm giàu vitamin K

Những tác hại khi cơ thể thiếu hụt vitamin B1

Khi cơ thể thiếu hụt vitamin B1 có thể dẫn đến một số vấn đề về sức khỏe, cụ thể:

  • Đối với những người thiếu hụt vitamin B1 ở mức độ nhẹ: Xuất hiện các tình trạng như mệt mỏi, chán ăn, khó tiêu; bàn tay, bàn chân thường xuyên bị tê; thường xuyên cáu kỉnh, kích động.
  • Đối với những người thiếu hụt vitamin B1 trầm trọng: Người bệnh có tình trạng suy giảm trí nhớ, mất cảm giác ở chi dưới. Nếu tính trạng này kéo dài, có thể dẫn đến hiện tượng teo cơ. 
  • Phụ nữ mang thai và đang cho con bú: nếu thiếu vitamin B1 kéo dài có thể khiến trẻ bị teo cơ, thậm chí có thể gây tử vong do suy tim.

Những thực phẩm giàu vitamin B1

Vitamin B1 có thể dễ dàng tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm tự nhiên như:

  • Cá hồi: 100g cá hồi sẽ cung cấp 18% RDI vitamin B1 cho cơ thể. Ngoài ra, cá hồi còn chứa nhiều canxi, chất béo Omega-3,…
vitamin B1 có nhiều trong cá hồi
Cá hồi là loại thực phẩm chứa nhiều vitamin B1 (Nguồn: Internet)
  • Các loại ngũ cốc: Một phần ngũ cốc trung bình sẽ chứa 100% RDI vitamin B1 đồng thời cũng chứa nhiều vitamin và khoáng chất.
  • Bánh mì: 1 lát bánh mì sẽ bổ sung 7% RDI vitamin D1 và chất béo.
  • Thịt lợn nạc: 100g thịt nạc sẽ đáp ứng được 74% nhu cầu hằng ngày của cơ thể.
  • Nấm mỡ: 100g nấm mỡ sẽ có 0.81mg vitamin B1, 1g chất xơ, 0,34g chất béo…
  • Các loại hạt, đậu: Các loại đậu như đậu đen, đậu nành, đậu Hà Lan có chứa một lượng lớn chất xơ và vitamin B1 cung cấp cho cơ thể. Đây là loại thực phẩm dễ hấp thụ, nhất là đối với trẻ em.
  • Măng tây: 100g măng tây nấu chín sẽ chứa 11% RDI vitamin B1. Tuy nhiên, măng tây đông lạnh hoặc đóng hộp thường có hàm lượng vitamin thấp hơn.
  • Sữa: Sữa là loại thực phẩm có chứa lượng lớn canxi và khoáng chất cho cơ thể, trong 1 ly sữa có chứa 8% RDI vitamin B1.
Các loại đậu, hạt và thịt nạc là những thực phẩm giàu vitamin B1
Vitamin B1 có nhiều trong các loại đậu và thịt nạc (Nguồn: Internet)

Hướng dẫn dùng vitamin B1 đạt hiệu quả cao

Mỗi đối tượng, mỗi độ tuổi khác nhau sẽ có liều lượng sử dụng khác nhau. Dưới đây là liều dùng khuyến nghị khi sử dụng vitamin B1 để đạt hiệu quả cao cho từng đối tượng:

  • Đối với trẻ em dưới 13 tuổi: Cần bổ sung từ 0.5mg – 1mg mỗi ngày để đảm bảo sự phát triển toàn diện cho trẻ.
  • Đối với người trưởng thành: Nam giới từ 14 tuổi trở lên cần cung cấp 1.2mg/1 ngày. Nữ giới từ 14 tuổi trở lên cung cấp từ 1mg – 1.1mg mỗi ngày.
  • Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú: Cần cung cấp 1.8mg/1 ngày để nuôi dưỡng thai nhi và trẻ sau sinh.

>>> Xem thêm:

  • Axit béo Omega 3-6-9 là gì? Công dụng và cách dùng
  • Probiotic là gì? 11 Lợi ích của probiotic cho sức khỏe đường ruột
  • Canxi hữu cơ là gì? Lợi ích và lưu ý khi sử dụng canxi hữu cơ

Một số điều cần lưu ý khi dùng vitamin B1

Để có thể đạt được hiệu quả cao hơn khi sử dụng, sau đây là một số lưu ý khi dụng vitamin B1 để hạn chế gặp các tình trạng không mong muốn:

  • Không sử dụng trà hoặc cà phê khi dùng vitamin B1 vì tannin có trong thành phần trà và cà phê sẽ cản trở cơ thể hấp thụ vitamin.
  • Người thường xuyên nhai trầu hoặc ăn cá sống có thể là nguyên nhân làm thiếu hụt vitamin B1.
  • Không nên bổ sung quá nhiều vitamin B1 một ngày: Mỗi người đều có liều dùng khác nhau dựa trên tình trạng sức khỏe của bản thân. Nên uống theo hướng dẫn của bác sĩ và uống vào cùng một thời điểm nhất định mỗi ngày.
  • Hãy thông báo sớm đến bác sĩ nếu tình trạng của người bệnh ngày càng xấu đi: Cần can thiệp y tế sớm nếu người bệnh xuất hiện những triệu chứng như tức ngực, khó thở, môi tím tái, ho ra máu,…

>>> Xem thêm:

  • BHA là gì? Công dụng của BHA và lưu ý sử dụng
  • Formol là gì? Những điều cần biết khi bị ngộ độc formol
  • Vitamin D3K2 là gì? Lưu ý khi bổ sung vitamin D3K2 cho bé
Trà và cà phê sẽ hạn chế cơ thể hấp thụ vitamin B1
Trà và cà phê sẽ làm giảm quá trình hấp thụ vitamin B1 (Nguồn: Internet)

Trên đây là toàn bộ những thông tin về vai trò, lợi ích của vitamin B1. Hy vọng qua bài viết này, bạn có thêm kiến thức để bổ sung vitamin B1 một cách an toàn, hiệu quả. Để cập nhật thêm các cập nhật mới về y học, hãy truy cập ngay chuyên mục Tin tức y tế. Ngoài ra, để được tư vấn miễn phí tại hệ thống Bệnh viện Hoàn Mỹ trên toàn quốc, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số HOTLINE hoặc đặt lịch hẹn trực tiếp TẠI ĐÂY.

Có nên sử dụng vitamin B1 thường xuyên không?

Theo khuyến cáo của bác sĩ, vitamin B1 cần được sử dụng thường xuyên, đều đặn trong thời gian dài để phát huy hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên không nên quá lạm dụng liều lượng, trung bình 1 người chỉ cần 1mg – 3mg mỗi ngày. Mỗi đối tượng khác nhau sẽ có liều lượng sử dụng khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe khi sử dụng.

Vitamin B1 có gây tác dụng phụ không?

Vitamin B1 được đánh giá là khá an toàn tuy nhiên vẫn có một số trường hợp xuất hiện tác dụng phụ do dị ứng. Một số biểu hiện Dị ứng có thể gặp như: phát ban, buồn nôn, khó thở, đau tức ngực, sưng đau ở chỗ tiêm, sốc phản vệ,… Các bác sĩ cũng khuyến cáo nên bổ sung vitamin B1 thông qua một chế độ ăn uống khoa học, cân bằng dưỡng chất. Nếu phải bổ sung bằng thực phẩm chức năng, không nên tự ý điều chỉnh liều lượng vì có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn.

*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.