Tin tức y tế

Trà thảo mộc có tác dụng gì? Các loại trà thảo mộc tốt cho sức khỏe

23/10/2023

Trà thảo mộc là loại trà được làm từ các thành phần thảo dược như lá cây, hoa, hạt, rễ,… đem phơi khô nên rất an toàn khi sử dụng. Duy trì thói quen uống trà sau mỗi bữa ăn sẽ giúp tăng cường khả năng hấp thụ chất chống oxy hóa, hỗ trợ đường huyết và tim mạch tốt hơn nhiều lần. Cùng Hoàn Mỹ tìm hiểu về 12 loại trà thảo mộc tốt cho sức khỏe qua bài viết dưới đây.

>>> Xem thêm:

Trà thảo mộc là gì?

Khác với trà xanh, trà đen, trà thảo mộc không phải làm từ lá chè. Thay vào đó, nguyên liệu chính lấy từ hỗn hợp các loại thảo dược khô, rễ cây, hạt và hoa. Vì thức uống này có cách pha và thưởng thức như trà nên được gọi là trà thảo mộc.

Từ những nguyên liệu thuần tự nhiên, trà thảo mộc có mùi hương và hương vị vô cùng dễ chịu, tốt cho sức khỏe và được nhiều người ưa chuộng. Theo thống kê, thêm một tách trà vào chế độ ăn uống mỗi ngày giúp tinh thần sảng khoái và cải thiện rối loạn lo âu.

>>> Xem thêm: Những công dụng của nhụy hoa nghệ tây mà bạn nên biết

Trà thảo mộc là gì?
Trà thảo mộc có mùi hương và hương vị vô cùng dễ chịu giúp cải thiện giấc ngủ (Nguồn: Internet)

Uống trà thảo mộc có tác dụng gì với sức khỏe?

Trà thảo mộc được biết đến là thức uống tốt nhất cho sức khỏe, với các thành phần hoàn toàn tự nhiên và nguồn gốc rõ ràng nên loại trà này càng được ưa chuộng hơn hết. Theo nghiên cứu, mỗi ngày uống một ly trà có thể cải thiện sức khỏe tốt hơn nhiều lần.

Ngoài hương vị thơm ngon, trà thảo mộc còn được biết như một phương thuốc tự nhiên cho nhiều loại bệnh, hầu hết các loại trà này đều giàu chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất, có tác dụng trong việc tăng cường chất lượng chất ngủ, mang lại tinh thần sảng khoái, cải thiện hệ tim mạch, rối loạn tiêu hóa và giảm cân. Một số lợi ích nổi bật của thức uống này mang lại cho sức khỏe:

  • Khả năng chống oxy hóa: Chất chống oxy hóa có trong nguyên liệu làm trà làm chậm quá trình lão háo, ngăn ngừa các tổn thương của gốc tế bào và phục hồi các tế bào, giúp da sáng khỏe hơn.
  • Cải thiện hệ tiêu hóa: Uống một ly trà sau mỗi bữa ăn giúp quá trình tiêu hóa dễ dàng hơn. Đồng thời ức chế thèm ăn, giảm tiêu thụ thức ăn quá nhiều.
  • Chống viêm sưng: Một số loại trà như trà bạc hà, tà gừng, trà nghệ… có khả năng hạn chế các bệnh về dạ dày, viêm khớp, bệnh trĩ.
  • Giảm cân hiệu quả: Các thành phần giàu chức năng như vỏ psyllium, thìa là và sả giúp đốt cháy mỡ thừa và giúp tăng cường hoạt động trao đổi chất.
  • Xây dựng hệ thống miễn dịch: Hàm lượng chất chống oxy hóa và vitamin đóng vai trò ngăn ngừa bệnh tật và nhiễm trùng, nhằm hạn chế căng thẳng và nguy cơ mắc bệnh mãn tính, bệnh tiểu đường type 2, ung thư, bệnh Alzheimer…
  • Chống buồn nôn: Đối với phụ nữ mang thai, việc uống vài ly trà thảo mộc mỗi ngày giúp hạn chế buồn nôn, khó chịu.
  • Giảm căng thẳng, lo âu: Tác dụng này của trà giúp cải thiện trạng thái tinh thần mệt mỏi, tiêu cực. Từ đó, tiếp thêm năng lượng cho cơ thể mang lại cảm giác thoải mái, thư giãn. 

Một số loại trà thảo mộc tốt cho sức khỏe

Dưới đây là một số loại trà thảo mộc phổ biến được nhiều người yêu thích, có thể dễ dàng tìm thấy và mua được.  

Trà hoa cúc

Trà hoa cúc được biết đến với nhiều công dụng, nổi bật nhất là  hỗ trợ cải thiện chất lượng giấc ngủ cho người lớn tuổi và phụ nữ sau sinh nhờ hoạt chất flavonoid có trong hoa trà. Bên cạnh đó, hoa cúc còn chứa thành phần hoạt tính sinh học được sử dụng làm chế phẩm thuốc, chất chống oxy hóa giúp chống lại tác động của các gốc tự do và ngăn ngừa đột biến tế bào.

Hoa cúc còn có tác dụng kháng khuẩn, viêm sưng và bảo vệ gan. Một nghiên cứu khác cho thấy hoa cúc giúp kiểm soát lượng đường trong và ngăn ngừa các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS).

Một đặc tính khác của thức uống này là tính làm mát và hương vị dịu nhẹ giúp giảm tình trạng cảm cúm, hạ sốt. Tuy nhiên, một số đối tượng được chống chỉ định uống trà hoa cúc như người Dị ứng với phấn hoa hoặc đang dùng các loại thuốc làm loãng máu như warfarin.

>>> Xem thêm: Công dụng, tác dụng phụ của tinh dầu hoa anh thảo

Trà hoa cúc
Trà hoa cúc với công dụng chính là hỗ trợ cải thiện chất lượng giấc ngủ (Nguồn: Internet)

Trà xanh

Trà xanh dường như không còn xa lạ đối với nhiều lần bởi những công dụng đối với sức khỏe. Thời tiết se se lạnh, một tách trà xanh có thể giúp tinh thần tươi tỉnh và làm ấm cơ thể hiệu quả.

Chất chống oxy hóa, đặc biệt là catechin có trong trà giúp ngăn chặn những tổn thương tế bào do gốc tự do gây ra, do đó giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và ung thư. Ngoài ra, trà xanh còn có tác dụng hỗ trợ giảm cân, kiểm soát đường huyết, tăng sức đề kháng,…

Tuy nhiên, trong trà xanh cũng chứa lượng ít caffeine có thể gây mất ngủ, mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa,…nếu uống quá nhiều trong một ngày.

Trà gừng

Trà gừng chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp chống lại nhiều bệnh lý và chữa trị chứng buồn nôn vô cùng hiệu quả, chẳng hạn như phụ nữ trong thời gian đầu thai kỳ. Gừng chứa hợp chất gingerol, hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm nhiễm và hệ thống miễn dịch.

Nên uống trà gừng thay cho các thức uống đóng hộp khác bởi ngoài hương vị hơi cay nhẹ, thơm ngon và dễ uống, thức uống này còn giúp duy trì lượng đường và mức lipid ổn định ở những người mắc bệnh tiểu đường.

Ngoài ra, uống loại trà này thường xuyên giúp hạn chế tình trạng loét dạ dày, khó tiêu và giảm đau khi đến chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ.

>>> Xem thêm: Nấm linh chi: Bật mí 6 tác dụng có thể bạn chưa biết

Trà gừng
Trà gừng giúp chữa trị chứng buồn nôn vô cùng hiệu quả (Nguồn: Internet)

Trà nghệ

Nghệ là nguyên liệu cho nhiều món ăn có vai trò quan trọng trong chế độ dinh dưỡng nhờ vào hoạt chất curcumin có công dụng chống oxy hóa, chống viêm, hen suyễn hiệu quả. Uống trà nghệ có tác dụng giảm đau khớp, tăng cường miễn dịch và duy trì lượng đường huyết ổn định. Tuy nhiên, đối với bệnh nhân đang hóa trị thì không nên uống thức uống này vì ảnh hưởng đến chất lượng điều trị.

Trà atiso

Atiso được biết đến là nguyên liệu hỗ trợ quá trình tiêu hóa và hấp thụ dưỡng chất nhờ vào hoạt chất cynarin giảm triệu chứng khó tiêu, ợ nóng.

Các nhà nghiên cứu cũng đưa ra kết luận về tác dụng của trà atiso trong việc giảm mức triglycerides và LDL cholesterol xấu. Đồng thời, duy trì uống trà atiso mỗi ngày có thể tăng sức đề kháng, kiểm soát lượng đường và hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến gan và mật vô cùng hiệu quả.

>>> Xem thêm: Cỏ mần trầu: Tác dụng, các bài thuốc, lưu ý sử dụng

Trà atiso
Trà atiso có tác dụng hỗ trợ quá trình tiêu hóa và hấp thụ dưỡng chất (Nguồn: Internet)

Trà đỏ

Trà đỏ hay còn gọi là trà Rooibos là một loại thức uống không chứa caffeine với nguyên liệu từ lá cây Aspalathus Linearis lên men. Trong trà đỏ chứa chất oxy hóa quercetin và aspalathin có chức năng chống viêm và chống lại tổn thương gốc tự do  hiệu quả.

Ngoài ra, trà đỏ cũng có lợi cho sức khỏe của gan và hệ tiêu hóa, điều chỉnh lượng đường huyết cho bệnh nhân tiểu đường.

Tuy nhiên, đối với bệnh nhân đang bị Ung thư nhạy cảm với hormone hoặc đang hóa trị nên tham khảo ý kiến của chuyên gia sức khỏe trước khi sử dụng trà Rooibos.

Trà bạc hà

Công dụng phổ biến nhất của trà bạc hà chính là hỗ trợ tiêu hóa, nhưng nó cũng có các đặc tính chống oxy hóa, ung thư, kháng khuẩn và virus. Loại trà thảo mộc này được sử dụng để làm giảm nguy cơ mắc bệnh IBS và tắc nghẽn đường hô hấp. Ngoài ra, tinh dầu hương bạc hà còn tiếp  thêm năng lượng cho cơ thể sau thời gian làm việc và học tập mệt mỏi.

Một số nghiên cứu đã chứng minh chế phẩm từ bạc hà còn có khả năng giảm chứng khó tiêu, đau dạ dày và các bệnh liên quan đến hội chứng ruột kích thích.

Bạn có thể tự pha trà bạc hà tại nhà bằng cách thêm 2-3 giọt tinh dầu bạc hà nguyên chất vào trà xanh hoặc trà đen.

>>> Xem thêm: Tác dụng của cây an xoa là gì? Cách sử dụng điều trị bệnh về gan

Trà bạc hà
Trà bạc hà được sử dụng làm giảm nguy cơ mắc bệnh IBS và tắc nghẽn đường hô hấp (Nguồn: Internet)

Trà sả

Trà sả là sự kết hợp giữ quế, mật ong, chanh, lá bạc hà và một ít sả. Trà sả có hương vị thơm dịu của sả rất thích hợp cho những ngày đông, hỗ trợ chữa trị trình trạng cảm lạnhho khan. Đồng thời, giúp giữ ấm cho cơ thể, thông mũi hiệu quả.

Bên cạnh đó, trong trà sả còn chứa các hợp chất giúp bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm khuẩn, viêm nhiễm và viêm khớp. Việc uống trà sả mỗi ngày không những tốt cho hệ hô hấp mà còn hỗ trợ hệ thống miễn dịch, tim mạch, sức khỏe da…

>>> Xem thêm: Trà táo đỏ: Công dụng và cách pha sao cho thơm ngon

Trà sả
Trà sả có mùi vị thơm nhẹ của sả, rất phù hợp cho những ngày đông (Nguồn: Internet)

Trà tía tô đất

Trà tía tô đất có hương thơm dịu nhẹ giúp thư giãn tâm trạng và giảm căng thẳng. Uống trà tía tô đất trước khi ngủ 2-3 tiếng giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ và giảm triệu chứng mất ngủ. Hơn nữa, loại trà này khi dùng nóng, giúp giảm các triệu chứng viêm họng và cảm lạnh, nhất là khi thời tiết bắt đầu trở đông.

Ngoài công dụng đối với giấc ngủ, trà tía tô đỏ còn được biết nhiều với chức năng giảm triệu chứng tiêu chảy, buồn nôn, giảm cholesterol, ngừa bệnh gan,…

Trà cam quế mật ong

Như cái tên gọi, trà cam quế mật ong được kết hợp từ cam, quế, mật ong và nước ấm. Thức uống này vô cùng có lợi cho sức khỏe nhất là hệ tiêu hóa, vì cam quế có khả năng kích thích tiêu hóa và triệu chứng ợ nóng, buồn nôn, tiêu chảy. Mật ong có tác dụng làm dịu niêm mạch dạ dày và đường ruột.

Trà cam quế mật ong cũng có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, kiểm soát mức đường huyết, chống viêm, hỗ trợ Mãn kinh ở nữ giới,…

Ngoài ra, trà cam quế mật ong có mùi thơm đặc trưng của quế, mùi tươi của cam nên tổng thể rất tuyệt vời, giúp thư giãn và làm dịu tâm trạng.

>>> Xem thêm: Chè dây – Dược liệu với tác dụng chữa bệnh dạ dày

Trà cam quế mật ong
Trà cam quế mật ong là thức uống tốt cho hệ tiêu hóa (Nguồn: Internet)

Trà hoa dâm bụt

Trà dâm bụt là thức uống có nguồn gốc trị liệu từ Bắc Phi và Đông Nam Á với màu sắc bắt mắt hương vị lạ miệng và có nhiều đặc tính tốt cho sức khỏe. Trong thành phần hoa dâm bụt có chứa lượng Cholesterol toàn phần và giảm Cholesterol LDL đáng kể, hỗ trợ duy trì huyết áp ổn định. Nghiên cứu khác cho thấy, duy trì uống trà dâm bụt cũng có khả năng duy trì tâm lý ổn định, chống Trầm cảm nhờ vào chất bioflavonoid.

Với người đang dùng thuốc lợi tiểu nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống trà.

Bạn có thể sử dụng hoa dậm bụt dạng phơi khô hoặc chiết xuất để tự làm tại nhà. 

Trà lạc tiên

Theo y học dân gian, lạc tiên là phương pháp có công dụng chính là giúp ổn định tinh thần, chữa bệnh mất ngủ. Sau này, chiết xấu của lạc tiên được biết là thực phẩm chức năng duy trì giấc ngủ ngon.

Trà lạc tiên là loại trà có hương vị dịu nhẹ, giúp thư giãn tâm trạng và giảm căng thẳng. Uống một tách trà lạc tiên sau khi ăn có khả năng giảm mức đường huyết. Ngoài ra, thức uống này còn được biết với nhiều tác dụng khác như hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường miễn dịch, giảm cân, giảm triệu chứng nghẹt mũi, viêm xoang…

>>> Xem thêm: 10 tác dụng của hồng sâm đối với sức khỏe, cách dùng hiệu quả

Trà lạc tiên
Trà lạc tiên giúp ổn định tinh thần, chữa bệnh mất ngủ hiệu quả (Nguồn: Internet)

Câu hỏi thường gặp

Uống trà thảo mộc có tốt không?

Uống trà thảo mộc tốt cho sức khỏe. Với những thành phần từ thiên nhiên và tốt cho sức khỏe như cải thiện giấc ngủ, giảm căng thẳng và lo âu, duy trì lượng đường, giảm cân, ngăn ngừa bệnh Ung thư và tim mạch… Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về lượng thời gian và liều dùng để không gây ra tác dụng phụ.

Có nên uống trà thảo mộc mỗi ngày không?

Trà thảo mộc được làm từ nguyên liệu thuần tự nhiên nên rất an toàn cho sức khỏe người dùng. Việc uống trà mỗi ngày là cách xây dựng thói quen tốt cho sức khỏe.

Trà thảo mộc với những nguyên liệu thuần tự nhiên nên có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe, đặc biệt giúp giảm căng thẳng, thư giãn. Tuy nhiên, nếu bạn đang sử dụng thuốc đặc trị hoặc đang trong quá trình điều trị bệnh nên tham khảo ý kiến của chuyên gia sức khỏe trước khi sử dụng. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về sức khỏe, truy cập vào Tin tin y tế để không bỏ lỡ bất kỳ thông tin mới nhất nào. Ngoài ra, nếu bạn muốn đặt lịch hẹn khám bệnh, hãy liên hệ HOTLINE hoặc TẠI ĐÂY để kết nối với Hệ thống Bệnh viện Hoàn Mỹ trên toàn quốc.

*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.