Tin tức y tế

Viêm họng: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa

11/10/2023

Tại Hoa Kỳ, có khoảng 1% tổng số lượt bệnh nhân đến khoa cấp cứu bệnh viện hay đến trạm y tế là vì viêm họng. Nguyên nhân chủ yếu là do 80% virus gây nên. Còn lại là đến từ nguyên nhân khác như dị ứng, sử dụng chất kích thích, bệnh trào ngược dạ dày,…. Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân và cách phòng ngừa viêm họng, cùng Hoàn Mỹ tìm hiểu chi tiết sau bài viết dưới đây.

>>> Xem thêm:

Viêm họng là gì?

Viêm họng là tình trạng cổ họng bị đau rát, ngứa hoặc kích ứng. Thông thường, đau họng sẽ hết trong vài ngày. Triệu chứng này có thể xảy ra với nhiều đối tượng và gặp phải một số biểu hiện như sốt, khô họng, rát họng,…

>>> Xem thêm: Ung thư vòm họng – Nhận biết dấu hiệu và cách điều trị bệnh

Viêm họng là gì?
Cuống họng bị tổn thương (Nguồn: Internet)

Nguyên nhân bị viêm họng 

Đau họng thường xảy ra do viêm vùng cổ họng hoặc kích ứng. Dưới đây là một số nguyên nhân trực tiếp gây ra triệu chứng này.

Do vi khuẩn, virus 

Khoảng 80% là các virus gây viêm họng có thể kể đến như: corona, virus cúm, virus hợp bào hô hấp,… Hay vi khuẩn liên cầu nhóm A (GAS), ngoại trừ gây ra các triệu chứng đau họng, vi khuẩn này còn có thể làm lở loét vùng cổ họng và để lại những biến chứng nguy hiểm.

>>> Xem thêm: Viêm tai giữa: Nguyên nhân, dấu hiệu, chẩn đoán và cách điều trị

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm họng
Virus gây ra các triệu chứng đau họng (Nguồn: Internet)

Do các tác nhân bên ngoài khác

  • Dị ứng: Dị ứng lông thú cưng hay phấn hoa có thể làm chảy nước mũi, sau đó gây kích ứng và viêm họng; Hoặc thời tiết khô ráp có thể làm nghẹt mũi gây khô cuống họng.
  • Ô nhiễm không khí: Hít phải khói thuốc lạ, hóa chất độc hại hoặc ăn đồ cay nóng dễ gây kích ứng cổ họng, gây viêm họng mãn tính
  • Vùng cổ họng bị căng: Thường xuyên nói chuyện lớn trong thời gian dài và không nghỉ ngơi, khiến các cơ ở  vùng cổ họng căng dẫn đến tổn thương.
  • Trào ngược dạ dày (GERD): Axit trào ngược lên thực quản có thể làm tổn thương niêm mạc và gây ra tình trạng sưng viêm cổ họng.
  • Nhiễm HIV: Trường hợp dương tính với HIV cũng thường xuất hiện các triệu chứng đau họng.
  • Các khối u: Khối u có thể làm khàn giọng, khó nuốt và gây đau cuống họng.

>>> Xem thêm: Chảy máu cam: Nguyên nhân, cách sơ cứu và phòng ngừa

Nhiều tác nhân gây ra đau họng
Nhiều tác nhân gây đau họng nhiều ngày (Nguồn: Internet)

Triệu chứng viêm họng thường gặp

Tùy vào nguyên nhân gây viêm họng mà bạn sẽ gặp những triệu chứng khác nhau. Dưới đây là một vài triệu chứng hay gặp:

 Viêm họng cấp tính 

Các triệu chứng viêm họng cấp tính có thể tự mất đi nếu sức đề kháng tốt hoặc uống thuốc khỏi sau 3-5 ngày.

  • Các triệu chứng có thể bao gồm như đau họng và ngứa rát, cơn đau sẽ tăng khi nuốt nước bọt hoặc nói chuyện thường xuyên.
  • Đau và sưng Hạch bạch huyết ở cổ và hàm; Amidan bị sưng và đỏ.
  • Xuất hiện những đốm trắng hoặc mủ trên amidan.
  • Giọng bị khàn hoặc bị bóp nghẹt.

>>> Xem thêm: Tai súp lơ là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và phương pháp điều trị

Viêm họng cấp tính
Đau họng cấp tính có nhiều dấu hiệu (Nguồn: Internet)

Viêm họng mạn tính

Các triệu chứng viêm họng mạn tính thường kéo dài từ 3 đến 5 ngày, thực tế có thể kéo dài hơn tùy theo nguyên nhân.

  • Đau họng, Sốt và gây cảm giác buồn nôn.
  • Các triệu chứng khác bao gồm sổ mũi, ho, nhức đầu, khó nuốt, sưng hạch.
  • Niêm mạc họng đỏ và dày hơn, nổi nhiều tia mao mạch máu.

Bệnh cũng có thể để lại nhiều biến chứng khác như: viêm xoang, viêm tai giữa,..

>>> Xem thêm: Bệnh truyền nhiễm là gì? Danh sách các bệnh truyền nhiễm thường gặp

Viêm họng mãn tính
Niêm mạc họng đỏ khi đau họng mạn tính (Nguồn: Internet)

Bệnh viêm họng có biến chứng không?

Đau cổ họng tạo cảm giác khó chịu và có thể làm gián đoạn giấc ngủ. Hơn nữa, mối lo ngại về việc nuốt thức ăn và uống đủ nước khi đau họng sẽ rất lớn. Vậy nên, đau họng có thể dẫn đến việc cơ thể hấp thụ không đủ chất dinh dưỡng.

Trường hợp bệnh do vi khuẩn liên cầu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra một số biến chứng tổn thương thận, bệnh tim hoặc áp xe quanh amidan.

Ngoài ra, tình trạng này đi kèm triệu chứng sổ mũi sẽ dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh như: hen suyễn, nhiễm trùng phổi, viêm xoang,…

Làm thế nào để trị viêm họng hiệu quả?

Tùy tình trạng đau họng mà bạn sẽ có cách điều trị hiệu quả khác nhau. Bạn có thể tham khảo các cách điều trị đơn giản và hiệu quả dưới đây nhé.

Điều trị tại nhà

Các triệu chứng cấp tính có thể điều trị đơn giản tại nhà bằng cách súc miệng bằng nước muối ấm và hạn chế nói nhiều. Bệnh sẽ dần khỏi và trở về trạng thái khỏe mạnh sau 2-3 ngày tùy trạng thái cơ thể.

Điều trị tại bệnh viện

Bệnh do virus

Viêm họng do nhiễm virus có thể tự khỏi sau 3-5 ngày hoặc sẽ kéo dài hơn 5 ngày khi người bệnh là trẻ em. Bạn có thể chọn một trong các cách dưới đây để bệnh mau chóng khỏi:

  • Dùng acetaminophen, ibuprofen hoặc naproxen
  • Súc miệng bằng nước muối ấm pha loãng mỗi buổi sáng
  • Ngậm kẹo trị đau họng được dược sĩ kê đơn
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm để thanh lọc không khí

Bệnh do vi khuẩn

Trường hợp đau cổ họng do vi khuẩn gây ra, bạn cần uống đủ kháng sinh như bác sĩ kê đơn. Ngoài ra, phải đảm bảo bạn tiếp tục dùng đủ liều ngay cả khi bạn cảm thấy khỏe hơn nhằm ngăn chặn vi khuẩn quay trở lại.

>>> Xem thêm: Người bị đau mắt đỏ kiêng ăn gì để nhanh khỏi bệnh?

Điều trị viêm họng tại nhà
Điều trị đau họng hiệu quả tại nhà (Nguồn: Internet)

Biện pháp phòng ngừa bệnh viêm họng

Chưa có bất kỳ biện pháp nào có thể tránh hoàn toàn một triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo một số biện pháp phòng ngừa viêm cổ họng hiệu quả dưới đây:

  • Rửa tay thường xuyên và rửa sạch bằng xà phòng trước khi ăn.
  • Vệ sinh răng, họng, miệng hai lần mỗi ngày bằng cách đánh răng hoặc súc miệng bằng nước muối pha loãng.
  • Hạn chế tiếp xúc và nói chuyện nhiều với những bệnh nhân viêm đường hô hấp hoặc cảm lạnh.
  • Không hút thuốc và hạn chế tiếp xúc khói thuốc.

Chế độ ăn uống cho người bị viêm họng

Tùy tình trạng bệnh mà bạn cần có kế hoạch ăn uống hợp lý để mau chóng xua dịu khó chịu do viêm cổ họng gây nên. Bạn có thể tham khảo một số thực phẩm nên và không nên ăn dưới đây.

Viêm họng nên kiêng ăn gì?

Để các triệu chứng mau khỏi, bạn nên tránh những thực phẩm cứng, khó nuốt và dễ gây kích ứng như:

  • Bánh mì, bánh quy giòn
  • Thực phẩm tẩm ướp gia vị cay
  • Đồ ăn nhẹ như: khoai tây chiên, bắp rang, đồ chiên,…
  • Rau sống hoặc trái cây như chanh, cam, bưởi,…
  • Nước ngọt, cà phê, đồ uống có cồn.

Viêm họng nên ăn gì?

Khi gặp phải triệu chứng viêm cổ họng, bạn nên kết hợp uống nước ấm và ăn thực phầm mềm, dễ nuốt như:

  • Mì ống, ngũ cốc được nấu chín
  • Sữa chua nguyên chất, trái cây xay nhuyễn
  • Rau củ quả luộc hoặc khoai tây nghiền
  • Súp trái cây
  • Sữa kết hợp các loại hạt

>>> Xem thêm: Viêm quanh khớp vai là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị bệnh

Hãy có chế độ ăn hợp lý
Chế độ ăn uống hợp lý (Nguồn: Internet)

Câu hỏi thường gặp:

Mẹ mắc viêm họng có ảnh hưởng đến thai nhi?

Hầu hết các triệu chứng viêm họng sẽ thuyên giảm bằng một số biện pháp tự chăm sóc và nghỉ ngơi tại nhà. Bạn chỉ cần chú ý uống đủ nước và cung cấp dưỡng chất cần thiết cho cơ thể khỏe mạnh.
Mặc dù rất ít, nhưng vẫn có một số trường hợp nặng khiến bà bầu sụt cân, có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Mẹ bị viêm họng có nên cho con bú?

Mẹ bầu đừng ngần ngại cho con bú khi bị viêm họng. Vì lúc này, mẹ bầu sẽ truyền các tế bào miễn dịch cho thai nhi chống lại tác nhân gây ra bệnh.

Trên đây là bài viết về những nguyên nhân, triệu chứng và một số phương pháp phòng ngừa viêm họng. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích để điều trị các triệu chứng hiệu quả và giúp gia đình bạn có một cuộc sống thật khỏe mạnh, hạnh phúc. Để đặt lịch khám với các bác sĩ thuộc hệ thống bệnh viện Hoàn Mỹ, truy cập TẠI ĐÂY  hoặc gọi điện qua số HOTLINE để được tư vấn nhanh nhất. Ngoài ra, để cập nhật những thông tin thường thức khác về sức khỏe, bạn có thể truy cập Tin tức y tế.

*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.