Vitamin C còn được gọi là axit L-ascorbic, axit ascorbic hay L-ascorbate hỗ trợ quá trình phát triển các mô trong cơ thể. Bởi vì cơ thể không thể tự sản xuất ra vitamin, nên cần bổ sung bằng cách tiêu thụ từ ớt chuông, cam, quýt, dâu tây… Tuy nhiên, nếu tiêu thụ quá lượng khuyến nghị có thể gây ra những tác dụng phụ, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Cùng Hoàn Mỹ tìm hiểu chi tiết hơn về tác dụng phụ của vitamin C qua bài viết dưới đây nhé!
>>> Xem thêm: Vai trò của vitamin A? Cách dùng và liều dùng
Vitamin C là gì?
Vitamin C được xem là một trong những vitamin quan trọng nhất trong cơ thể, giúp cơ thể sản xuất collagen, hấp thụ sắt, chữa lành vết thương… Chính vì cơ thể không thể tự sản xuất ra vitamin, do đó cần được bổ sung từ chế độ ăn uống. Loại vitamin này được tìm thấy nhiều trong các loại trái cây như ổi, cam, quả mọng, cà chua, bông cải xanh… Ngoài ra, còn được tìm thấy trong các loại nước uống, viên uống bổ sung dưỡng chất dạng viên nang và viên nhai.
>>> Xem thêm: Vitamin B1: Vai trò, công dụng và những lưu ý khi sử dụng
Vai trò của vitamin C
Vitamin C là chất chống oxy hóa có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của các mô cơ thể và hạn chế các tác động của các gốc tự do. Dưỡng chất này có liên quan đến hoạt động hình thành collagen, hấp thụ sắt, lưu thông máu… Một số vai trò quan trọng của vitamin này đối với sức khỏe, bao gồm:
- Xây dựng hệ thống miễn dịch: Vitamin C là chất chống oxy hóa có tác dụng ngăn ngừa một số vấn đề về sức khỏe, đồng thời bảo vệ cơ thể khỏi các tác động của gốc tự do. Đây là vai trò quan trọng nhất của vitamin, hỗ trợ điều trị một số bệnh nhiễm trùng như viêm phổi, nhiễm trùng huyết…
- Giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư: Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, khi dùng vitamin C như một chất hỗ trợ điều trị có thể giúp giảm tác dụng phụ của các phương pháp chữa trị ung thư…Tuy nhiên, tác dụng này vẫn chưa được nghiên cứu và chứng minh rõ.
- Giảm căng thẳng: Duy trì mức vitamin cần thiết nhằm xây dựng hệ thống sức khỏe lý tưởng và hạn chế căng thẳng, nhất là với những người thường xuyên sử dụng rượu bia, hút thuốc lá và béo phì.
- Chống lão hóa: Chất chống oxy hóa có ảnh hưởng đến các tế bào bên trong và bên ngoài cơ thể. Vitamin C giúp hạn chế xuất hiện nếp nhăn, khô da và lão hóa da, đặc biệt đối với phụ nữ từ 40-74 tuổi.
- Hạn chế đột quỵ: Theo nghiên cứu trên Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Hoa Kỳ, người có nồng độ vitamin C có nguy cơ mắc bệnh đột quỵ thấp hơn 42% so với phần còn lại.
- Làm chậm quá trình thoái hóa điểm vàng: Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất có tác dụng làm hạn chế tình trạng thoái hóa điểm vàng đối với người cao tuổi. Ngoài ra, vitamin này có khả năng làm giảm đục thể thủy tinh.
- Một số tác dụng khác: Giảm tình trạng thiếu máu, hạn chế cảm lạnh thông thường, hạn chế bệnh tiểu đường và làm lành vết thương nhanh chóng.
>>> Xem thêm: Những nguy hiểm khi thiếu hụt vitamin D và cách bổ sung hiệu quả
Một số dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu vitamin C
Mặc dù, việc thiếu hụt vitamin C thường ít khi xảy ra, tuy nhiên nhiều nghiên cứu vẫn kết luận rằng, khi cơ thể gặp một trong những dấu hiệu sau, chứng tỏ bạn đang thiếu vitamin C trầm trọng.
Vết thương lâu lành
Khi bị tổn thương, vitamin C giúp sản sinh collagen, có vai trò phục hồi làn da, giúp làm lành vết thương nhanh chóng. Hơn nữa, vitamin C giúp bạch cầu trung tính, chống lại nhiễm trùng xâm nhập.
>>> Xem thêm: Canxi: Vai trò và cách bổ sung cho cơ thể mà bạn không nên bỏ qua
Nướu chảy máu, chảy máu cam, dễ bị bầm tím
Tác dụng khác của vitamin là giữ mạch máu khỏe mạnh và làm đông máu, và collagen cần thiết cho sự phát triển răng và nướu. Trong một số nghiên cứu, cung cấp đầy đủ vitamin từ trái cây như cam, bưởi… trong khoảng 2 tuần sẽ giúp nướu không còn chảy máu nhiều.
Tăng cân
Vitamin C có mối liên hệ với lượng mỡ trong cơ thể, nhất là mỡ vùng bụng. Bổ sung đủ lượng vitamin cần thiết giúp cơ chế đốt cháy mỡ thừa và năng lượng tốt hơn.
Da bị khô và nhăn
Những người có chế độ ăn bổ sung nhiều vitamin C và chất dinh dưỡng giúp sở hữu làn da mịn màng và trắng sáng hơn. Bởi trong vitamin này chứa chất chống oxy hóa, bảo vệ làn da khỏi các tác động của gốc tự do. Khi da bị khô và nhăn, các gốc tự do sẽ phá vỡ protein, dầu và cả DNA.
>>> Xem thêm: Protein (Đạm) là gì? Vai trò của protein với cơ thể
Các triệu chứng khác
Ngoài những dấu hiệu thường gặp trên, một số triệu chứng khác cho thấy cơ thể đang thiếu vitamin C như:
- Cơ thể thường xuyên mệt mỏi và khó chịu
- Hệ thống miễn dịch yếu
- Mắt mỏi, yếu thị lực
Tác dụng phụ của vitamin C
Không phủ định vai trò của vitamin C đối với sự phát triển sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng liều lượng quá mức khuyến nghị sẽ mang lại những ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe. Một vài tác dụng phụ của vitamin C phải kể đến như:
- Nguy cơ sỏi thận: Việc uống nhiều vitamin C làm tăng quá trình bài tiết hợp chất oxalate và axit uric vào nước tiểu, từ đó gây ra tình trạng sỏi thận. đặc biệt khi dùng liều lượng quá 2000mg có thể gây ra nhiều tác dụng phụ khác.
- Mất cân bằng dinh dưỡng: Bổ sung nhiều vitamin C sẽ làm giảm khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng khác. Khi dùng nhiều Vitamin C sẽ làm tăng khả năng tiêu thụ sắt, dẫn đến mất cân bằng các dưỡng chất khác.
- Giảm hiệu quả của niacin-simvastatin: Cholesterol HDL “tốt” có vai trò trong giảm lượng Cholesterol có hại trong máu. Khi bổ sung nhiều vitamin C, sẽ làm hạn chế khả năng tăng Cholesterol lipoprotein (HDL), từ đó làm giảm hệ thống miễn dịch trong cơ thể.
Ngoài ra, một số tác dụng phụ của vitamin C khi sử dụng quá nhiều.
- Nôn, buồn nôn
- Tiêu chảy
- Đau bụng hay đầy hơi
- Đau đầu, chóng mặt
- Mệt mỏi, buồn ngủ
- Tình trạng ợ nóng
- Đau dạ dày
- Viêm thực quản
Trước khi thực hiện bất kỳ cuộc xét nghiệm nghiệm nào, hãy cho bác sĩ bạn đã dùng vitamin C trước khi bắt đầu hay chưa, vì chất dinh dưỡng này có thể ảnh hưởng nhất định đến một vài kết quả của cuộc xét nghiệm.
>>> Xem thêm: Acid Folic (Vitamin B9) là gì? Tác dụng & cách sử dụng hiệu quả
Tương tác thuốc khi sử dụng vitamin C
Một số tương tác phổ biến xảy ra khi sử dụng vitamin C, chẳng hạn:
- Tương tác với nhôm: Nhôm thường phát hiện nhiều trong các loại thuốc kháng axit. Việc bổ sung vitamin C có liên quan đến việc tăng hấp thụ lượng nhôm của cơ thể, đồng thời, ảnh hưởng đến chức năng của thận.
- Tương tác với thuốc hóa trị (thuốc kháng sinh chống ung thư): Vitamin C được biết là chất chống oxy hóa vô cùng tốt. Nhiều nghiên cứu y học e ngại rằng, tiêu thụ vitamin C có thể gây cản trở tác dụng của thuốc điều trị ung thư. do đó, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng 2 loại thuốc này.
- Tương tác với estrogen: Vitamin C làm giảm tốc độ loại bỏ nồng độ estrogen, đồng thời, có nguy cơ tăng tác dụng phụ của estrogen.
- Tương tác với niacin, statin: khi dùng kết hợp Niacin, Statin với vitamin C làm giảm tác dụng đối với sự phát triển của Cholesterol tốt.
- Tương tác với Warfarin: Warfarin được biết đến là chất được sử dụng trong làm chậm quá trình đông máu. Khi kết hợp cùng vitamin C sẽ làm giảm tác dụng của Warfarin, tăng nguy cơ đông máu.
- Tương tác với Fluphenazine (Prolixin): Fluphenazin là một loại thuốc an thần, dùng lượng lớn vitamin có thể làm giảm tác dụng của loại thuốc này.
- Tương tác với protease: Dùng vitamin C qua đường uống làm giảm tác dụng của loại thuốc kháng sinh chứa chất ức chế protease.
- Aspirin tương tác với vitamin C: Aspirin được phát hiện trong quá trình cơ thể đào thải qua thận hoặc nước tiểu. Khi tương tác với vitamin C có khả năng làm giảm khả năng loại bỏ aspirin, ngược lại có nguy cơ làm tăng lượng chất này trong cơ thể.
>>> Xem thêm: Biotin là gì? Lợi ích và thực phẩm giàu Biotin cho sức khỏe
Lượng vitamin C cần mỗi ngày là bao nhiêu?
Vì vitamin C có thể gây ra nhiều tác dụng phụ đối với người dùng, do đó, Bộ Thực phẩm và Dinh dưỡng đã đưa ra hạn mức về liều lượng sử dụng nhằm đạt được lợi ích tối đa từ loại vitamin này.
Lượng tiêu thụ khuyến nghị
Việc cung cấp đủ lượng tiêu thụ khuyến nghị (RDA) của vitamin C có thể đến từ chế độ ăn, viên uống bổ sung. Với mỗi độ tuổi sẽ có RDA khác nhau, ví dụ:
Độ tuổi | RDA hàng ngày |
Trẻ em | |
0-6 tháng | 40mg |
7-12 tháng | 50mg |
1-3 tuổi | 15mg |
4-8 tuổi | 25mg |
9-13 tuổi | 45mg |
Nữ | |
14-18 tuổi | 65mg |
Trên 19 tuổi | 75mg |
Nam | |
14-18 tuổi | 75mg |
Trên 19 tuổi | 90mg |
Đang mang thai | |
14-18 tuổi | 80mg |
Trên 19 tuổi | 85mg |
Đang cho con bú | |
14-18 tuổi | 115mg |
Trên 19 tuổi | 120mg |
Ngoài ra, một số trường hợp cần bổ sung thêm lượng vitamin C bao gồm:
- Đối tượng thường xuyên sử dụng rượu bia, chất kích thích: dùng thêm 35mg mỗi ngày
- Đối tượng được chẩn đoán thiếu vitamin C: bổ sung thêm 100-200mg mỗi ngày
Lượng tiêu thụ giới hạn tối đa
Lượng tiêu thụ giới hạn tối đa (TUL) là giới hạn mà bạn có thể hấp thụ mà không gây ra những tác dụng phụ. Mức TUL của vitamin C cụ thể:
Độ tuổi | Mức TUL |
Trẻ em | |
1-3 tuổi | Dưới 400mg |
4-8 tuổi | Dưới 650mg |
9-13 tuổi | Dưới 1200mg |
14-18 tuổi | Dưới 1800m |
Người lớn | |
Trên 19 tuổi | 2000mg |
Đang mang thai | |
14-18 tuổi | 1800mg |
Trên 19 tuổi | 2000mg |
Trường hợp nào nên và không nên sử dụng vitamin C?
Việc bổ sung vitamin mang lại nhiều tác dụng, đồng thời xây dựng sức khỏe tổng thể tốt hơn. Do đó, ai cũng nên bổ sung loại vitamin này. Tuy nhiên, một số đối tượng đặc biệt cần bổ sung nhiều vitamin bao gồm:
- Đối tượng được chẩn đoán thiếu vitamin C
- Người thường xuyên tiếp xúc với rượu bia, thuốc lá
- Người thừa cân
Bên cạnh đó, nếu bạn thuộc một trong những trường hợp dưới đây, cần hạn chế hấp thụ vitamin C:
- Đối tượng mắc bệnh huyết sắc tố
- Mắc bệnh sỏi thận
- Đối tượng mắc bệnh rối loạn sắc tố di truyền (hemochromatosis)
>>> Xem thêm: Melatonin là gì? Công dụng đối với cơ thể mà bạn nên biết
Một số câu hỏi thường gặp
Uống vitamin C mỗi ngày hoàn toàn tốt với sức khỏe, tuy nhiên bạn chỉ nên sử dụng đúng liều lượng để không mang lại tác dụng phụ.
Vitamin C có tác dụng chống lão hóa da, hạn chế xuất hiện nếp nhăn, tàn nhang giúp da trở nên trắng sáng và mịn màng hơn.
Bổ sung quá nhiều vitamin C khiến cơ thể không thể tiêu thụ dẫn đến tiêu chảy, buồn nôn, ợ nóng, thậm chí bị sỏi thận.
Mặc dù vitamin C có vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe nhưng nếu hấp thụ quá nhiều có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tổng thể. Trên đây là tất tần tật về công dụng và tác dụng phụ của vitamin C mà chúng tôi mang đến cho bạn đọc. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về sức khỏe, truy cập vào Tin tin y tế để không bỏ lỡ bất kỳ thông tin mới nhất nào. Ngoài ra, nếu bạn muốn đặt lịch hẹn khám bệnh, hãy liên hệ HOTLINE hoặc TẠI ĐÂY để kết nối với Hệ thống Bệnh viện Hoàn Mỹ trên toàn quốc.
*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.