Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể mất cân bằng dinh dưỡng, bao gồm cả thiếu dinh dưỡng và thừa dinh dưỡng. Nguyên nhân chính là do sự thiếu hụt các nhóm chất như protein, vitamin và khoáng chất. Điều này có tác động tiêu cực đến sức khỏe cũng như nguy cơ mắc bệnh. Cùng Hoàn Mỹ tìm về về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị tình trạng này qua bài viết dưới đây!
>>> Xem thêm:
- Mệt mỏi thường xuyên: Nguyên nhân & Cách khắc phục
- Truyền nước biển có tác dụng gì? Khi nào cần truyền nước biển?
- Dấu hiệu của suy nhược cơ thể là gì? Phương pháp điều trị bệnh
Suy dinh dưỡng là gì?
Suy dinh dưỡng là sự mất cân bằng trong chế độ ăn uống, cơ thể có thể thiếu hoặc thừa thức ăn và chất dinh dưỡng. Là tình trạng thiếu hụt chất dinh dưỡng, vitamin và các hợp chất thiếu yếu cho sự phát triển của cơ thể, đặc biệt là sắt, kẽm, iốt.
Tùy thuộc vào khả năng hấp thụ, bệnh suy dinh dưỡng bao gồm 2 loại chính sau:
- Suy dinh dưỡng: Bao gồm 2 hình thức: suy dinh dưỡng đa lượng (thiếu dinh dưỡng protein, carbohydrate, chất béo), suy dinh dưỡng vi lượng (thiếu vitamin và khoáng chất) dẫn đến cân nặng liên tục giảm, chiều cao chậm phát triển.
- Thừa dinh dưỡng: Bao gồm hai hình thức: thừa dinh dưỡng đa lượng (thừa protein, carbohydrate, chất béo), thừa vi chất dinh dưỡng (thừa vitamin và khoáng chất). Điều này ảnh hưởng đến cân nặng như thừa cân, béo phì, bệnh huyết áp…
Bệnh lý này ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe như thị lực kém (do thiếu vitamin A), bệnh Scorbut (thiếu vitamin C), chứng marasmus, bệnh huyết áp, bệnh ung thư…
Nguyên nhân gây ra suy dinh dưỡng
Theo nghiên cứu của WHO, ước tính hiện nay có khoảng 460 triệu người lớn cùng hơn 150 triệu trẻ em đang bị suy dinh dưỡng, trong khi đó, hơn 2 tỷ người béo phì, thừa cân. Những nguyên nhân gây ra suy dinh dưỡng cục thể là:
- Thức ăn nạp vào không cung cấp đủ nhóm chất hoặc khả năng hấp thụ kém như suy tụy, viêm ruột.
- Tình trạng tâm lý sức khỏe trầm cảm, tâm thần phân liệt, chán ăn.
- Rối loạn hệ thống tiêu hóa hoặc sức khỏe dạ dày kém, viêm loét đại tràng, bệnh Crohn, bệnh Celiac.
- Sử dụng rượu bia, chất kích thích dẫn đến viêm dạ dày và tổn thương tuyến tụy
- Do chế độ ăn giảm cân không đúng đắn.
- Yếu tố môi trường bên ngoài tác động như sự hạn chế tài chính, khả năng được tiếp cận nguồn dinh dưỡng.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thừa chất dinh dưỡng là do tiêu thụ nhiều quá mức cần thiết, đồng thời do một vài yếu tố khác:
- Lựa chọn thực phẩm giàu năng lượng, ít dinh dưỡng.
- Không thường xuyên hoạt động thể chất, tham gia thể dục thể thao.
- Một số vấn đề sức khỏe làm chậm quá trình trao đổi chất như suy giáp.
- Mất cân bằng của hormone cản trở phát tín hiệu no – đói.
- Lo lắng, Trầm cảm dẫn đến rối loạn ăn uống vô độ.
Bên cạnh đó, nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh lý này cao hơn phần còn lại, bao gồm:
- Đối tượng đang sinh sống ở các nước đang phát triển hoặc những khu vực có khả năng tiếp cận thực phẩm dinh dưỡng bị hạn chế: Đặc biệt đối với khu vực ở châu Phi cận Sahara và Nam Á.
- Nhóm đối tượng có nhu cầu về dinh dưỡng cao như phụ nữ mang thai và cho con bú, trẻ em: Theo thống kê, khoảng 24 – 31% đối tượng này mắc bệnh suy dinh dưỡng.
- Nhóm người không có nhiều tài chính hoặc thu nhập thấp.
- Người cao tuổi, đặc biệt là những người khuyết tật hoặc đang sống một mình: Hiện nay, có tới 22% người cao tuổi đang bị thiếu dinh dưỡng và 45% có nguy cơ mắc bệnh lý tương tự.
- Người có vấn đề về hệ tiêu hóa làm giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng: Đối tượng mắc bệnh Crohn, viêm loét dạ dày có nguy cơ mắc bệnh suy dinh dưỡng gấp 4 lần.
Triệu chứng của bệnh suy dinh dưỡng
Bệnh suy dinh dưỡng khiến cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, khó khăn trong vận động. Bên cạnh đó, một số triệu chứng điển hình khác như:
- Cân nặng thay đổi: gầy gò hoặc thừa cân, béo phì.
- Thèm ăn.
- Gò má hóp, mắt trũng sâu và bụng sưng phù.
- Da khô, kém đàn hồi, phát ban.
- Tóc dễ xơ rối, gãy rụng và mất sắc tố của tóc.
- Mất khả năng tập trung.
- Trầm cảm và rối loạn lo âu.
- Lượng chất béo, cơ, mô cơ thể giảm nghiêm trọng.
- Rối loạn hệ thống miễn dịch dẫn đến tăng nguy cơ mắc bệnh, nhiễm trùng và tốn nhiều thời gian để hồi phục sức khỏe.
- Bệnh lý về tim mạch như suy tim, huyết áp thấp.
Bên cạnh đó, vấn đề tuổi tác cũng có thể ảnh hưởng đến các triệu chứng của bệnh lý này. Ở trẻ em, thường xuất hiện các triệu chứng suy giảm dinh dưỡng khác với người lớn như:
- Trọng lượng cơ thể thấp và khả năng phát triển kém.
- Trạng thái mệt mỏi và thiếu năng lượng.
- Cảm giác khó chịu và bồn chồn.
- Chậm phát triển tư duy và hành động, do đó gặp khó khăn trong học tập.
>>> Xem thêm: Mất ngủ: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị
Cách điều trị suy dinh dưỡng
Điều trị suy dinh dưỡng là hạn chế tối đa sự chênh lệch giữa các nhóm chất thiếu hụt và dư thừa. Dựa vào nguyên nhân và triệu chứng của tình trạng để xây dựng phương pháp điều trị tối ưu nhất.
Áp dụng chế độ ăn lành mạnh
Xây dựng chế độ ăn lành mạnh và đầy đủ dinh dưỡng giúp tăng cường khả năng hấp thụ, đồng thời đáp ứng đủ các loại khoáng chất như chất béo, chất đạm, tinh bột… Đối với những người khó khăn trong việc ăn uống, có thể bổ sung theo đường uống bằng viên uống dinh dưỡng hoặc thực phẩm chức năng.
>>> Xem thêm: Cảm cúm là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách chẩn đoán và điều trị
Dùng ống sonde dạ dày
Trường hợp bệnh nhân là đối tượng mắc bệnh thiếu hụt dinh dưỡng nặng, bổ sung thực phẩm qua đường miệng khó khăn, bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện bằng cách dùng ống sonde dạ dày để đưa thức ăn vào.
Đánh giá và theo dõi tình hình của bệnh nhân
Hiện nay, có nhiều công cụ để xác định tình trạng sức khỏe dinh dưỡng của cá nhân bao gồm biểu đồ cân nặng và chỉ số khối cơ thể (BMI), xét nghiệm máu về tình trạng vi chất dinh dưỡng và khám sàng lọc.
Ngoài ra, nếu có tiền sử mắc bệnh sụt cân hoặc các triệu chứng khác liên quan đến khả năng suy giảm chất dinh dưỡng, chuyên gia sức khỏe có thể yêu cầu tiến hành xét nghiệm bổ sung để xác định kỹ hơn.
Đối với tình trạng bệnh do thừa dinh dưỡng quá mức có thể khó khăn trong việc kiểm tra hơn. Trường hợp tăng cân, béo phì và hấp thụ nhiều đồ ăn nhanh và chế biến sẵn khiến hàm lượng vitamin và khoáng chất nạp vào cơ thể không đủ. Vì vậy, cần một cuộc trao đổi với bác sĩ về biện pháp thay đổi chế độ ăn kiêng.
>>> Xem thêm: Đau đầu: Nguyên nhân & Cách điều trị
Phòng ngừa suy dinh dưỡng như thế nào?
Đối với trẻ em, thực phẩm bổ sung dinh dưỡng tốt nhất chính là sữa mẹ. Vì vậy, nếu bé đang trong giai đoạn từ 6 tháng tuổi đến 2 năm nên được uống sữa mẹ hoàn toàn. Đồng thời sau khi cai sữa hoặc sữa mẹ không đáp ứng đủ, có thể cho bé ăn dặm nhưng vẫn cung cấp đủ dinh dưỡng thiết yếu.
Để ngăn ngừa tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng, tất cả mọi người cần lưu ý về thành phần dinh dưỡng cũng như đa dạng hóa thực phẩm khác nhau.
Một biện pháp ngăn ngừa suy dinh dưỡng hiệu quả nhất là bổ sung sắt, kẽm và iốt và thực phẩm bổ sung. Bên cạnh đó, phát triển giáo dục dinh dưỡng cho các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh suy giảm dinh dưỡng.
Đồng thời, các biện pháp khuyến khuyến mọi người lựa chọn thực phẩm lành mạnh và thường xuyên vận động để ngăn ngừa tăng cân, béo phì và nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Thay đổi chế độ ăn uống với đầy đủ 5 nhóm chất, thay đổi nguyên liệu để làm đa dạng món ăn nhưng đầy đủ carbs, protein, chất béo, vitamin và khoáng chất.
>>> Xem thêm: Huyết áp bình thường là bao nhiêu? Chỉ số huyết áp theo độ tuổi?
Trên đây là tất tần tật về bệnh suy dinh dưỡng, đồng thời cung cấp các biện pháp để giảm thiểu tối đa tình trạng này. Nếu tiếp tục kéo dài sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, tăng nguy cơ mắc bệnh. Chính vì thế, tất cả mọi người cần thay đổi chế độ dinh dưỡng cùng thói quen tập luyện để phát triển tốt nhất. Để cập nhật thêm các cập nhật mới về y học, mời bạn truy cập Tin tức y tế. Ngoài ra, đừng quên liên hệ ngay với chúng tôi qua số HOTLINE hoặc đặt lịch hẹn trực tiếp TẠI ĐÂY để được tư vấn miễn phí tại hệ thống Bệnh viện Hoàn Mỹ trên toàn quốc.
Một số câu hỏi thường gặp
Người bị suy dinh dưỡng nên bổ sung đầy đủ các nhóm chất bao gồm: tinh bột (gạo, khoai lang, khoai tây), chất béo (sữa, dầu thực vật), chất đạm (cá, thịt, trứng), vitamin (rau củ, hoa quả), khoáng chất (sắt, kẽm) và nước.
Trẻ em mắc bệnh thiếu hụt dinh dưỡng gặp nhiều nhất ở độ tuổi dưới 5, nhất là trẻ em dưới 3 tuổi. Giai đoạn này là “giai đoạn vàng” cho sự phát triển thể chất và trí tuệ, vì vậy bố mẹ hãy chú ý và cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bé tăng trưởng toàn diện.
*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.