Tin tức y tế

Rong kinh là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị và phòng ngừa

29/10/2023

Rong kinh là tình trạng nguy hiểm, bởi nó có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe sinh sản và hạnh phúc của chúng ta. Vậy rong kinh là gì, chúng nguy hiểm như thế nào và đâu là phương pháp điều trị thích hợp. Hãy cùng Hoàn Mỹ tìm hiểu qua bài viết sau đây bạn nhé!

>>> Xem thêm: 

Rong kinh là gì?

Rong kinh là hiện tượng thời gian hành kinh kéo dài hơn mức bình thường và lượng máu kinh nguyệt ra nhiều bất thường. Trong đó, thời gian hành kinh thông thường kéo dài 3 – 5 ngày, riêng người bị rong kinh, thời gian đó thường trên 7 ngày, cũng có một số trường hợp bị Rong kinh cả tháng. Đồng thời, lượng máu kinh nguyệt ra nhiều trên 80 ml trong khi mức trung bình là 50 – 80ml.

>>> Xem thêm: Nguyên nhân bị đau bụng trái ở nữ và nam và chẩn đoán bệnh

Rong kinh là hiện tượng máu kinh ra nhiều hơn mức bình thường
Rong kinh là hiện tượng máu kinh ra nhiều hơn mức bình thường (Nguồn: Internet)

Dấu hiệu khi bị rong kinh

Những dấu hiệu cho thấy chị em đang bị Rong kinh bao gồm:

  • Thời gian hành kinh kéo dài, nhiều hơn một tuần;
  • Lượng máu trong thời gian hành kinh nhiều hơn 80ml, cao hơn mức 50 – 80ml bình thường;
  • Thay băng vệ sinh liên tục, có thể 1 tiếng thay băng một lần; 
  •  Thường xuyên phải thức dậy vào ban đêm để thay băng vệ sinh; 
  • Các sinh hoạt thường ngày bị hạn chế do kinh nguyệt ra quá nhiều;
  • Xuất hiện cục máu đông lớn khi vào chu kỳ kinh nguyệt. 
  • Cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, kiệt sức, đôi khi bạn cũng gặp tình trạng rụng tóc, da dẻ nhợt nhạt.
Những dấu hiệu bị rong kinh thường thấy
Những dấu hiệu bị Rong kinh thường thấy (Nguồn: Internet)

Nguyên nhân bị rong kinh

Tình trạng Rong kinh có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như rối loạn hormone, các khối u, bệnh lý liên quan tới nội mạc tử cung, tử cung của người phụ nữ. Dưới đây là hai nhóm nguyên nhân chính gây ra tình trạng trên: 

Rong kinh cơ năng

Rong kinh cơ năng liên quan trực tiếp tới vấn đề nội tiết tố trong cơ thể biến đổi. Trong đó, một chu kỳ kinh nguyệt thông thường có sự cân bằng giữa hormone estrogen và progesterone. Khi nội tiết tố mất cân bằng, lượng estrogen tăng vọt, sẽ dẫn tới tình trạng chảy máu kinh quá nhiều.

Một số tình trạng có thể gây mất cân bằng hormone bao gồm béo phì, kháng insulin, các vấn đề về tuyến giáp và hội chứng buồng trứng đa nang(PCOS).

>>> Xem thêm: Đau bụng bên phải cảnh báo bệnh gì? Cách giảm đau nhanh chóng

Mất cân bằng hormone estrogen và progesterone gây ra tình trạng rong kinh
Mất cân bằng hormone estrogen và progesterone gây ra tình trạng Rong kinh (Nguồn: Internet)

Rong kinh do nguyên nhân thực thể

Những tổn thương thực trong tử cung, buồng trứng cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng trên. Những vấn đề đó bao gồm: U xơ tử cung, polyp, ung thư cổ tử cung, Ung thư nội mạc tử cung, viêm nội mạc tử cung… Ngoài ra, thực thể khác có thể gây tình trạng Rong kinhvòng tránh thai

Rong kinh là tác dụng phụ thường gặp của vòng tránh thai
Rong kinh là tác dụng phụ thường gặp của vòng tránh thai (Nguồn: Internet)

Rong kinh có nguy hiểm không? 

Rong kinh nguy hiểm hơn nhiều so với suy nghĩ của hầu hết chị em hiện nay. Mức độ nguy hiểm của nó được biểu hiện qua: 

Rong kinh gây thiếu máu

Chảy máu kinh nguyệt nhiều có thể gây Thiếu máu do mất máu nhiều hơn bình thường. Thiếu máu là tình trạng cơ thể không đủ hồng cầu để vận chuyển oxy tới các mô. Bên cạnh đó, chảy máu kinh nguyệt nhiều có thể làm cho lượng sắt trong cơ thể xuống mức quá thấp. Mặc dù chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong tình trạng thiếu máu do cơ thể thiếu sắt nhưng vấn đề sẽ trở nên trầm trọng hơn khi chảy máu kinh nguyệt kéo dài. 

>>> Xem thêmĐau bụng trên rốn: Nguyên nhân và cách điều trị

Chảy máu quá nhiều liên tục dài ngày sẽ dẫn tới tình trạng thiếu máu
Chảy máu quá nhiều liên tục dài ngày sẽ dẫn tới tình trạng Thiếu máu (Nguồn: Internet)

Đau bụng dữ dội

Khi bị rong kinh, bạn có thể gặp tình trạng đau bụng với mức độ tương đương hoặc dữ dội hơn so với đau bụng kinh bình thường. Một số trường hợp khác có thể gặp tình trạng chuột rút. Những điều này không chỉ gây đau đớn, khó chịu mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới tâm lý và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

Tình trạng đau bụng dữ dội khi bị rong kinh
Tình trạng đau bụng dữ dội khi bị Rong kinh (Nguồn: Internet)

Có nguy cơ vô sinh – hiếm muộn

Hiện tượng Rong kinh kéo dài sẽ tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn có hại xâm nhập. Chúng có thể gây viêm nhiễm phụ khoa hoặc lan từ âm hộ vào âm đạo và các cơ quan sinh dục sâu hơn như tử cung, buồng trứng hoặc vòi trứng. Điều ấy dẫn tới tình trạng viêm nhiễm phụ khoa, nghiêm trọng hơn là vô sinh. 

Ngoài ra, Rong kinh có thể là biểu hiện cho một tình trạng bệnh lý cụ thể như viêm nội mạc tử cung, Ung thư tử cung, buồng trứng đa nang, u xơ tử cung, … Những vấn đề này nếu không được xử lí kịp thời sẽ buộc phải sử dụng các biện pháp phẫu thuật can thiệp, một số trường hợp phải cắt bỏ một hoặc toàn bộ nội mạc tử cung hoặc tử cung. Điều ấy làm giảm đi cơ hội thụ thai của người bệnh. 

>>> Xem thêmKinh nguyệt không đều: Nguyên nhân và phương án điều trị

Nếu không điều trị kịp thời, người bị rong kinh có thể đối mặt với nguy cơ vô sinh
Nếu không điều trị kịp thời, người bị Rong kinh có thể đối mặt với nguy cơ vô sinh (Nguồn: Internet)

Nên làm gì khi bị rong kinh?

Trong trường hợp bị rong kinh, bạn nên duy trì chế độ sinh hoạt, ăn uống như sau: 

  • Nghỉ ngơi trong trường hợp ra máu quá nhiều, tránh vận động mạnh;
  • Thực hiện chế độ ăn uống, ngủ nghỉ điều độ để tránh căng thẳng, mệt mỏi; 
  • Đảm bảo chế độ ăn giàu dinh dưỡng, đặc biệt nên bổ sung thực phẩm giàu sắt, vitamin B1, B6. 
  • Nên kiêng đồ uống có cồn, kiêng cafein, tránh đồ ăn cay nóng, đồ lạnh để tránh tình trạng đau bụng dữ dội. 
  • Bạn có bổ sung ngải cứu vào chế độ ăn của mình. Đây không chỉ là thực phẩm dinh dưỡng, ngải cứu còn là bài thuốc Đông y có tác dụng giảm đau hiệu quả và hỗ trợ khắc phục tình trạng mất máu quá nhiều.
  • Giữ vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt là vùng kín nhằm tránh viêm nhiễm phụ khoa khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. 
  • Đặc biệt, khi gặp tình trạng chảy máu kinh quá nhiều, bạn cần tới ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khác và điều trị sớm. 
Nên gặp bác sĩ chuyên khoa khi gặp các dấu hiệu bệnh
Nên gặp bác sĩ chuyên khoa khi gặp các dấu hiệu bệnh (Nguồn: Internet)

Phương pháp chẩn đoán rong kinh

Trước tiên, để chẩn đoán đúng tình trạng của người bệnh, bác sĩ sẽ cần khai thác một số thông tin về về tiền sử bệnh và chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Tiếp đó, để xác định chính xác vấn đề và nguyên nhân gây ra tình trạng hành kinh kéo dài, bạn sẽ được yêu cầu thực hiện một trong số các xét nghiệm sau đây:

  • Xét nghiệm máu: Những xét nghiệm được thực hiện nhằm kiểm tra tình trạng Thiếu máu và tốc độ đông máu của người gặp tình trạng rong kinh.
  • Xét nghiệm Pap: Đối với xét nghiệm này, các tế bào từ cổ tử cung sẽ được lấy ra nhằm tìm hiểu xem bạn có bị nhiễm trùng, viêm hoặc có mầm mống của tế bào gây Ung thư hay không.
  • Sinh thiết nội mạc tử cung: Các mẫu mô được lấy từ lớp lót bên trong tử cung hoặc “nội mạc tử cung” để tìm hiểu xem bạn có bị Ung thư hoặc có hay không sự xuất hiện của các tế bào bất thường khác.
  • Siêu âm: Đây là một bài kiểm tra sử dụng sóng âm thanh và máy tính để cho thấy các mạch máu, mô và cơ quan trong cơ thể người bệnh. Bác sĩ sẽ dựa trên hình ảnh hiển thị mà kiểm tra lưu lượng máu của bạn.
  • Nội soi bàng quang: Thủ thuật này giúp bác sĩ quan sát bên trong tử cung  thông qua máy nội soi đi qua ngã niệu đạo. Nội soi bàng quang có thể giúp xác định tình trạng u xơ, polyp hoặc các vấn đề khác có thể gây rong kinh. 
  • Nong và nạo (D&C): Trong quá trình D&C, lớp lót bên trong tử cung của bạn sẽ được lấy đi và kiểm tra nhằm tìm hiểu nguyên nhân gây ra chảy máu. 

>>> Xem thêmĐau bụng kinh: Nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp giảm đau

Phương pháp xét nghiệm Pap
Phương pháp xét nghiệm Pap (Nguồn: Internet)

Phương pháp điều trị rong kinh

Việc điều trị sẽ phụ thuộc chủ yếu vào tình trạng, nguyên nhân và nguyện vọng của người bệnh. Về cơ bản, có hai phương án chính được sử dụng đề điều trị rong kinh, bao gồm điều trị bằng thuốc và phẫu thuật. 

Thông thường, các bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp dùng thuốc để điều trị bệnh, những loại thuốc thường được tư vấn sử dụng bao gồm:

  • Chất bổ sung sắt: Bổ sung sắt vào cơ thể, giúp máu vận chuyển oxy nếu bạn có dấu hiệu thiếu máu.
  • Thuốc tránh thai: Để giúp chu kỳ kinh nguyệt đều đặn hơn và giảm lượng máu chảy ra.
  • Thuốc ức chế Prostaglandin: Đây là những loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID), có tác dụng giảm chuột rút và lượng máu chảy ra.
  • Liệu pháp hormone (thuốc có chứa estrogen và/hoặc progesterone): Nhằm giảm lượng máu chảy ra.

Phương án phẫu thuật được áp dụng, bao gồm:

  • Nong và nạo (D&C). Thủ thuật loại bỏ lớp trên cùng của niêm mạc tử cung nhằm giảm chảy máu kinh nguyệt. D&C có thể cần phải được lặp đi lặp lại theo thời gian.
  • Nội soi bàng quang phẫu thuật: Thường được sử dụng để loại bỏ polyp và u xơ, điều chỉnh các bất thường của tử cung và loại bỏ niêm mạc tử cung, từ đó kiểm soát lượng kinh nguyệt ra quá nhiều.
  • Cắt đốt nội mạc tử cung: Toàn bộ hoặc một phần niêm mạc tử cung được cắt bỏ để kiểm soát chảy máu kinh nguyệt. Mặc dù phương án này không loại bỏ tử cung nhưng chúng sẽ làm giảm tỷ lệ thụ thai thành công ở phụ nữ.
  • Cắt bỏ tử cung: Sau khi thực hiện cắt bỏ tử cung, người phụ nữ sẽ không thể mang thai được nữa và sẽ ngừng kinh nguyệt. 

Hai thủ thuật cắt đốt nội mạc tử cung và cắt bỏ tử cung gây ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng thụ thai, sinh con của người phụ nữ. Do đó, hai phương này thường được áp dụng với phụ nữ không còn nhu cầu sinh con hoặc trường hợp phụ nữ lớn tuổi.

Một số trường hợp phải áp dụng phương pháp phẫu thuật để loại bỏ các thực thể gây rong kinh
Một số trường hợp phải áp dụng phương pháp phẫu thuật để loại bỏ các thực thể gây Rong kinh (Nguồn: Internet)

Cách phòng ngừa rong kinh

Rất khó để có thể phòng ngừa các nguyên nhân gây ra bệnh cũng như phòng ngừa rong kinh. Tuy nhiên, bạn nên giữ vệ sinh cơ thể cũng như vùng kín sạch sẽ, thực hiện quan hệ an toàn, lành mạnh để tránh các tình trạng viêm nhiễm phụ khoa có thể xảy tới. 

Đồng thời, bạn nên khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần hoặc theo chỉ định của y bác sĩ. Khám định kỳ giúp bạn kiểm soát tốt hơn tình trạng sức khỏe bản thân, có thể phát hiện sớm tình trạng bệnh và điều trị kịp thời.

>>> Xem thêm9 Dấu hiệu rụng trứng dễ nhận biết, đơn giản

Nên khám phụ khoa định kỳ để đảm bảo sức khỏe sinh sản
Nên khám phụ khoa định kỳ để đảm bảo sức khỏe sinh sản (Nguồn: Internet)

Một số câu hỏi thường gặp

Bị Rong kinh có tự hết không?

Nếu nguyên nhấn xuất phát từ rối loạn hormone xảy ra trong giai đoạn đầu thời kỳ dậy thì, sau sinh hoặc tiền mãn kinh, tình trạng trên có thể tự hết sau một thời gian. Đối với nguyên nhân thực thể, bệnh nhân buộc phải áp dụng các phương án điều trị để tình trạng bệnh khỏi hẳn và không gây ra biến chứng nguy hiểm hơn. 

Bị Rong kinh có thai không? 

Người bị Rong kinh vẫn có thể mang thai bình thường nếu được điều trị kịp thời. Trong một số trường hợp buộc phải can thiệp phẫu thuật cắt bỏ nội mạc tử cung hay tử cung, cơ hội mang thai sẽ thấp hơn rất nhiều. 

Rong kinh kéo dài bao lâu?

Rong kinh là tình trạng thời gian hành kinh kéo dài hơn 7 ngày và lượng máu chảy ra nhiều hơn trung bình. Tình trạng bệnh kéo dài bao lâu phụ thuộc và nguyên nhân và phương pháp điều trị có phù hợp hay không. Do đó, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn điều trị sớm nhất có thể.

Trên đây là thông tin giải đáp thắc mắc của bạn đọc về vấn đề Rong kinh là gì. Hy vọng bài viết của Hoàn Mỹ giúp bạn đọc nắm rõ dấu hiệu, nguyên nhân, và phương pháp giúp điều trị tình trạng trên. Đừng ngần ngại tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa về vấn đề rong kinh của bản thân, bởi đó là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của chính mình. Theo dõi Tin tức y tế mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều kiến thức y tế thường thức khác. Liên hệ ngay với chúng tôi qua HOTLINE hoặc truy cập TẠI ĐÂY để đặt lịch khám online và nhận tư vấn miễn phí từ đội  ngũ chuyên gia của hệ thống Bệnh viện Hoàn Mỹ trên toàn quốc.

*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.