Filter Từ điển y khoa

Rong kinh

  • Tổng quan

    Filter

    Rong kinh là hiện tượng bị chảy máu kinh nguyệt nhiều hơn so với bình thường trong một hoặc vài ngày. Mặc dù đây được xem là vấn đề thường gặp nhưng nếu như không mất đủ máu gây ra các vấn đề khác thì không được gọi là rong kinh.

    Khi kinh nguyệt ra nhiều, việc mất nhiều máu và chuột rút có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bạn. Nếu như rong kinh xuất hiện nhiều trong chu k, bạn nên nói chuyện với bác sĩ để tìm ra phương pháp điều trị phù hợp.

  • Triệu chứng

    Filter

    Các triệu chứng rong kinh bao gồm:

    • Thay băng vệ sinh liên tục trong vài giờ.
    • Đã sử dụng nhiều biện pháp bảo vệ để kiểm soát tình trạng chảy máu.
    • Thức dậy giữa đêm để thay băng vệ sinh.
    • Kỳ kinh kéo dài hơn một tuần.
    • Xuất hiện các cục máu đông lớn.
    • Hạn chế các sinh hoạt hằng ngày do kinh nguyệt ra nhiều.
    • Cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức, thậm chí khó thở do mất nhiều máu.

    Rong kinh là tình trạng phụ nữ bị chảy máu kinh nguyệt nhiều hơn bình thường trong vòng một hay vài ngày.

    Rong kinh có thể xảy ra khi phụ nữ bước vào giai đoạn mãn kinh, tiền mãn kinh. (Nguồn: Internet)

     

  • Khi nào cần đến bệnh viện

    Filter

    Nếu xuất hiện các triệu chứng nào dưới đây, bạn nên gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị.

    • Chảy máu nhiều đến mức phải dùng ít nhất một miếng băng vệ sinh mỗi giờ trong hơn hai giờ liên tục.
    • Chảy máu giữa kỳ kinh hoặc chảy máu âm đạo bất thường.
    • Chảy máu âm đạo sau khi bạn trải qua thời kỳ mãn kinh.

    Đây là những dấu hiệu cho thấy sự bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ, Do đó, điều cần làm là nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ càng sớm càng tốt để sự kiểm soát thích hợp.

    Đặt Lịch Hẹn
  • Nguyên nhân

    Filter

    Một số nguyên nhân có thể gây ra tình trạng rong kinh bao gồm:

    • Mất cân bằng hóc môn: Các hormone như estrogen và progesterone kiểm soát sự tích tụ và hình thành lớp niêm mạc. Khi nội tiết tố mất cân bằng làm cho lớp niêm mạc dày lên quá mức, dẫn đến lượng kinh nguyệt ra nhiều hoặc chảy máu bất ngờ giữa các kỳ kinh. Ngoài ra, béo phì, kháng insulin ở tiểu đường loại 1, các vấn đề về tuyến giáp và PCOS cũng có thể gây ra sự mất cân bằng nội tiết tố.
    • Vấn đề về buồng trứng: Không rụng trứng trong chu kỳ kinh nguyệt làm cản trở quá trình sản xuất progesterone có thể dẫn đến chảy máu nhiều hoặc bất thường.
    • U xơ tử cung: U xơ tử cung gây chảy máu kinh nguyệt nặng hơn hoặc kéo dài.
    • Polyp: Những khối u nhỏ, lành tính ở niêm mạc tử cung dẫn đến kinh nguyệt nhiều hoặc chảy máu kéo dài. 
    • Bệnh adenomyosis: Bệnh khiến cho các tuyến từ nội mạc tử cung phát triển vào thành tử cung dẫn đến thời kỳ kinh nguyệt nặng nề, đau đớn.
    • Vòng tránh thai: Sử dụng vòng tránh thai không chứa hormone có thể gây chảy máu kinh nguyệt nhiều hơn bình thường.
    • Biến chứng khi mang thai: Chảy máu nhiều, trễ kinh có thể do sẩy thai hoặc nhau thai ở vị trí bất thường, nơi nhau thai che phủ hoặc quá gần cổ tử cung.
    • Bệnh ung thư: Ung thư cổ tử cung có thể gây chảy máu bất thường trong hoặc sau mãn kinh. Phụ nữ có tiền sử xét nghiệm Pap bất thường có nguy cơ cao hơn.
    • Rối loạn di truyền: Các tình trạng như bệnh von Willebrand sẽ ảnh hưởng đến quá trình đông máu, gây chảy máu kinh nguyệt nhiều.
    • Thuốc: Sử dụng một số loại thuốc như thuốc tránh thai hoặc thuốc chống đông máu dẫn đến kinh nguyệt nhiều hoặc kéo dài.
    • Các bệnh lý khác: Các bệnh về gan, thận và tuyến giáp có thể là một trong những nguyên nhân gây rong kinh.

    Cần tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ để chẩn đoán và điều trị khi xuất hiện tình trạng rong kinh.

    Rong kinh gây chảy nhiều máu kinh nguyệt và cần phải thay băng liên tục. (Nguồn: Internet)

     

  • Nguy cơ

    Filter

    Chảy máu kinh nguyệt nhiều có thể xảy ra vì nhiều lý do và tùy thuộc vào độ tuổi hay tình trạng bệnh lý hiện có.

    • Nội tiết tố: Việc rụng trứng giúp thúc đẩy cơ thể sản xuất progesterone – loại hormone cần thiết để điều hòa chu kỳ kinh nguyệt. Do đó, khi progesterone không đủ sẽ dẫn đến rong kinh.
    • Tuổi dậy thì: Đối với thanh thiếu niên, kinh nguyệt không đều và rong kinh thường xảy ra do chu kỳ không rụng trứng. Điều này thường xảy ra trong năm đầu tiên sau khi có kinh, kỳ kinh đầu tiên của họ.
    • Phụ nữ độ tuổi sinh nở: Rong kinh thường liên quan đến các vấn đề về tử cung như u xơ, polyp và u tuyến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh nở. Tuy nhiên, các yếu tố khác có thể góp phần:
      • Ung thư cổ tử cung.
      • Máu khó đông hoặc bệnh von Willebrand.
      • Thuốc: Tác dụng phụ của một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc tránh thai nội tiết tố hoặc thuốc làm loãng máu như warfarin.
      • Bệnh gan hoặc thận: Suy giảm chức năng gan hoặc thận dẫn đến chảy máu nhiều hoặc bất thường.
  • Phòng chống

    Filter

    Dưới đây là một số loại thuốc có thể cân nhắc để hạn chế bị rong kinh:

    • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)): Ibuprofen hoặc naproxen natri có thể giúp giảm mất máu kinh nguyệt và giảm bớt chứng chuột rút.
    • Axit tranexamic: Giảm thiểu tình trạng mất máu kinh nguyệt và chỉ được dùng trong giai đoạn chảy máu.
    • Thuốc tránh thai dạng uống: Ngoài tác dụng ngừa thai, những thuốc này còn có thể giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt và giảm chảy máu kinh nguyệt quá nhiều hoặc kéo dài.
    • Progesterone dạng uống: Hormon tự nhiên này có thể khắc phục sự mất cân bằng nội tiết tố dẫn đến chảy máu nhiều. 
    • Vòng tránh thai nội tiết tố: Sử dụng loại vòng tránh thai có khả năng giải phóng levonorgestrel progestin, làm mỏng niêm mạc tử cung và làm giảm lưu lượng máu kinh nguyệt cũng như chuột rút.
    • Các loại thuốc khác: Relugolix kết hợp với estrogen và progestin có thể kiểm soát tình trạng rong kinh do u xơ tử cung. Trong khi đó, elagolix kết hợp với estrogen và progestin giúp kiểm soát rong kinh do lạc nội mạc tử cung.
    • Điều chỉnh thuốc hiện tại: Nếu bạn đang bị chảy máu kinh nguyệt nặng do đang dùng thuốc nội tiết tố, bạn có thể cần phải ngừng hoặc chuyển thuốc.
    • Chất bổ sung sắt: Bổ sung sắt nếu bạn bị thiếu máu do chảy máu kinh nguyệt nhiều.

    Trước khi bắt đầu sử dụng bất kỳ loại thuốc mới nào, hãy tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ để có chẩn đoán chính xác và kế hoạch điều trị phù hợp, giải quyết tình trạng rong kinh hiệu quả mà không để lại các biến chứng nguy hại.

    Để biết thêm nhiều thông tin hơn hoặc tìm hiểu về các bệnh và dịch vụ khác, bạn hãy tham khảo Tin tức y tế. Liên hệ ngay qua số HOTLINE hoặc đặt lịch các CHUYÊN KHOA của chúng tôi để được tư vấn bởi các y bác sĩ của hệ thống bệnh viện Hoàn Mỹ nếu bạn có nhu cầu khám và chữa bệnh.

  • *Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.

Thông tin khác

Cập nhật mới nhất: 23/10/2023