Tin tức y tế

Đau bụng dưới bên trái là biểu hiện bệnh gì? Nguyên nhân & cách điều trị 

03/10/2023

Đau bụng dưới bên trái không chỉ đem lại cảm giác khó chịu mà nó còn là biểu hiện của một số căn bệnh nguy hiểm như viêm ruột thừa, sỏi thận,… Chính vì vậy, bạn cần hiểu rõ về đau bụng dưới để có biện pháp nhận diện và chăm sóc sức khỏe kịp thời. Hãy cùng Hoàn Mỹ tìm hiểu chi tiết về triệu chứng này ngay trong bài viết dưới đây nhé.

>>> Xem thêm:

Đau bụng dưới bên trái là gì?

Đây là cơn đau cấp hoặc mãn tính ở vùng bụng bên trái. Mức độ cơn đau bụng sẽ phụ thuộc vào tình trạng mà bạn đang gặp phải: hành kinh, tổn thương nhẹ, hoặc các bệnh lý có triệu chứng là đau bụng dưới.

Đau bụng dưới ở bên trái là bệnh lý liên quan đến phần nội tạng bên trong cơ thể
Đau bụng dưới ở bên trái là bệnh lý liên quan đến phần nội tạng bên trong cơ thể (Nguồn: Internet)

Các vị trí đau bụng dưới bên trái cần chú ý

Dưới đây là một số vị trí đau bụng dưới bên trái có liên quan đến các cơ quan nội tạng ở hệ tuần hoàn và hệ bài tiết:

  • Đau bên trái ở phía trên: Là biểu hiện của các bệnh liên quan đến lá lách, tuyến tụy, dạ dày, phổi và đại tràng. Đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo về nguy cơ đau tim có nguy cơ tử vong.
  • Đau bên trái dưới rốn: Đây là vị trí liên quan đến dạ dày, tử cung ở phụ nữ, hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Đau bên trái dưới bụng và vùng bụng dưới trái: Xuất phát từ các cơ quan tiêu hóa như đại tràng, ruột thừa.
  • Đau ở phía dưới bên trái của bụng và lưng dưới trái: liên quan đến vùng thận bên trái hoặc sỏi thận.
Cơn đau ở từng vị trí khác nhau là biểu hiện của một bệnh riêng biệt
Cơn đau ở từng vị trí khác nhau là biểu hiện của một bệnh riêng biệt (Nguồn: Internet)

Các triệu chứng kèm theo đau bụng dưới bên trái cần được thăm khám

Như đã đề cập ở trên, đau bụng dưới bên trái có thể báo hiệu của nhiều loại tổn thương nhẹ đến nặng hoặc triệu chứng của một loại bệnh lý. Các chuyên gia y tế chỉ ra một vài triệu chứng sau nếu đi kèm với đau bụng dưới bên trái thì nên lưu ý:

  • Cơn đau đột ngột: Cảm giác đau xuất hiện bất thình lình, tiếp theo đó là những cơn đau thắt và co rút quanh bụng.
  • Thay đổi về chức năng tiêu hóa: Cơn đau có thể kèm theo các triệu chứng như tiêu chảy, táo bón,…
  • Sưng và căng bên trái dưới bụng: Vùng bên trái dưới bụng có thể trở nên sưng to và căng.
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa: Trong một số trường hợp cơn đau có thể đi kèm với buồn nôn hoặc nôn mửa.

Nếu gặp phải bất kỳ các triệu chứng trên thì bạn nên đi thăm khám ở các cơ sở y tế để tìm hiểu nguyên nhân và được điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây ra đau bụng dưới bên trái phổ biến

Đau bụng dưới bên trái là triệu chứng của nhiều căn bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa và hệ bài tiết. Một số căn bệnh phổ biến gây ra cơn đau ở vùng bụng dưới bên trái là:

Viêm ruột thừa

Nếu cơn đau bụng dưới bên trái cách rốn khoảng 5cm thì rất có thể là báo hiệu của bệnh viêm ruột thừa. Nguyên nhân chính của viêm ruột thừa là nhiễm trùng hoặc tắc nghẽn ruột thừa. Ngoài cơn đau bụng dưới, viêm ruột thừa còn có một số triệu chứng khác đi kèm như: nôn hoặc buồn nôn, sốt, rối loạn tiêu hóa tiêu chảy hoặc táo bón bất thường.

Viêm ruột thừa còn có nhiều triệu chứng khác như sốt, buồn nôn
Viêm ruột thừa còn có nhiều triệu chứng khác như sốt, buồn nôn (Nguồn: Internet)

Viêm túi thừa

Viêm túi thừa cũng có thể là nguyên nhân gây ra hiện tượng đau bụng dưới ở bên trái. Tương tự như viêm ruột thừa, túi thừa bị viêm nhiễm khiến các mô xung quanh túi thừa bị sưng, Phù nề dẫn đến tình trạng viêm. Khi bị viêm túi thừa, người bệnh thường kèm theo các triệu chứng như nôn hoặc buồn nôn, sưng vùng bụng trái, đầy hơi, biếng ăn, đi đại tiện khó khăn.

Táo bón

Táo bón có thể là một nguyên nhân khác dẫn đến đau bên trái dưới bụng. Táo bón xảy ra khi hệ tiêu hóa hoạt động chậm hơn mức bình thường. Nguyên nhân chủ yếu của bệnh này là do cơ thể không được nạp đủ nước và chất xơ. Táo bón thường đi kèm với triệu chứng khó tiêu, đầy bụng, khó chịu ở vùng bụng dưới và hậu môn. 

Táo bón là một trong những nguyên nhân gây ra đau bụng dưới
Táo bón là một trong những nguyên nhân gây ra đau bụng dưới (Nguồn: Internet)

Sỏi thận

Sỏi thận là tình trạng các viên sỏi nhỏ hình thành từ cặn canxi trong thận và có thể gây ra đau khi di chuyển qua đường tiết niệu. Triệu chứng thường bao gồm đau cơn bên trái dưới bụng, buồn nôn, đau lưng, đau háng và tiểu đau.

Sỏi thận là căn bệnh nguy hiểm cho hệ bài tiết
Sỏi thận là căn bệnh nguy hiểm cho hệ bài tiết (Nguồn: Internet)

Viêm loét dạ dày

Viêm loét dạ dày là tình trạng niêm mạc của dạ dày bị tổn thương, thường do vi khuẩn Helicobacter pylori hoặc sử dụng không kiểm soát các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs). Triệu chứng bao gồm đau ở vùng trên bên trái của bụng và có thể đi kèm với buồn nôn, nóng rát ở bụng và ợ chua. 

Viêm loét dạ dày gây ra nhiều cơn đau thắt  ở vùng bụng dưới bên trái
Viêm loét dạ dày gây ra nhiều cơn đau thắt  ở vùng bụng dưới bên trái (Nguồn: Internet)

Những nguyên nhân đau bụng dưới bên trái thường gặp ở nữ giới

Cơn đau bụng dưới ở bên trái cũng có thể là biểu hiện của một số căn bệnh về hệ sinh sản ở nữ giới. 

Đau bụng kinh

Đây là nguyên nhân phổ biến gây ra chứng đau bụng dưới phía trái ở nữ giới. Cơn đau bụng kinh gây ra những cơn co thắt mạnh ở tử cung. Tử cung nằm gần phần bụng dưới nên khi bị co thắt sẽ gây ra , làm đau bụng dưới, ngoài ra có thể gây đau lưng, sưng chân tay và đau đầu. Mức độ đau phụ thuộc vào cơ địa của từng bạn gái (những bạn nữ đã bước vào giai đoạn dậy thì).

Chu kỳ kinh nguyệt gây ra cơn đau thắt ở vùng bụng dưới
Chu kỳ kinh nguyệt gây ra cơn đau thắt ở vùng bụng dưới (Nguồn: Internet)

Lạc nội mạc tử cung

Biểu hiện Nguyên nhân của bệnh này một phần của nội mạc tử cung (lớp mô nội tiết ở tử cung) phát triển lạc ra ngoài ra khỏi tử cung. Dấu hiệu và triệu chứng thường bao gồm: đau bên trái dưới bụng, tiêu chảy, chảy máu ngoài chu kỳ kinh, tiểu tiện đau…Đây là căn bệnh nguy hiểm đến sức khỏe phụ khoa của phụ nữ.

U nang buồng trứng

U nang buồng trứng là một khối u ác tính hoặc lành tính có thể phát triển trong buồng trứng của phụ nữ. Nó U nang buồng trứng có thể gây ra đau bên trái dưới bụng và các triệu chứng khác bao gồm tăng kích thước bụng dưới trái, thay đổi chu kỳ kinh (kinh nguyệt không đều), đau khi quan hệ tình dục…

Những nguyên nhân đau bụng dưới bên trái thường gặp ở nam giới

Không chỉ ở nữ giới, cơn đau bụng dưới cũng sẽ xảy ra ở nam giới. Không chỉ gây khó chịu, đây còn là triệu chứng của một số căn bệnh có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe tử vong nếu không được xử lý kịp thời.

Thoát vị ở bẹn

Thoát vị ở bẹn là tình trạng một bộ phận bất kỳ trong bụng (ruột, mạc nối…) phát triển lệch vào vào vùng bẹn. Bệnh này có nhiều biến chứng nghiêm trọng như nhiễm trùng, hoại tử… nếu không chữa trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Dấu hiệu và triệu chứng thường bao gồm đau bên trái dưới bụng, buồn nôn và nôn mửa, sưng và căng tại vùng bẹn, khó tiêu….

Thoát vị bẹn có nguy cơ tử vong cao nếu không được điều trị kịp thời
Thoát vị bẹn có nguy cơ tử vong cao nếu không được điều trị kịp thời (Nguồn: Internet)

Xoắn tinh hoàn

Xoắn tinh hoàn là một tình trạng y khoa khẩn cấp mà dây chằng tinh hoàn bị xoắn, ngăn cản dòng máu đi vào bìu. Dấu hiệu và triệu chứng thường bao gồm: đau bên trái dưới bụng, tinh hoàn sưng to và đỏ, buồn nôn và nôn mửa….

Đau bụng dưới bên trái có nguy hiểm không?

Đau bụng dưới bên trái có nhiều nguyên nhân khác nhau, Mức độ nguy hiểm của cơn đau thường phụ thuộc vào tình trạng cụ thể mà bạn đang gặp. Điều quan trọng là bạn cần phải thường xuyên theo dõi cơ thể của mình để nhận biết kịp thời nếu không may bị đau bụng dưới không rõ nguyên nhân.

 Cách phòng ngừa đau bụng dưới bên trái  là xây dựng cho mình lối sống lành mạnh và khoa học. Bạn có thể thực hiện một số biện pháp sau đây: 

Ăn chế  độ dinh dưỡng cân đối: Bạn nên duy trì một chế độ ăn uống cân đối, giàu chất xơ và vitamin. Đồng thời, hãy hạn chế thức ăn nhanh, thức ăn dầu mỡ, và thức ăn gây đầy bụng.

  • Chăm sóc hệ tiêu hóa: Uống đủ nước, ăn đủ chất xơ, và duy trì lịch trình đi vệ sinh đều đặn để tránh táo bón hoặc tiêu chảy quá mức.
  • Sống tích cực và lạc quan: Căng thẳng và áp lực tinh thần có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Hãy tìm cách quản lý căng thẳng bằng cách thực hành yoga, thiền,…
  • Hạn chế tiêu thụ rượu và thuốc lá: Rượu và thuốc chứa nhiều chất độc hại đến cơ thể. Cần hạn chế sử dụng chúng để tránh được các căn bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa, hệ bài tiết bạn nhé.
  • Duy trì vận động và uống nhiều nước: Tập thể dục có thể giúp cải thiện tiêu hóa và giảm căng thẳng. Ngoài ra tập luyện còn giúp bạn bài tiết các chất độc qua tuyến mồ hôi, từ đó thanh lọc cơ thể, giúp nâng cao sức đề kháng. Bên cạnh đó hãy duy trì tình trạng uống đủ nước hàng ngày để cơ thể trao đổi chất tốt hơn.

Cách điều trị đau bụng dưới bên trái

Cách điều trị bệnh này sẽ phụ thuộc vào tình trạng mà bạn đang gặp phải. Nếu cơn đau chỉ đến từ các nguyên nhân như đau bụng kinh, đau cơ do vận động nhiều, hoặc các vấn đề dạ dày nhẹ thì chỉ cần nghỉ ngơi hoặc dùng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ. của bác sĩ là được. 

Với những cơn đau bụng dưới có xuất phát  từ những căn bệnh nặng kèm theo nhiều triệu chứng phức tạp như sốt, nôn mửa, hoặc trường hợp đã dùng thuốc giảm đau nhưng vẫn không thuyên giảm  thì cần đến bệnh viện để  thăm khám và chữa trị kịp thời.

Cần đến gặp bác sĩ khi nào?

Trong trường hợp bạn đã nghỉ ngơi và uống thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ những vẫn không thấy có dấu hiệu thuyên giảm thì rất có thể đây là cơn đau khởi đầu cho các căn bệnh mãn tính. Lúc này bạn cần đến gặp bác sĩ để được kiểm tra nội tạng bên trong bằng cách chụp X-Quang, nội soi… để được chẩn đoán chính xác hơn.

Nội dung phía trên đã cho bạn các kiến thức bao quát về cơn đau bụng dưới bên trái, hi vọng bạn sẽ thật tỉnh táo để kịp thời đến bác sĩ thăm khám nếu bị để phán đoán đúng tình trạng sức khỏe của cơ thể nếu bị bệnh này. Để biết thêm nhiều kiến thức y học thường thức khác, bạn đừng quên truy cập vào chuyên mục Tin tức y tế của Hệ thống các Bệnh viện Hoàn Mỹ trên toàn quốc. Nếu cần đặt lịch khám, chỉ cần liên hệ ngay với qua số HOTLINE hoặc bấm TẠI ĐÂY, bạn sẽ được đội ngũ y bác sĩ hỗ trợ chu đáo.

*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.