Filter Từ điển y khoa

Đau vú

  • Tổng quan

    Filter

    Đau ngực có nhiều biểu hiện khác nhau, từ cảm giác như bị dao đâm mạnh đến đau âm ỉ. Hoặc đôi lúc bạn sẽ có cảm giác như bị nghiền nát hoặc đốt cháy. Trong một số trường hợp, cơn đau có thể lan lên cổ, hàm và tiếp tục xuống lưng hoặc lan sang cả hai cánh tay.

    Có nhiều nguyên nhân gây ra đau ngực và một số trong số đó có thể nguy hiểm đến tính mạng, đặc biệt là khi liên quan đến tim hoặc phổi. Vì vậy, bạn nên liên hệ ngay đến cơ quan y tế để được xác định nguyên nhân và điều trị thích hợp.

  • Triệu chứng

    Filter

    Các triệu chứng của đau ngực sẽ biến đổi khác nhau tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của mỗi người. Mặc dù đau ngực thường liên quan đến vấn đề tim mạch nhưng bạn cũng cần phải tham khảo ý kiến từ các y bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nhất.

    Đau ngực liên quan đến tim

    Đau ngực thường liên quan đến bệnh tim. Tuy nhiên, một số người mắc bệnh tim có thể cảm thấy khó chịu nhẹ chứ không phải là đau dữ dội. Vì vậy, để xác định nguyên nhân gây khó chịu ở ngực liên quan đến cơn đau tim hay các vấn đề về tim khác không, các bạn hãy lưu ý các biểu hiện dưới dây:

    • Đầy hơi, nóng rát hoặc tức ngực. Cảm giác này có thể giống như có một vật nặng đang đè ở trên vùng ngực.
    • Đau nhói hoặc đau rát lan ra lưng, cổ, hàm, vai và một hoặc cả hai cánh tay. 
    • Cơn đau kéo dài hơn một vài phút và sẽ trở nên trầm trọng hơn khi hoạt động thể chất.
    • Cơn đau ngực đến rồi đi đột ngột hoặc dao động về cường độ.
    • Khó thở hoặc cảm giác như không thể thở được, ngay cả khi bạn vận động ít.
    • Đổ mồ hôi đột ngột mà không rõ nguyên nhân.
    • Cảm thấy lâng lâng, chóng mặt, có thể kèm theo cảm giác như sắp ngất xỉu.
    • Nhịp tim nhanh hoặc không đều, hay còn được gọi là đánh trống ngực.
    • Cảm thấy buồn nôn hoặc nôn mửa.

    Các loại đau ngực khác

    Rất khó để xác định liệu đau ngực có liên quan đến tim hay do yếu tố khác gây ra. Nếu cơn đau ngực đi kèm với các biểu hiện sau thì khả năng đau ngực do tim là rất thấp:

    • Trong miệng có vị chua hoặc cảm giác buồn nôn. Đây cũng có thể là biểu hiện của bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) hoặc trào ngược axit.
    • Khó nuốt. Đây là triệu chứng của rối loạn thực quản.
    • Cơn đau giảm đi hoặc nặng hơn khi thay đổi tư thế.
    • Cơn đau trầm trọng hơn khi hít thở sâu hoặc ho. Điều này ít liên quan đến tim nhưng có thể liên quan đến các vấn đề về cơ xương hoặc tình trạng hô hấp.
    • Đau khi ấn vào ngực.
    • Thời gian đau ngực kéo dài.
    • Các triệu chứng điển hình của chứng ợ nóng.

    Nếu bạn bị đau ngực kèm theo bất kỳ triệu chứng nào khác, hãy tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ để được kiểm tra và điều trị thích hợp.

    Cơn đau ngực đến rồi đi đột ngột hoặc dao động về cường độ.

    Cơn đau ngực nặng hơn khi người bệnh thay đổi tư thê. (Nguồn: Internet)

  • Khi nào cần đến bệnh viện

    Filter

    Nếu bạn bị đau ngực mà không rõ nguyên nhân hoặc nghi ngờ mình có thể bị đau tim, hãy gọi 115 hoặc tìm kiếm trợ giúp y tế khẩn cấp ngay lập tức. Nếu không thể liên hệ được với xe cấp cứu, bạn nên nhờ hàng xóm hoặc bạn bè để đưa bạn đến bệnh viện gần nhất. Và chỉ xem xét việc tự mình di chuyển nếu không có lựa chọn nào khác. Hãy nhớ rằng, thời gian là điều quan trọng trong trường hợp bạn có nguy cơ bị đau tim và việc tìm đến cơ sở y tế kịp thời giúp cải thiện đáng kể tình trạng bệnh.

    Đặt Lịch Hẹn
  • Nguyên nhân

    Filter

    Các nguyên nhân gây ra đau ngực liên quan đến tim bao gồm:

    • Đau thắt ngực: Đau ngực là do lượng máu đến tim không đủ. Điều này thường là do sự tích tụ các mảng bám trên thành trong của động mạch cung cấp máu cho tim. Những mảng bám này có thể thu hẹp động mạch và hạn chế lượng máu cung cấp cho tim, đặc biệt là khi hoạt động thể chất.
    • Đau tim: Cơn đau tim xảy ra khi có sự tắc nghẽn dòng máu đến cơ tim, thường do cục máu đông gây ra. Đồng thời, đau thắt ngực có thể là triệu chứng điển hình trong cơn đau tim.
    • Bóc tách động mạch chủ: Tình trạng đe dọa tính mạng này liên quan đến vết rách ở các lớp bên trong động mạch chủ – là động mạch chính dẫn từ tim. Điều này dẫn đến máu có thể xâm nhập vào không gian giữa các lớp mô trong cơ thể và gây rách động mạch chính.
    • Viêm màng ngoài tim: Viêm túi bao quanh tim, được gọi là màng ngoài tim. Tình trạng này thường biểu hiện bằng cơn đau ngực dữ dội, trầm trọng hơn khi bạn hít thở sâu hoặc nằm xuống.

     

    Nguyên nhân tiêu hóa

    Đau ngực cũng có thể do rối loạn hệ tiêu hóa, bao gồm:

    • Ợ nóng: Điều này được đặc trưng bởi cảm giác đau và nóng rát phía sau xương ức. Ợ nóng xảy ra khi axit dạ dày chảy ngược vào thực quản.
    • Nuốt khó: Các vấn đề về thực quản có thể dẫn đến việc khó khăn khi bạn nuốt. Điều này có thể dẫn đến đau ngực.
    • Vấn đề về túi mật hoặc tuyến tụy: Các tình trạng như sỏi mật hoặc viêm túi mật, tuyến tụy có thể gây đau dạ dày và có thể lan lên ngực.

     

    Nguyên nhân cơ và xương

    Một số loại đau ngực có liên quan đến chấn thương và các vấn đề khác ảnh hưởng đến cấu trúc của thành ngực, bao gồm:

    • Viêm sụn sườn: Tình trạng này liên quan đến tình trạng viêm và đau ở sụn lồng xương sườn, đặc biệt là sụn nối xương sườn với xương ức.
    • Đau cơ bắp: Các hội chứng đau mãn tính, chẳng hạn như đau xơ cơ, có thể gây đau lâu dài ảnh hưởng đến cơ ngực.
    • Xương sườn bị thương: Xương sườn bị bầm tím hoặc gãy có thể dẫn đến đau ngực.

     

    Nguyên nhân liên quan đến phổi

    Nhiều vấn đề về phổi có thể gây đau ngực, bao gồm:

    • Thuyên tắc phổi: Điều này xảy ra khi cục máu đông mắc kẹt trong động mạch phổi, cản trở lưu lượng máu đến mô phổi và dẫn đến đau ngực.
    • Viêm màng phổi: Viêm màng bao phủ phổi, được gọi là viêm màng phổi, có thể gây đau ngực trầm trọng hơn khi bạn hít vào hoặc ho.
    • Vỡ phổi: Hay còn gọi là tràn khí màng phổi, có thể gây đau ngực đột ngột. Điều này xảy ra khi không khí rò rỉ vào khoảng trống giữa phổi và xương sườn. Lưu ý rằng, tình trạng này thường đi kèm với khó thở.
    • Tăng huyết áp động mạch phổi: Huyết áp cao trong động mạch phổi, được gọi là tăng huyết áp phổi, có thể dẫn đến đau ngực. Tình trạng này ảnh hưởng đến các động mạch máu dẫn đến phổi.

     

    Nguyên nhân khác

    Đau ngực cũng có thể do:

    • Cảm giác hoảng loạn: Nếu bạn trải qua những giai đoạn sợ hãi tột độ kèm theo cảm giác đau ngực, bạn có thể bị lên cơn hoảng loạn. Các triệu chứng của cơn hoảng loạn có thể bao gồm nhịp tim nhanh, thở gấp, đổ mồ hôi nhiều, khó thở, buồn nôn, chóng mặt. Việc phân biệt giữa cơn đau tim và cơn hoảng loạn có thể khó khăn. Nếu bạn không chắc chắn về nguyên nhân gây đau ngực, hãy tìm kiếm hỗ trợ từ trung tâm y tế.
    • Bệnh zona: Loại virus này có thể gây đau dữ dội và tạo thành một dải mụn nước từ lưng đến vùng ngực. Cơn đau do bệnh zona có thể rất dữ dội và kéo dài ngay cả khi các mụn nước đã lành.
  • Nguy cơ

    Filter

    Đau ngực có thể do nhiều yếu tố khác nhau gây ra. Việc nắm bắt các yếu tố nguy cơ liên quan đến đau ngực có thể giúp ngăn ngừa và phát hiện sớm các tình trạng sức khỏe tiềm ẩn. Dưới đây là một số yếu tố rủi ro thường gặp:

    • Tuổi: Người lớn tuổi có nhiều khả năng bị đau ngực hơn do các vấn đề liên quan đến tim.
    • Yếu tố di truyền: Tiền sử gia đình mắc bệnh tim hoặc các tình trạng liên quan đến tim khác cũng có khả năng làm tăng nguy cơ đau ngực. Yếu tố di truyền có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển các vấn đề liên quan đến tim.
    • Hút thuốc: Đây là một yếu tố nguy cơ đáng kể đối với bệnh tim và góp phần gây ra chứng đau ngực. Các hóa chất trong khói thuốc lá có thể làm hỏng mạch máu và làm tăng nguy cơ tích tụ mảng bám trong động mạch.
    • Huyết áp cao: Nếu không được kiểm soát kịp thời sẽ có thể làm căng tim và tăng nguy cơ đau ngực.
    • Nồng độ cholesterol trong máu cao: Tình trạng này có thể dẫn đến hình thành mảng bám trong động mạch, làm hẹp mạch máu và giảm lưu lượng máu đến tim. Từ đó, làm tăng nguy cơ đau ngực và các vấn đề khác liên quan đến tim.
    • Béo phì: Thừa cân hoặc béo phì có thể tạo thêm áp lực cho tim và làm tăng nguy cơ phát triển bệnh đau ngực. Cân nặng quá mức có thể góp phần gây ra các tình trạng như huyết áp cao, cholesterol cao và tiểu đường. Tất cả đều là yếu tố nguy cơ gây đau ngực.
    • Lối sống ít vận động: Không hoạt động thể chất thường xuyên có thể dẫn đến tăng cân, huyết áp cao, đau ngực và các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim khác.
    • Bệnh tiểu đường: Những người mắc bệnh tiểu đường thường có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn và biểu hiện là đau ngực. Lượng đường trong máu được kiểm soát kém có thể làm hỏng mạch máu và làm tăng nguy cơ hình thành các biến chứng có liên quan đến tim.
    • Căng thẳng: Cảm giác lo lắng và trầm cảm có thể góp phần làm phát triển chứng đau ngực và ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch.
    • Các nguyên nhân khác: Một số tình trạng bệnh lý, chẳng hạn như viêm khớp thấp, bệnh lupus và rối loạn hô hấp cũng có thể gây đau ngực.

    Lưu ý: Nếu bạn có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ trên thì không nhất thiết là bạn sẽ bị đau ngực hoặc có các vấn đề liên quan đến tim. Để chắc chắn nhất, bạn hãy đến trung tâm y tế uy tín để được kiểm tra và chẩn đoán.

    Các biện pháp ngăn ngừa đau ngực rất cần thiết để bảo vệ sức khỏe và thực hiện các hoạt động thường ngày.

    Huyết áp cao gây ra đau ngực ở người lớn tuổi. (Nguồn: Internet)

     

  • Phòng chống

    Filter

    Các biện pháp ngăn ngừa đau ngực bao gồm việc áp dụng lối sống lành mạnh và kiểm soát các tình trạng bệnh lý tiềm ẩn. Dưới đây là một số cách giúp bạn ngăn ngừa cơn đau ngực:

    • Lên thực đơn ăn uống lành mạnh: Thực hiện chế độ ăn nhiều trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, protein và chất béo lành mạnh. Hạn chế ăn chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa, cholesterol, natri và đường.
    • Luyện tập thể dục đều đặn: Tham gia các hoạt động thể chất thường xuyên để cải thiện sức khỏe tim mạch. Đặt mục tiêu tập thể dục nhịp điệu cường độ vừa phải ít nhất 150 phút hoặc 75 phút tập thể dục cường độ mạnh mỗi tuần.
    • Đừng hút thuốc: Hút thuốc sẽ gây tổn thương mạch máu, làm tăng nguy cơ tích tụ mảng bám và dẫn đến đau ngực và bệnh tim. Bỏ hút thuốc là một trong những bước quan trọng nhất bạn có thể thực hiện để ngăn ngừa cơn đau ngực.
    • Tránh tình trạng căng thẳng: Bạn có thể làm những điều mà mình thích, tập thể dục hoặc tìm kiếm sự hỗ trợ từ bạn bè, gia đình hoặc bác sĩ trị liệu để cảm thấy thư giãn, thoải mái hơn.
    • Hạn chế uống rượu: Uống quá nhiều rượu có thể góp phần gây ra các vấn đề về tim và làm tăng nguy cơ đau ngực. Vì vậy, bạn nên uống rượu có chừng mực hoặc tránh hoàn toàn.
    • Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Việc này có thể giúp xác định và kiểm soát mọi tình trạng bệnh lý tiềm ẩn có thể gây đau ngực. Thực hiện theo các khuyến nghị của các y bác sĩ về việc khám sàng lọc, xét nghiệm và thực hiện các biện pháp phòng ngừa.
    • Ngủ đủ giấc: Đặt mục tiêu ngủ từ 7-8 giờ mỗi đêm. Giấc ngủ kém có thể góp phần gây căng thẳng, tăng cân và các yếu tố khác làm tăng nguy cơ.
    • Tuân thủ các loại thuốc đã được bác sĩ kê đơn: Nếu bạn có bất kỳ tình trạng bệnh lý tiềm ẩn nào, chẳng hạn như huyết áp cao hoặc cholesterol cao, hãy dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

    Hãy nhớ tìm kiếm đến trung tâm y tế ngay lập tức nếu bạn bị đau ngực hoặc bất kỳ triệu chứng liên quan nào. Việc kiểm tra và chẩn đoán kịp thời là rất quan trọng để xác định nguyên nhân gây đau ngực và có sự điều trị thích hợp. 

    Để biết thêm nhiều thông tin hơn hoặc tìm hiểu về các bệnh và dịch vụ khác, bạn hãy tham khảo Tin tức y tế. Liên hệ ngay qua số HOTLINE hoặc đặt lịch các CHUYÊN KHOA của chúng tôi để được tư vấn bởi các y bác sĩ của hệ thống bệnh viện Hoàn Mỹ nếu bạn có nhu cầu khám và chữa bệnh.

  • *Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.

Thông tin khác

Cập nhật mới nhất: 12/10/2023