Filter Từ điển y khoa

Bệnh zona

  • Tổng quan

    Filter

    Bệnh zona là một bệnh nhiễm virus varicella-zoster gây phát ban trên da. Mặc dù, tình trạng này không nguy hiểm đến tính mạng nhưng thường gây đau đớn và có thể xảy ra bất cứ vị trí nào trên cơ thể. Zona thường biểu hiện giống như một dải mụn nước bao quanh bên trái hoặc bên phải thân mình.

    Do đó, phòng ngừa bằng cách tiêm vaccin có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh zona. Ngoài ra, điều trị sớm làm rút ngắn thời gian nhiễm trùng bệnh và giảm nguy cơ biến chứng như đau dây thần kinh postherpetic. 

    Bệnh zona là một bệnh nhiễm virus varicella-zoster gây phát ban trên da.

    Bệnh zona gây ra dải mụn nước trên lưng. (Nguồn: Internet)

  • Triệu chứng

    Filter

    Các triệu chứng của bệnh zona thường gây ảnh hưởng đến một phần cơ thể. Những triệu chứng này bao gồm:

    • Đau, rát hoặc ngứa ran.
    • Tăng độ nhạy cảm khi chạm vào.
    • Phát ban đỏ bắt đầu vài ngày sau cơn đau.
    • Các mụn nước chứa đầy chất lỏng vỡ ra và đóng vảy.
    • Ngứa.

    Một số người cũng có thể gặp phải:

    Đau rát thường là triệu chứng đầu tiên của bệnh zona. Đối với một số người, cơn đau có thể dữ dội tùy thuộc vào từng vị trí. Đôi khi tình trạng này có thể bị nhầm lẫn với các vấn đề về tim, phổi hoặc thận. Ngoài ra, một số người bị đau do bệnh zona mà không hề bị phát ban.

    Phát ban là triệu chứng phổ biến nhất do bệnh zona phát triển ở dưới dạng một dải mụn nước quấn quanh một phần của thân. Thậm chí, một số trường hợp còn xuất hiện phát ban quanh mắt hoặc một bên cổ hay mặt.

  • Khi nào cần đến bệnh viện

    Filter

    Bạn cần lên hệ với bác sĩ càng sớm càng tốt nếu bạn nghi ngờ mình mắc bệnh zona, đặc biệt là trong các tình huống sau:

    • Cơn đau và phát ban xảy ra gần mắt có nguy cơ gây tổn thương mắt.
    • Tuổi tác làm tăng nguy cơ biến chứng, đặc biệt là những người trên 50 tuổi.
    • Bạn hoặc ai đó trong gia đình có hệ thống miễn dịch suy yếu. Điều này có thể là do ung thư, thuốc men hoặc bệnh mãn tính.
    • Phát ban lan rộng và đau đớn.
    Đặt Lịch Hẹn
  • Nguyên nhân

    Filter

    Bệnh zona là do virus varicella-zoster gây ra. Loại virus này cũng có thể gây ra bệnh thủy đậu. Bất cứ ai từng bị thủy đậu đều có thể bị bệnh zona. Bởi vì sau khi khỏi bệnh thủy đậu, virus này vẫn sẽ tồn tại trên da lên đến vài năm, sau đó hoạt động trở lại gây bệnh zona. Tuy nhiên, không phải ai từng mắc bệnh thủy đậu cũng sẽ mắc bệnh.

    Nguyên nhân gây bệnh zona thường không rõ ràng. Bệnh có thể là do suy giảm khả năng miễn dịch khi mọi người già đi, phổ biến hơn ở người lớn tuổi và ở những người có hệ miễn dịch yếu.

    Tương tự như mụn rộp sinh dục hay vết loét lạnh, bệnh zona còn được gọi là herpes zoster. Nhưng loại vi-rút gây bệnh thủy đậu và bệnh zona không phải là loại vi-rút gây ra vết loét lạnh hoặc mụn rộp sinh dục – một bệnh lây truyền qua đường tình dục.

    Bệnh zona có lây nhiễm không?

    Người bị bệnh zona có thể truyền virus varicella-zoster cho bất kỳ ai không miễn dịch với bệnh thủy đậu. Điều này thường xảy ra khi cơ thể tiếp xúc trực tiếp với vết loét hở phát ban. 

    Bệnh thủy đậu có thể gây nguy hiểm đối với một số người và có thể lây lan trước khi mụn nước đóng vảy. Vì vậy, bạn cần tránh tiếp xúc thân thể với những người chưa mắc bệnh thủy đậu hoặc chưa tiêm vắc xin thủy đậu. Điều này bao gồm cả những người có hệ miễn dịch yếu, phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh.

  • Nguy cơ

    Filter

    Bất cứ ai đã từng mắc bệnh thủy đậu đều có thể mắc bệnh zona. Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh zona bao gồm:

    • Tuổi tác: Nguy cơ phát triển bệnh zona tăng theo tuổi tác, đặc biệt là những người trên 50 tuổi. Những người trên 60 tuổi có nhiều khả năng gặp các biến chứng nghiêm trọng hơn.
    • Tình trạng bệnh lý: Một số bệnh làm suy yếu hệ thống miễn dịch như HIV/AIDS và ung thư có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
    • Phương pháp điều trị: Bức xạ hoặc hóa trị có thể làm giảm sức đề kháng và gây ra bệnh zona.
    • Sử dụng thuốc: Các loại thuốc ngăn ngừa đào thải sau cấy ghép có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh zona. 

    Tiêm vaccin phòng ngừa có thể giảm nguy cơ mắc bệnh zona.

    Phát ban do bệnh zona gây đau và rát ở lưng. (Nguồn: Internet)

    Biến chứng

    Các biến chứng do bệnh zona có thể bao gồm:

    • Đau dây thần kinh postherpetic: Đối với một số người, cơn đau vẫn tiếp tục kéo dài sau khi các mụn nước đã lành gọi là đau dây thần kinh postherpetic. 
    • Mất thị lực: Dải phát ban trong hoặc xung quanh mắt có thể gây nhiễm trùng mắt đau đớn và dẫn đến mất thị lực.
    • Vấn đề về thần kinh: Gây viêm não, liệt mặt hoặc các vấn đề về thính giác hay mất thăng bằng.
    • Nhiễm trùng da: Nếu mụn nước zona không được điều trị đúng cách, nhiễm trùng da do vi khuẩn có thể phát triển.
  • Phòng chống

    Filter

    Hiện nay đã có một số loại vaccin được chấp thuận, khuyên dùng ở những người từ 50 tuổi trở lên và những người trên 19 tuổi có hệ miễn dịch suy yếu do bệnh tật hoặc sử dụng thuốc để giảm thiểu bị zona. Tuy nhiên, một số loại vaccin gây ra tác dụng phụ như da mẩn đỏ, đau và sưng ở chỗ tiêm. Một số người còn cảm thấy mệt mỏi, đau đầu và các tác dụng phụ khác.

    Vắc-xin bệnh zona không đảm bảo rằng bạn sẽ không mắc bệnh zona. Nhưng nó có thể sẽ làm giảm diễn biến và mức độ nghiêm trọng của bệnh.

    Bạn cần phải xin ý kiến của bác sĩ về các lựa chọn tiêm chủng nếu bạn:

    • Đã từng bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của vắc xin phòng bệnh zona.
    • Có hệ thống miễn dịch suy yếu do một tình trạng hoặc thuốc.
    • Đã được ghép tế bào gốc.
    • Đang mang thai hoặc đang ý định mang thai.

    Vắc-xin bệnh zona chỉ được sử dụng như một cách để ngăn ngừa bệnh zona. Nó không nhằm mục đích điều trị cho những người hiện đang mắc bệnh.

    Để biết thêm nhiều thông tin hơn hoặc tìm hiểu về các bệnh và dịch vụ khác, bạn hãy tham khảo Tin tức y tế. Liên hệ ngay qua số HOTLINE hoặc đặt lịch các CHUYÊN KHOA của chúng tôi để được tư vấn bởi các y bác sĩ của hệ thống bệnh viện Hoàn Mỹ nếu bạn có nhu cầu khám và chữa bệnh.

  • *Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.

Thông tin khác

Cập nhật mới nhất: 26/10/2023