Theo WHO, trên thế giới có khoảng 1,28 tỷ người trưởng thành trong độ tuổi 30–79 bị cao huyết áp; khoảng 46% người trưởng thành bị huyết áp cao không biết mình mắc bệnh. Hãy cùng Hoàn Mỹ tìm hiểu về các triệu chứng của Huyết áp cao và cách phòng ngừa là điều vô cùng cần thiết để sống khỏe mỗi ngày.
>> Xem thêm: Huyết áp thấp là bao nhiêu? Có nguy hiểm không? Cách phòng ngừa
Huyết áp cao là bệnh gì? Huyết áp cao là bao nhiêu?
Huyết áp cao là tình trạng khi máu chảy qua động mạch với áp suất cao hơn bình thường, tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu. Huyết áp được đo bằng milimet thủy ngân (mmHg) và được tạo thành từ hai chỉ số: tâm thu và tâm trương. Huyết áp tâm thu là áp lực khi tâm thất bơm máu ra khỏi tim. Huyết áp tâm trương là giai đoạn áp lực giữa các nhịp tim khu tim chứa đầy máu. Tùy vào hoạt động trong ngày, huyết áp của mỗi người sẽ thay đổi.
Theo nghiên cứu của Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ và Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ năm 2017, huyết áp được chia thành 4 loại.
- Huyết áp bình thường: Huyết áp 120/80 mm Hg hoặc thấp hơn
- Huyết áp tăng cao: Tâm thu nằm trong khoảng 120 – 129 mmHg và tâm trương nhỏ hơn 80 mm Hg
- Tăng huyết áp giai đoạn 1: Tâm thu giao động trong khoảng 130 – 139 mmHg và tâm trương từ 80 – 89 mmHg.
- Tăng huyết áp giai đoạn 2: Tâm thu là 140 mmHg trở lên và tâm trương là 90 mmHg trở lên.
>>> Xem thêm: Giãn tĩnh mạch: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
Các triệu chứng của bệnh huyết áp cao
Thông thường, những người bị cao huyết áp đều không có triệu chứng, ngay cả khi chỉ số Huyết áp cao đến mức nguy hiểm. Một số người mắc bệnh tăng huyết áp sẽ xuất hiện các triệu chứng như:
- Đau đầu dữ dội
- Đau ngực
- Khó thở
- Chóng mặt
- Buồn nôn
- Mờ mắt
- Ù tai
- Lú lẫn
- Chảy máu cam
- Nhịp tim bất thường
Nếu gặp phải triệu chứng nào trong số những này, người bệnh nên nhờ chuyên gia y tế đo huyết áp để đánh giá sức khỏe và có biện pháp điều trị phù hợp.
>>> Xem thêm: Nhịp tim bình thường là bao nhiêu? Chỉ số đo huyết áp và nhịp tim
Nguyên nhân gây ra bệnh huyết áp cao
Có hai yếu tố để xác định tình trạng huyết áp là độ khó để máu di chuyển qua các động mạch và lượng máu tim bơm. Động mạch càng hẹp, tim bơm máu càng nhiều thì huyết áp càng cao. Huyết áp cao được chia thành 2 loại chính là tăng huyết áp nguyên phát và tăng huyết áp thứ phát.
Tăng huyết áp nguyên phát: Tăng huyết áp nguyên phát còn gọi là tăng huyết áp vô căn. Bệnh có xu hướng phát triển dần trong nhiều năm. Sự tích tụ mảng bám trong động mạch, được gọi là xơ vữa động mạch, làm tăng nguy cơ cao huyết áp.
Tăng huyết áp thứ phát: Loại Huyết áp cao này là do một bệnh lý tiềm ẩn gây ra. Bệnh có xu hướng xuất hiện đột ngột và gây cao huyết áp hơn so với tăng huyết áp nguyên phát. Một số nguyên nhân có thể dẫn đến tăng huyết áp thứ phát gồm:
- Khối u tuyến thượng thận
- Dị tật tim bẩm sinh
- Bệnh thận
- Khó thở khi ngủ
- Các vấn đề về tuyến giáp
- Một số thuốc giảm đau, thuốc cảm, thuốc tránh thai hàng ngày,…
- Các loại thuốc bất hợp pháp, chẳng hạn như cocaine và amphetamine
- Đôi khi việc đi khám sức khỏe cũng khiến huyết áp tăng cao (còn gọi là tăng huyết áp áo choàng trắng).
>>> Xem thêm: OCD là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết bệnh thường gặp
Những đối tượng nào có nguy cơ mắc cao huyết áp?
Cao huyết áp là căn bệnh mạn tính thường gặp ở nhiều người. Dưới đây là những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao.
Người lớn tuổi
Ở người lớn tuổi, hệ thống thành mạch máu không còn độ đàn hồi như trước, do đó dễ bị cao huyết áp.
>>> Xem thêm: Liệt dây thần kinh số 7 có nguy hiểm không? Có thể chữa khỏi không?
Giới tính
Đối với nam giới, tình trạng thường gặp trước tuổi 64. Còn ở nữ giới, bệnh lý này thường xuất hiện sau tuổi 65.
>>> Xem thêm: Đau nửa đầu bên trái do đâu? Phương pháp chẩn đoán và điều trị
Tiền sử gia đình có bệnh huyết áp
Nếu trong gia đình có các thành viên mắc bệnh, nhiều khả năng bạn cũng sẽ gặp phải tình trạng này.
>>> Xem thêm: Virus RSV: Nguyên nhân và cách phòng bệnh cho trẻ mà bạn nên biết
Bệnh cao huyết áp nguy hiểm như thế nào?
Áp lực máu tác động mạnh lên thành động mạch có thể gây tổn thương mạch máu và các cơ quan trong cơ thể. Nếu bệnh không được kiểm soát kịp thời có thể gặp các biến chứng như:
Thiếu máu cơ tim
Khi bị cao huyết áp, tim người bệnh phải bơm máu liên tục. Sự căng thẳng khiến thành buồng bơm của tim dày lên, gọi là phì đại thất trái. Khi tim không thể bơm đủ máu để đáp ứng nhu cầu của cơ thể, gây ra tình trạng Thiếu máu cơ tim và suy tim.
>>> Xem thêm: Ngộ độc thực phẩm: Triệu chứng & Cách sơ cứu tại nhà
Tăng nguy cơ đột quỵ
Xơ cứng và động mạch dày lên do cao huyết áp cùng với quá trình máu lên não bị gián đoạn có thể gây đột quỵ.
>>> Xem thêm: Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa
Các biến chứng nguy hiểm khác
Huyết áp tăng có thể khiến mạch máu phình ra, hình thành chứng phình động mạch và đe dọa tính mạng người bệnh. Bên cạnh đó, thận sẽ dễ bị tổn thương, nhịp tim không đều, trí nhớ suy giảm, các mạch máu trong mắt dày lên, có thể dẫn đến mất thị lực…
>>> Xem thêm: Mắt phải giật liên tục là điềm báo hay triệu chứng bệnh về mắt
Cách điều trị huyết áp cao
Theo điều tra của tổ chức Y tế Thế giới, tăng huyết áp là nguyên nhân chính gây tử vong sớm trên toàn thế giới. Do đó, việc học cách điều trị bệnh huyết áp là điều vô cùng cần thiết cho chính bạn và gia đình.
Thay đổi lối sống
Thay đổi lối sống là điều bạn cần quan tâm đầu tiên để duy trì trạng thái huyết áp bình thường, cụ thể:
- Chế độ ăn uống lành mạnh, ít muối
- Bổ sung thêm kali trong các bữa ăn
- Uống đủ nước
- Tích cực tham gia thể dục thể thao
- Bỏ thuốc lá, vaping, bia rượu
- Thường xuyên quan tâm đến các chỉ số huyết áp.
>>> Xem thêm: Viêm họng hạt: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị hiệu quả
Thuốc điều trị
Nếu bạn bị cao huyết áp, bác sĩ có thể sẽ khuyên dùng một số loại thuốc. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ năm 2017 khuyến nghị, với những người đã từng mắc bệnh tim mạch hoặc những người có nguy cơ mắc bệnh tim mạch lớn hơn 10% trong 10 năm nên dùng thuốc nếu huyết áp tâm thu > 130 mmHg hoặc huyết áp tâm trương > 80 mmHg. Thêm vào đó:
- Các chất ức chế ACE bao gồm lisinopril và enalapril giúp giãn mạch máu và ngăn tổn thương thận.
- Thuốc ức chế thụ thể angiotensin-2 (ARB) gồm telmisartan và losartan giúp mạch máu thư giãn và ngăn tổn thương thận.
- Thuốc đối kháng canxi gồm felodipine và amlodipine làm giãn mạch máu.
- Thuốc lợi tiểu gồm chlorthalidone và hydrochlorothiazide giúp loại bỏ lượng nước dư thừa trong cơ thể và giảm huyết áp.
>>> Xem thêm: Viêm amidan: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị
Cách chữa trị trong tình huống khẩn cấp
Trong trường hợp cơ thể gặp các cơn tăng huyết áp (180/120 mmHg), người bệnh cần tìm đến sự trợ giúp của bác sĩ cũng như các chuyên gia về sức khỏe. Bên cạnh đó, có thể gọi 115 để việc cấp cứu được kịp thời nhất.
>>> Xem thêm: Ung thư vòm họng – Nhận biết dấu hiệu và cách điều trị bệnh
Cách phòng ngừa bệnh tăng huyết áp
Để phòng ngừa bệnh tăng huyết áp, cần lưu ý những điều sau:
- Ăn nhiều trái cây, rau xanh
- Hạn chế ngồi nhiều
- Không làm việc quá căng thẳng
- Tham gia các hoạt động thể dục thể thao như: đi bộ, bơi lội, chạy, aerobic, khiêu vũ, nâng tạ…
- Không ăn quá mặn (cố gắng dưới 2g mỗi ngày)
- Không ăn quá nhiều mỡ và nội tạng động vật
- Bổ sung thực phẩm giàu chất béo chuyển hóa hoặc chất béo bão hòa
- Không sử dụng thuốc lá
- Không uống quá nhiều rượu (tối đa 1 ly/ngày đối với nữ giới, 2 ly/ngày đối với nam giới)
- Giảm cân nếu bạn gặp tình trạng thừa cân, béo phì
- Dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ
- Đo huyết áp thường xuyên và thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ.
Việc điều chỉnh lối sống khoa học có thể làm giảm huyết áp tương đương việc dùng thuốc hạ huyết áp.
>>> Xem thêm: Mắt trái giật là điềm hay bệnh? Nguyên nhân và cách khắc phục
Trên đây, Hoàn Mỹ đã cung cấp những thông tin tổng quan nhất về bệnh huyết áp cao. Hy vọng, chia sẻ trên sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức hữu ích về huyết áp tăng, từ đó biết cách chăm sóc sức khỏe của bản thân và gia đình. Để biết thêm nhiều kiến thức y học thường thức khác, bạn đừng quên truy cập vào chuyên mục Tin tức y tế của Hệ thống các Bệnh viện Hoàn Mỹ trên toàn quốc. Nếu cần đặt lịch khám, chỉ cần liên hệ ngay với qua số HOTLINE hoặc bấm TẠI ĐÂY, bạn sẽ được đội ngũ y bác sĩ hỗ trợ chu đáo.
*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.