Dứa hay còn gọi là thơm hoặc khóm là loại quả thơm ngon và đa dạng cách chế biến. Đặc biệt, quả dứa chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe, hỗ trợ làm đẹp da và đặc biệt là giảm cân. Trong bài viết này, hãy cùng Hoàn Mỹ giải đáp câu hỏi “dứa bao nhiêu calo” đang được nhiều bạn quan tâm, đồng thời tìm hiểu kỹ hơn về công dụng và lợi ích mà loại quả này mang đến cho cơ thể.
>>> Xem thêm:
- Một quả táo chứa bao nhiêu calo? Ăn táo có giảm cân không?
- Thực đơn giảm cân nhanh, an toàn trong 7 ngày
- Cải bó xôi và những công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe
Dứa bao nhiêu calo?
Dứa là một trong số những loại hoa quả chứa hàm lượng tinh bột và calo thấp nhất. Với câu hỏi “100g dứa bao nhiêu calo” thì câu trả lời là 50 calo. Theo nghiên cứu của các bác sĩ dinh dưỡng, ước tính 100g dứa tươi cung cấp khoảng 50 calo (Kcal), 0,2 gr chất béo, 2,3 gr chất xơ, 16,3 gr đường, 22 gr tinh bột. Một cốc nước ép dứa 300ml chỉ có khoảng 130 calo. Không chỉ có mức calo thấp mà dứa còn làm ta cảm giác nhanh no, từ đó hạn chế cơn thèm ăn và hỗ trợ quá trình giảm cân hiệu quả hơn.
Hàm lượng dinh dưỡng có trong quả dứa
Sau khi đã biết dứa bao nhiêu calo, hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về hàm lượng các chất dinh dưỡng có trong thành phần của quả dứa, gồm:
Đặc biệt, dứa có chứa rất nhiều vitamin A, vitamin C, vitamin E, vitamin B6. Bên cạnh đó, nó cũng có hàm lượng khoáng chất (mangan, canxi, sắt, kẽm) dồi dào. Đặc biệt, không thể không nhắc đến hợp chất Bromelain có công dụng giảm viêm sưng và ngăn ngừa bệnh ung thư. Tất cả những chất dinh dưỡng này đều cần thiết cho sự phát triển của cơ thể, chống lại quá trình oxy hoá và thúc đẩy quá trình trao đổi chất tốt hơn.
>>> Xem thêm:
- Gạo lứt có tốt không? Tác dụng của gạo lứt với sức khỏe
- Hạt macca: Công dụng và phân loại hạt macca phổ biến
- Tổng hợp 10+ cách làm trà chanh ngon, giải nhiệt tại nhà
Công dụng của dứa mang lại cho sức khỏe
Khi bổ sung dứa vào thực đơn một cách khoa học, loại quả này sẽ mang đến những công dụng như:
- Hỗ trợ quá trình tiêu hoá dễ dàng hơn: Chất bromelain có trong dứa có khả năng phân huỷ protein, giúp quá trình tiêu hoá diễn ra thuận lợi và đều đặn hơn. Bên cạnh đó, những người bị bệnh suy tuyến tụy không có khả năng tạo enzyme tiêu hoá cũng được hỗ trợ điều này khi ăn dứa.
- Ngừa bệnh liên quan đến tim mạch và ung thư: Những chất như bromelain, vitamin C, mangan, flavonoid hay axit phenolic đều giúp chống oxy hoá, kháng viêm kháng khuẩn. Nhờ vậy mà nó có thể ngăn chặn quá trình phát triển các tế bào Ung thư trong cơ thể.
- Giúp xương khớp chắc khỏe: Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, chế độ ăn giàu vitamin giúp làm giảm 34% nguy cơ mắc bệnh liên quan đến xương khớp so với chế độ ít chất này. Vì vậy, việc bổ sung dứa vào thực đơn giúp hạn chế và ngăn ngừa những triệu chứng của bệnh xương khớp hay viêm khớp dạng thấp,…
- Chống lại quá trình lão hoá, giúp da mịn màng: Vitamin C có trong dứa giúp tổng hợp chất collagen, từ đó hạn chế nguy cơ làn da bị tổn thương vì tiếp xúc với mặt trời. Làn da sẽ trở nên săn chắc, khỏe mạnh, ít hình thành nếp nhăn.
- Trí nhớ tốt hơn: Dứa chứa enzyme bromelain có khả năng phân huỷ những phân tử nhỏ gây ra bệnh mất trí nhớ (Alzheimer). Bổ sung dứa sẽ góp phần vào việc bảo vệ bộ não, giúp bạn có trí nhớ minh mẫn hơn.
- Giảm tỉ lệ đột quỵ: Chất kali được tìm thấy nhiều trong dứa sẽ làm giãn mạch, từ đó máu huyết lưu thông đến khắp cơ thể dễ dàng hơn, giảm tình trạng tắc nghẽn mạch máu, ngăn ngừa đột quỵ.
Ăn dứa có béo không?
Có rất nhiều người đặt câu hỏi “ăn dứa có béo không”, câu trả lời là ăn dứa không béo. Hàm lượng chất béo trong dứa rất ít, hơn nữa nó lại chứa nhiều chất xơ và khoáng chất, giúp điều chỉnh quá trình hấp thụ tinh bột vào cơ thể, thúc đẩy quá trình chuyển hoá năng lượng nên chất béo sẽ khó tích tụ lại tạo thành mỡ.
Không những thế, enzyme bromelain trong dứa lại tham gia vào quá trình phân giải protein và đốt cháy mỡ thừa. Với hơn 87% là nước trong thành phần, dứa tạo cảm giác nhanh no và no lâu hơn. Do đó, dù bạn ăn nhiều, dứa không chỉ không làm bạn béo lên mà loại trái cây này còn giúp ích cho quá trình giảm cân.
6 Lợi ích tuyệt vời của dứa trong giảm cân
Một số lợi ích từ việc ăn dứa trong quá trình giảm cân sẽ mang đến cho cơ thể mà bạn có thể tham khảo như:
1. Chứa ít calo và carbs
Như đã nói ở trên, 100g dứa chỉ cung cấp 22g tinh bột và 50 calo. Trong số 22g tinh bột đó lại có đến 16g thuộc dạng đường fructose. Bên cạnh đó, chỉ số đường huyết của dứa so với những loại hoa quả khác thường ăn như chuối hay dưa hấu cũng thấp hơn tương đối nhiều.
2. Chứa những loại enzyme phân giải protein và mỡ bụng
Enzyme Bromelain tham gia vào quá trình phân giải protein, giúp việc tiêu hoá thức ăn dễ dàng hơn. Hơn nữa, nó còn hỗ trợ đốt cháy calo dư thừa hiệu quả, làm tiêu hao mỡ bụng. Đó là lý do mà nhiều người thường bổ sung dứa vào chế độ giảm cân, đồng thời kết hợp với luyện tập thể thao đều đặn.
3. Chứa nhiều chất xơ
Chất xơ hoà tan và không hòa tan đều có trong thành phần của dứa. Do đó, ăn dứa sẽ cảm giác no lâu hơn so với những loại thực phẩm khác. Vì vậy, bạn sẽ ít khi cảm thấy thèm ăn, hạn chế tình trạng ăn quá đà dẫn đến dư thừa calo.
4. Hiệu quả tốt cho hệ tiêu hoá
Chất bromelain khi phá huỷ phân tử protein sẽ giúp cơ thể tăng cường khả năng hấp thụ dưỡng chất từ thức ăn. Hơn nữa, hàm lượng chất xơ cao còn thúc đẩy việc chuyển hoá thực phẩm trong ruột, hạn chế tình trạng táo bón, đầy hơi.
5. Hạn chế cơn thèm ăn và cấp đủ nước cho cơ thể
Do thành phần của dứa chứa nhiều chất chống oxy hoá, đồng thời lượng nước và chất xơ dồi dào nên cơ thể được cung cấp nhiều nước khi ăn dứa và giảm cảm giác thèm ăn.
6. Giàu Mangan
Trong số các loại trái cây, dứa là một trong số những quả giàu mangan nhất. Khoáng chất cần thiết này giúp điều chỉnh quá trình trao đổi chất béo và tinh bột, hỗ trợ giảm cân tốt hơn. Bên cạnh đó, nó còn tạo ra collagen và bảo vệ hệ xương khớp.
Cách ăn dứa giảm cân hiệu quả
Để lợi ích của dứa phát huy tối đa, bạn hãy thử áp dụng những cách ăn dưới đây vào thực đơn giảm cân của mình.
- Ăn quả dứa tươi: Cách này đơn giản, ai cũng có thể tự làm được và không mất nhiều thời gian. Bạn có thể mua dứa gọt sẵn hoặc tự gọt vỏ và bỏ mắt. Sau khi cắt thành lát vừa ăn, bạn nên để trong ngăn mát tủ lạnh. Thời gian ăn phù hợp nhất là sau bữa chính 30 phút thay vì trong khi bụng đói vì sẽ ảnh hưởng đến bao tử.
- Xay dứa làm nước ép: Nếu có quá nhiều dứa, bạn có thể cho vào máy để ép nước dứa nguyên chất. Đây là loại nước phù hợp trong ngày hè nóng nực, vừa giải khát lại hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Chỉ sau 30 giây cho vào máy, bạn đã có ngay ly nước ép hấp dẫn. Để ngon hơn, bạn có thể cho vào tủ lạnh hoặc ướp đá.
- Làm salad: Một cách ăn dứa giảm cân khác cũng hấp dẫn không kém là trộn với rau củ quả để làm salad. Tùy theo sở thích mà bạn có thể kết hợp với dưa leo, xà lách, cà chua, bơ, cam,… cùng những loại nước Sốt khác nhau. Salad trong bữa ăn cũng sẽ giúp giảm cảm giác ngán do ăn nhiều thịt cá dầu mỡ.
- Kho thịt, kho cá hoặc xào: Ưu điểm của dứa là có đa dạng cách chế biến, từ nước ép, món khai vị cho đến món chính. Bạn có thể đổi gió kết hợp dứa để kho thịt cá. Đây sẽ là gợi ý thú vị, vừa làm mới thực đơn vừa giúp giảm cân. Một số món ăn ngon sử dụng dứa là sườn non Sốt dứa, canh chua dứa,…
Những điều cần lưu ý khi ăn dứa
Ngoài việc tìm hiểu dứa bao nhiêu calo và có lợi ích gì, bạn cũng đừng quên quan tâm đến những lưu ý khi ăn dứa dứa đây:
- Mỗi lần không nên ăn quá nhiều dứa vì nó sẽ gây ra những tình trạng như rộp lưỡi, tê lưỡi,… Dù mang đến nhiều lợi ích nhưng các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo mỗi người một ngày không nên ăn quá 2 quả dứa.
- Không ăn dứa khi bụng đói vì các axit trong dứa cùng enzyme bromelain có thể làm viêm niêm mạc dạ dày, đau bao tử,… Để vừa không ảnh hưởng đến hiệu quả vừa không hại cơ thể, thời điểm thích hợp nhất để ăn dứa là sau khi ăn trưa/ăn tối khoảng 30 đến 45 phút.
- Nếu đang có vết thương hở, bị Sốt xuất huyết hoặc hay chảy máu cam, bạn không nên ăn dứa vì có thể làm trầm trọng hơn các tình trạng này.
- Phụ nữ đang có bầu hoặc vừa sinh xong nên hạn chế ăn dừa vì nó có thể làm co thắt tử cung. Điều này có nghĩa là nguy cơ sảy thai và chuyển dạ sớm cao hơn, đồng thời sức khoẻ của mẹ lẫn em bé đều bị ảnh hưởng.
- Người bị viêm mũi họng hoặc đau dạ dày cũng là đối tượng không nên ăn dứa thường xuyên vì dễ bị viêm loét dạ dày do axit bào mòn.
- Khi sử dụng thuốc tây, bạn nên kiêng dứa để tránh những hậu quả không đáng có.
- Chỉ ăn dứa vừa phải, nên kết hợp với thói quen tập thể dục thể thao và chế độ dinh dưỡng lành mạnh để tăng thêm hiệu quả giảm cân
- Nếu thấy cơ thể nổi mề đay, khó thở, phát ban, bạn cần đến bệnh viện để khám ngay lập tức vì đây có thể là dấu hiệu dị ứng dứa.
Mẹo chọn mua dứa thơm ngon
Để mua được quả dứa ngon, bạn hãy dựa theo những tiêu chí dưới đây:
- Quả dứa vàng đồng đều từ cuống xuống đáy.
- Không chọn quả dứa quá vàng vì nó đã quá chín.
- Hình dáng quả dứa nên tròn, hơi bầu bĩnh vì nó sẽ có nhiều thịt.
- Mắt dứa lớn là dứa chín tự nhiên.
Hy vọng rằng bạn đã biết được dứa bao nhiêu calo cũng như những lợi ích của dứa thông qua bài viết này. Để biết thêm nhiều thông tin y khoa chính xác khác, bạn đừng quên truy cập ngay chuyên mục Tin tức y tế. Ngoài ra, nếu muốn dễ dàng đặt lịch khám tại hệ thống bệnh viện Hoàn Mỹ trên toàn quốc, bạn chỉ cần bấm TẠI ĐÂY hoặc gọi điện cho số HOTLINE để được đội ngũ bác sĩ hỗ trợ nhanh nhất.
*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.