Tin tức y tế

Hướng dẫn nhận biết biểu hiện cúm A ở người lớn, trẻ em

26/09/2023

Biểu hiện cúm A tương tự như cúm thông thường nhưng có nguy cơ biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị đúng cách. Hãy cùng Hoàn Mỹ tìm hiểu thêm về biểu hiện cùng cách xử lý cúm A tại nhà để bảo vệ sức đề kháng của cơ thể và ngăn ngừa tình trạng lây lan rộng rãi của căn bệnh này.

Virus cúm A lây lan như thế nào?

Cúm A có lây không? Virus cúm A là một loại virus rất dễ lây truyền từ người bệnh sang người bình thường, phổ biến nhất là qua đường hô hấp. Khi nói chuyện, ho, hắt hơi,… với người bệnh mà không mang khẩu trang, khả năng rất cao bạn đã bị nhiễm virus cúm A.

Ngoài ra, virus cúm A cũng có thể lây lan từ việc tiếp xúc các vật dụng, bề mặt mà người bệnh đã chạm vào. Bên cạnh đó, virus cúm A cũng có thể lây lan trực tiếp từ gia cầm, động vật hoang dã mang mầm bệnh sang con người.

virus lây truyền cúm A qua đường hô hấp
Virus lây cúm A thông qua đường hô hấp (Nguồn Internet)

Những biểu hiện cúm A ở người lớn

Khi người lớn mắc cúm A, các triệu chứng thường gặp sẽ là sốt, đau đầu, nghẹt mũi, đau nhức toàn thân,… Trong trường hợp Sốt kéo dài có thể kèm theo một số biểu hiện khác như đau tức ngực và ho khan.

Tuy biểu hiện cúm A không gây nguy hiểm nhưng nếu không được theo dõi và điều trị đúng cách, cúm A có thể tiến triển thành biến chứng nghiêm trọng hơn. Đặc biệt là những người bị bệnh về tim mạch, hô hấp, bệnh sẽ trở nặng, thậm chí là tử vong.

Những biểu hiện cúm A ở người lớn
Biểu hiện cúm A ở người lớn phổ biến nhất là viêm họng, hắt hơi, nhức đầu (Nguồn Internet)

Những biểu hiện cúm A ở trẻ em

Đối với trẻ em nhiễm cúm A, các triệu chứng phổ biến và dễ nhận thấy nhất là:

  • Sốt từ 38 – 40 độ.
  • Da mắt có hiện tượng xung huyết.
  • Trẻ mệt mỏi, chán ăn, quấy khóc.
  • Đau họng, đau đầu.
  • Mệt mỏi.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách hạ sốt cho trẻ nhỏ an toàn

Ngoài ra, nếu xuất hiện các biểu hiện nguy hiểm sau, bố mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời:

  • Thở nhanh, khó thở.
  • Mặt xanh xao, da và môi tái nhợt.
  • Nôn liên tục.
  • Đau tức ngực.
  • Co giật.
  • Tiểu ít hoặc không có nước tiểu trong vòng 8 giờ.
  • Li bì, bỏ bú.
  • Sốt cao kéo dài.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn nhận biết biểu hiện cúm A ở người lớn, trẻ em

biểu hiện cúm A ở trẻ em
Triệu chứng cúm A ở trẻ em thường là sốt, ho và sổ mũi (Nguồn Internet)

Phân biệt Sốt do mắc cúm A và sốt do nguyên nhân khác 

Phân biệt cúm A với cảm cúm 

Cảm cúm và cúm A (hoặc cúm mùa đông) là hai bệnh lý gây ra bởi các loại virus khác nhau và có một số điểm khác biệt như sau:

Nguyên nhân gây bệnh:

  • Cảm cúm: Do hơn 200 loại virus khác nhau gây ra, phổ biến nhất là virus Rhinovirus.
  • Cúm A: Do virus cúm A gây nên, bao gồm H1N1, H5N1, H7N9.

Thời điểm xuất hiện:

  • Cảm cúm: Xuất hiện vào bất kỳ thời điểm nào trong năm.
  • Cúm A: Thường xuất hiện vào mùa thu và mùa đông.

Triệu chứng nổi bật:

  • Cảm cúm: chảy nước mũi, hắt hơi, nghẹt mũi, sổ mũi, đau đầu, ho kèm Sốt nhẹ.
  • Cúm A: Ho, khó thở, đau đầu, mệt mỏi, đau nhức xương, sưng hạch hầu họng, viêm, đau nhức vòm họng, Sốt cao trên 38 độ, buồn nôn, tê bì chân tay.

>>> Xem thêm: 15 cách trị ho tại nhà không cần kháng sinh hiệu quả, nhanh khỏi

Phân biệt cúm A với Sốt do Covid 19 

Cúm A và Sốt do COVID-19 (bệnh do coronavirus SARS-CoV-2) có một số điểm khác biệt quan trọng như sau:

Nguyên nhân gây bệnh:

  • Cúm A: Do virus cúm A gây ra.
  • COVID 19: Do virus SARS-CoV-2 gây ra.

Thời điểm xuất hiện:

  • Cúm A: Xuất hiện vào mùa thu và mùa đông.
  • COVID-19: Xuất hiện bất kỳ thời điểm nào trong năm.

Triệu chứng nổi bật:

  • Cúm A: Sốt cao, đau họng, sổ mũi, nghẹt mũi, ho, mệt mỏi và đau cơ.
  • COVID 19: Sốt, đau họng, sổ mũi, ho, khó thở, mất vị giác hoặc khứu giác, mệt mỏi, và đau cơ.

Chẩn đoán bệnh:

  • Cúm A: Thường dựa vào triệu chứng và không cần xét nghiệm.
  • COVID 19: Xét nghiệm PCR hoặc xét nghiệm nhanh để phát hiện virus SARS-CoV-2.

Biến chứng nguy hiểm của cúm A 

Khi mắc cúm A, nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có nguy cơ đối mặt với các biến chứng nguy hiểm như:

  • Suy hô hấp, khó thở.
  • Đờm có máu.
  • Viêm phổi.
  • Thiếu oxy.
  • Phù não.
  • Tổn thương gan.

Trong một số trường hợp, cúm A có thể gây viêm tai giữa, viêm xoang, nhiễm trùng đường tiết niệu,… Ở phụ nữ mang thai, cúm A có thể tổn thương phổi và ảnh hưởng xấu đến thai nhi.

>>> Có thể bạn quan tâm: Virus cúm B: Chúng khác với cảm lạnh thông thường như thế nào?

Cách xử lý khi bị cúm A tại nhà  

Để đối phó với cúm A, người bệnh cần tuân thủ các biện pháp quan trọng. Đầu tiên, họ cần nghỉ ngơi đầy đủ để giúp cơ thể đánh bại virus. Uống thuốc hạ Sốt theo hướng dẫn của bác sĩ, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng bằng cách uống nhiều nước và ăn uống cân đối. Khi bị bệnh cúm A bạn nên tắm nước ấm và mặc quần áo thoải mái. Trong thời gian ốm cần hạn chế tiếp xúc với người khác và đeo khẩu trang khi cần thiết. Cuối cùng, bệnh nhân cần theo dõi triệu chứng và nếu tình trạng không cải thiện sau một thời gian, cần tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo sự quan tâm và điều trị kịp thời.

Các câu hỏi thường gặp khi gặp tình trạng Sốt cúm A 

Mắc cúm A bao lâu thì khỏi? 

Thông thường, người bệnh mắc cúm A sẽ khỏi sau 1 tuần điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Đối với các trường hợp có sức đề kháng yếu, người lớn tuổi, người mắc bệnh nền,… thời gian khỏi bệnh có thể lâu hơn.

Bị cúm A rồi có bị lại không? 

Câu trả lời là có. Bởi vì hệ miễn dịch của người bệnh sẽ giảm sút sau khi mắc cúm A. Nếu tiếp xúc với nguồn bệnh, nguy cơ tái nhiễm là rất cao. Ngoài ra, virus cúm A có khả năng biến đổi liên tục. Vậy nên, các chủng cúm mới có thể tấn công người bệnh bất kỳ lúc nào nếu không tiêm vắc xin phòng cúm hàng năm.

Có vắc xin phòng cúm A không? 

Hiện nay, tại Việt Nam, có ba loại vắc xin cúm phổ biến là Influvac Tetra (Hà Lan), Ivacflu-S (Việt Nam) và Vaxigrip Tetra (Pháp). Đây là những loại vắc xin cúm thế hệ mới, có khả năng phòng 4 chủng cúm, bao gồm 2 chủng cúm A (H1N1, H3N2) và 2 chủng cúm B (Yamagata, Victoria), và được sử dụng cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên và người lớn.

Trên đây là những thông tin về biểu hiện cúm A và một số biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích để chủ động trong việc phát hiện bệnh cúm A.

Để cập nhật thêm các cập nhật mới về y học thường thức, hãy truy cập ngay chuyên mục Tin tức y tế. Ngoài ra, để được tư vấn miễn phí tại hệ thống Bệnh viện Hoàn Mỹ trên toàn quốc, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số HOTLINE hoặc đặt lịch hẹn trực tiếp TẠI ĐÂY.

*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.