Tin tức y tế

Bệnh sởi: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa

03/10/2023

Theo thống kê của Tổ chức y tế thế giới WHO năm 2014 đã có hơn 56.000 trường hợp mắc bệnh sởi trên khoảng 75 quốc gia trên thế giới. Tại nước ta, bệnh sởi bắt đầu lây lan thành dịch vào năm 19 tháng 4 năm 2014 và có hơn 114 ca tử vong. Hiện nay, sởi vẫn là căn bệnh lây nhiễm cao, đặc biệt là trẻ nhỏ. Vậy nguyên nhân gây ra bệnh sởi là gì? Triệu chứng của bệnh và cách phòng tránh bệnh sởi như thế nào? Hãy cùng Hoàn Mỹ tìm hiểu chi tiết sau bài viết dưới đây.

>> Xem thêm:

Bệnh sởi là gì? 

Sởi là một bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường không khí và dễ lây qua từ người này qua người khác. Đây là một loại bệnh gây ra bởi virus ARN thuộc chi Morbillillin nằm trong họ Paramyxoviridae. Nếu không có biện pháp điều trị, bệnh sởi rất có nguy cơ phát tán thành dịch. 

Cũng theo công bố của UNICEF sởi là bệnh có nguồn lây nhiễm cao hơn cả bệnh lao và cảm cúm. Đối tượng dễ bị lây nhiễm từ 0-6 tuổi, chủ yếu lây qua đường hô hấp, nước bọt,… Sởi thường biểu hiện qua 3 giai đoạn

  • Giai đoạn ủ bệnh: Giai đoạn này thường kéo dài từ 10-12 ngày. Thường ở giai đoạn này sẽ không có biểu hiện triệu chứng gì của bệnh
  • Giai đoạn tiền triệu: Giai đoạn này sẽ kéo dài từ 5-15 ngày, xuất hiện các triệu chứng từ Sốt nhẹ đến vừa, ho khan, viêm kết mạc mắt.
  • Giai đoạn phát ban: Da sẽ bắt đầu mẩn đỏ, ban đầu sẽ xuất hiện ở mặt sau đó lan dần xuống tay chân. 

>> Xem thêm: Vi khuẩn ăn thịt người là gì? Dấu hiệu, cách phòng ngừa bệnh

Bệnh sởi là gì
Sởi là một bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường không khí và dễ lây qua từ người này qua người khác (Nguồn: Internet)

Cách lây truyền của bệnh sởi 

Virus ARN có khả năng lây lan qua ho và hắt hơi trong các tình huống tiếp xúc gần gũi hoặc trực tiếp với dịch tiết. Sởi biết đến là một trong những loại virus dễ lây lan nhất, có khả năng tồn tại và lây nhiễm trong không khí hoặc trên các bề mặt khoảng 2 giờ. 

Đặc biệt, nếu một người mắc bệnh, có đến 90% những người chưa có miễn dịch và tiếp xúc gần người bệnh, chẳng hạn như trong gia đình, có thể bị nhiễm bệnh cao hơn. Các yếu tố tăng nguy cơ nhiễm virus sởi bao gồm suy giảm miễn dịch do HIV/AIDS, ức chế miễn dịch sau ghép nội tạng hoặc tế bào gốc, sử dụng các chất alkyl hóa hoặc corticosteroid, chưa tiêm chủng định kỳ,…

Các triệu chứng của bệnh thường xuất hiện sau khoảng 10–12 ngày kể từ thời điểm tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh và có thể kéo dài trong khoảng 7–10 ngày.

Triệu chứng của bệnh sởi 

Một số triệu chứng thường gặp của bệnh sởi thường sẽ rõ ràng kèm theo đó là các dấu hiệu về phát ban ngoài da. Nếu kéo dài thường sẽ để lại các biến chứng nguy hiểm.

Triệu chứng

Các triệu chứng kinh điển của bệnh sởi như sốt, ho, sổ mũi, viêm kết mạc, phát ban. Sốt là một hiện tượng phổ biến và thường kéo dài khoảng một tuần, thường cao đến 40 °C (104 °F) khi mắc bệnh sởi

Đốm Koplik, mặc dù hiếm khi được nhìn thấy, nhưng là dấu hiệu chẩn đoán bệnh sởi. Chúng là những đốm trắng nhỏ xuất hiện bên trong miệng, thường ở phía sau tai và được mô tả như “hạt muối trên nền đỏ”. 

Phát ban đặc trưng của bệnh sởi xuất hiện từ 2 đến 4 ngày sau khi bắt đầu Sốt và kéo dài đến 8 ngày. Ban đầu, nó xuất hiện phía sau tai, sau đó lan rộng đến đầu và cổ, sau đó lan khắp cơ thể, thường gây ngứa. Phát ban được mô tả như “vết ố” và thay đổi từ màu đỏ sang nâu sẫm trước khi biến mất.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh sởi

Các biến chứng của bệnh sởi khá phổ biến, từ những triệu chứng nhẹ như tiêu chảy đến những vấn đề nặng như viêm phổi (cả viêm phổi trực tiếp do virus hoặc viêm phổi thứ phát do vi khuẩn), viêm thanh quản-ống khí-phế quản (cả viêm thanh quản-ống khí-phế quản trực tiếp do virus hoặc viêm phế quản thứ phát do vi khuẩn), viêm tai giữa, viêm não cấp tính, tổn thương giác mạc (dẫn đến sẹo giác mạc). 

Ngoài ra, sởi có khả năng ức chế hệ thống miễn dịch trong khoảng nhiều tuần đến thậm chí nhiều tháng, điều này có thể tăng nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn như viêm tai giữa và viêm phổi do vi khuẩn. Sau 2 tháng từ khi bệnh nhân hồi phục, lượng kháng thể chống lại các vi khuẩn và vi rút khác có thể giảm từ 11% đến 73%.

>> Xem thêm: Bệnh sốt rét là gì? Triệu chứng, nguyên nhân, cách điều trị

Các triệu chứng của bệnh sởi
Một số triệu chứng của bệnh sởi (Nguồn: Internet)

Đối tượng dễ mắc bệnh sởi 

Nhóm đối tượng chủ yếu mắc bệnh là trẻ em dưới 10 tuổi, đặc biệt là những người chưa tiêm đủ mũi tiêm vắc xin sởi hoặc chưa đủ tuổi để tiêm chủng theo lịch trình quốc gia. Đáng chú ý, trong các tình huống dịch gần đây, đã ghi nhận trường hợp mắc bệnh tại nhóm trẻ dưới 9 tháng tuổi, tức là chưa đến độ tuổi tiêm chủng. Ngoài ra còn số đối tượng cũng dễ mắc bệnh sởi.

  • Người mắc các bệnh lý khác như bệnh tim bẩm sinh, cúm, và tiểu đường đều có nguy cơ cao hơn về việc mắc bệnh sởi.
  • Trẻ sinh ra từ người mẹ nhiễm HIV dễ mắc sởi ở độ tuổi nhỏ hơn so với trẻ sinh từ người mẹ không nhiễm bệnh.
  • Trẻ suy dinh dưỡng, đặc biệt là trẻ bị suy dinh dưỡng nặng, có khả năng suy giảm miễn dịch cao hơn, với thời gian thải virus kéo dài và tỷ lệ tử vong do sởi tăng cao. 
  • Người bị lao cũng có nguy cơ suy giảm miễn dịch cao hơn do sởi tạo điều kiện thuận lợi cho nhiễm lao. Ngoài ra, bệnh lao có thể trở nên nặng nề hơn nếu người bệnh mắc sởi.

Bệnh sởi có thuốc điều trị không?

Không có phương pháp điều trị chống virus cụ thể khi bệnh sởi phát triển. Thay vào đó, các loại thuốc thường được sử dụng nhằm giảm triệu chứng bệnh, duy trì sự cân bằng nước và dưỡng chất trong cơ thể, cũng như giảm đau. Đối với nhóm người nhất định như trẻ nhỏ và người suy dinh dưỡng nặng, việc cung cấp vitamin A được thực hiện như một biện pháp hỗ trợ tăng cường hệ thống miễn dịch và giảm nguy cơ phát sinh các biến chứng nghiêm trọng.

Một số cách phòng bệnh sởi

  • Khi phát hiện trẻ có tiếp xúc với nguồn lây bệnh, nên đưa trẻ vào cách ly tại bệnh viện từ ngày thứ 7 sau khi tiếp xúc cho đến ngày thứ 5 sau khi xuất hiện ban sởi, vì giai đoạn này là giai đoạn lây lan mạnh nhất. 
  • Ở các nước phát triển, việc tiêm vắc xin sởi cho trẻ thường được thực hiện ở lần thứ nhất khi trẻ đạt 12 tháng tuổi, thường là một phần của vắc xin MMR, bao gồm ba thành phần là sởi, quai bị và rubella. Vắc xin thường không được tiêm trước độ tuổi này do hệ thống miễn dịch của trẻ chưa hoàn chỉnh, dẫn đến việc phản ứng không đầy đủ. 
  • Liều vắc xin thứ hai thường được tiêm cho trẻ từ 4 đến 5 tuổi để tăng cường khả năng miễn dịch. Theo báo cáo thì vắc xin MMR có khả năng tăng cường 99% hệ miễn dịch cho trẻ ở liều thứ 2. 
  • Ngoài việc tiêm vắc xin, duy trì vệ sinh cá nhân, sử dụng khẩu trang khi tiếp xúc với người mắc bệnh sởi, và tránh tiếp xúc với những người có triệu chứng sởi cũng là những biện pháp quan trọng để ngăn chặn sự lây lan của bệnh. 

>> Xem thêm: Bệnh thủy đậu có lây không? Cách để không bị lây thủy đậu

Phòng ngừa bệnh bằng cách tiêm phòng đầy đủ
Phòng ngừa bệnh bằng cách tiêm phòng đầy đủ (Nguồn: Internet)

Trên đây là những thông tin liên quan đến bệnh sởi. Hy vọng các bạn đọc đã cái nhìn đúng về bệnh sởi cũng như có biện pháp phòng tránh cho bé đúng cách. Để cập nhật thêm nhiều thông tin y tế mới nhất mỗi ngày hãy truy cập Tin tức y tế. Nếu có vấn đề về sức khỏe, liên hệ ngay HOTLINE hoặc truy cập TẠI ĐÂY để đặt lịch hẹn thăm khám với các bác sĩ tại hệ thống các Bệnh viện Hoàn Mỹ trên toàn quốc.

*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.