Tin tức y tế

Bệnh truyền nhiễm là gì? Danh sách các bệnh truyền nhiễm thường gặp

18/09/2023

Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp từ người hoặc từ động vật sang người do tác nhân gây bệnh truyền nhiễm. Cùng Hoàn Mỹ tìm hiểu bệnh truyền nhiễm là gì và danh sách các loại bệnh thường gặp cũng như đặc điểm và cách phòng bệnh trong bài viết dưới đây nhé!

>> Xem thêm:

Bệnh truyền nhiễm là gì?

Bệnh truyền nhiễm là loại bệnh dễ lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua rất nhiều cách thức. Nó có thể là loại truyền nhiễm từ động vật sang con người, từ con người đến con người thông qua đường tiếp xúc. Tuy nhiên, khi mắc bệnh truyền nhiễm, cơ thể sẽ chủ động đáp ứng miễn dịch thông qua trung gian tế bào, được gọi là quá trình miễn dịch. Phụ thuộc vào cơ thể và loại bệnh mà miễn dịch được hình thành với mức độ và thời gian tồn tại bảo vệ khác nhau. Căn cứ vào các đường lây nhiễm mà bệnh gây truyền nhiễm được chia thành 5 nhóm bệnh:

  • Lây qua đường máu
  • Lây qua niêm mạc và đường da
  • Lây theo đường hô hấp
  • Lây theo đường tiêu hóa
  • Có thể lây bằng nhiều đường.

>> Xem thêm: Sốt siêu vi: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị, phòng ngừa

Bệnh truyền nhiễm có thể  lây qua nhiều con đường khác nhau
Bệnh truyền nhiễm có thể lây qua nhiều con đường khác nhau (Nguồn: Internet)

Đặc điểm của bệnh truyền nhiễm

Đặc điểm chung của bệnh truyền nhiễm là có thể dễ dàng lây lan từ người này sang người khác thông qua nhiều con đường khác nhau. Mỗi một bệnh truyền nhiễm thường sẽ do một mầm bệnh gây nên, tuy nhiên trong vài trường hợp nguyên nhân có thể do 2 hoặc nhiều mầm bệnh. Bệnh thường sẽ phát triển theo các giai đoạn và diễn ra liên tiếp nhau. Cơ thể người bệnh cũng sẽ tự sản sinh ra miễn dịch bảo vệ. Bệnh thường sẽ phát triển theo 5 giai đoạn:

  • Giai đoạn ủ bệnh: Ở giai đoạn này, đa phần người bệnh sẽ không cảm thấy có triệu chứng gì đặc biệt. Thời gian ủ bệnh cũng sẽ phụ thuộc vào loại bệnh, số lượng sinh vật, độc tính và cả sức đề kháng hiện có của cơ thể.
  • Giai đoạn khởi phát bệnh: Giai đoạn này các triệu chứng đã bắt đầu xuất hiện nhưng chưa nặng và rầm rộ. Nó cũng có thể khởi phát từ từ hoặc đột ngột.
  • Giai đoạn toàn phát: Đến thời điểm này, cơ thể sẽ bắt đầu xuất hiện triệu chứng rầm rộ và ồ ạt, các biến chứng nguy hiểm cũng sẽ xuất hiện.
  • Giai đoạn lui bệnh: Nhờ vào hệ miễn dịch và sự chống đỡ của cơ thể mà các tác động từ mầm bệnh và độc tố sẽ dần được loại bỏ, các triệu chứng của giai đoạn toàn phát cũng sẽ hết dần.
  • Giai đoạn hồi phục: Sau khi mầm bệnh và độc tố được đẩy lùi, những cơ quan cùng bộ phận bị thương cũng sẽ dần hồi phục. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần phải theo dõi để đảm bảo không có di chứng gì nguy hiểm về sau.

>> Xem thêm:

Đặc điểm của bệnh truyền nhiễm
Bệnh thường sẽ phát triển theo 5 giai đoạn (Nguồn: Internet)

Các loại bệnh truyền nhiễm thường gặp

Dưới đây là một số loại bệnh truyền nhiễm thường xảy ra mà bạn có thể tham khảo qua:

Bệnh đậu mùa

  • Tác nhân gây bệnh đậu mùa (Tên khoa học: Variola): Loại bệnh do một loại virus tên là variola gây ra. 
  • Triệu chứng: Sốt, phát ban, mệt mỏi, nôn mửa, đau bụng, xuất hiện các nốt phát ban,… và có tỷ lệ tử vong cao. 
  • Thời gian ủ bệnh: Kể từ khi virus tấn công trung bình khoảng từ 7 – 17 ngày, thông thường sẽ rơi vào tầm 10 – 14 ngày. 
  • Con đường lây nhiễm: Virus đậu mùa có thể tồn tại trong môi trường không khí, do đó chúng sẽ dễ lây lan qua đường tiếp xúc giọt bắn như nước bọt, hắt hơi,…
Bệnh đậu mùa
Các vết đỏ do bệnh đậu mùa gây ra (Nguồn: Internet)

Bệnh dại

  • Tác nhân gây bệnh dại: Virus Rhabdovirus
  • Thời gian ủ bệnh: Thường kéo dài từ 1 – 4 ngày. 
  • Triệu chứng: Bệnh sẽ gây ra cảm giác sợ hãi, triệu chứng đau đầu, sốt, khó chịu, mệt mỏi, cảm giác đau và tê tại nơi bị thương. Bệnh dại thường có ở động vật có vú, nhất là ở các loài chó hoang dã như chó sói đồng, chó sói, chó rừng, chó nhà, mèo, chồn và những động vật có vú khác. 
  • Con đường lây nhiễm: Bệnh dại dễ dàng lây truyền qua tuyến nước bọt của động vật mắc bệnh theo vết cắn, vết liếm, vết xước trên vùng da bị rách hoặc thông qua niêm mạc vào cơ thể.

Bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng là một loại bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ em và có tốc độ lây lan nhanh, dễ trở thành dịch bệnh. Thời điểm phát bệnh thường sẽ vào tầm tháng 3 – tháng 5 và từ tháng 8 – tháng 9 hàng năm. Bệnh rất nguy hiểm nếu không được điều trị sớm.

  • Tác nhân gây bệnh: Bệnh thường do nhóm virus đường ruột Enterovirus gây nên. 
  • Thời gian ủ bệnh: Từ 3 đến 6 ngày.
  • Triệu chứng thường gặp: Sốt, đau họng, đau rát răng và miệng, chảy nước bọt, tiêu chảy, biếng ăn,… 
  • Con đường lây nhiễm: Bệnh dễ lây lan qua bởi các chất dịch nhầy từ mũi, miệng, nước bọt, phân,… Do đó khi phát hiện con mắc bệnh thì cha mẹ cần kịp thời cách ly để tránh bệnh lây lan.

>> Xem thêm: Bị thủy đậu kiêng gì để nhanh khỏi, tránh bị sẹo?

Bệnh tay chân miệng
Tay chân miệng là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ em (Nguồn: Internet)

Bệnh dịch hạch

  • Tác nhân gây bệnh dịch hạch: Trực khuẩn gram âm gây ra. Bệnh này chủ yếu xảy ra ở các loài gặm nhấm hoang dã và truyền từ động vật sang người bằng vết cách.
  • Thời gian ủ bệnh: 2 đến 3 ngày.
  • Triệu chứng: Người mắc bệnh có thể sẽ Sốt đột ngột từ 39,5 đến 41°C, ớn lạnh, mạch nhanh nhỏ và bị hạ huyết áp. Một số triệu chứng khác là nôn mửa, da sẩn, mủ loét tại vết cắn, mê sảng, lo lắng, bồn chồn,…
  • Con đường lây nhiễm: Bệnh cũng dễ lây lan từ người sang người nếu xảy ra tình huống hít phải các giọt bắn từ bệnh nhân. 

Bệnh bại liệt

  • Tác nhân gây bệnh: Bệnh bại liệt là bệnh lâm sàng do một loại virus cấp tính Polio lây truyền thông qua đường tiêu hoá. 
  • Thời kỳ ủ bệnh dại: kéo dài từ 7-14 ngày. 
  • Triệu chứng: Biểu hiện lâm sàng của bệnh là sốt, chán ăn, nhức đầu, đau cơ các chi, gáy, lưng, buồn nôn, mất dần dần khả năng vận động làm liệt không đối xứng. Năng nhất sẽ gây liệt tủy sống, liệt hành tủy, suy hô hấp và gây tử vong. 
  • Con đường lây nhiễm: Bởi vì virus Polio gây bại liệt có thể đi từ phân ô nhiễm vào nguồn nước, thực phẩm rồi xâm nhập vào cơ thể người khác bằng đường ruột. Phương thức lây truyền bệnh bại liệt từ người sang người chủ yếu là thông qua đường phân – miệng. 

Bệnh cúm A/H5N1

  • Tác nhân gây bệnh: Cúm H5N1 là một loại bệnh được phân nhóm virus cúm A (Influenza A virus), virus này thường xuất hiện ở chim và gia cầm và có thể gây tử vong. 
  • Thời gian ủ bệnh: Có thể kéo dài từ 2 ngày đến 8 ngày hoặc thậm chí đến 17 ngày.
  • Triệu chứng: Biểu hiện của bệnh H5N1 là Sốt cao liên tục (>38 độ C), mệt mỏi, choáng váng đầu óc, đau ngực, tim đập nhanh, ho, ho có đờm. Khi trở nặng bệnh sẽ gây ra hiện tượng suy hô hấp như khó thở, da tím tái, thở nhanh,… đau nhức cơ, toàn thân. 
  • Con đường lây nhiễm: Nguy cơ lây lan có thể đến từ việc giết mổ hoặc ăn các sản phẩm từ gia cầm đang nhiễm H5N1.
Bệnh cúm A H5N1
Bệnh cúm A/H5N1 thường xuyên hiện ở chim, gia cầm (Nguồn: Internet)

Bệnh cúm

Cúm có 3 loại khác nhau gồm cúm A được tìm thấy ở nhiều loại động vật được gọi là cúm mùa như (H1N1) và A (H3N2). Cúm B là loại cúm chỉ gây bệnh ở người và không gây ra lây nhiễm lớn. Cúm C là loại cúm được tìm thấy ở người nhưng các triệu chứng về hô hấp nhẹ hơn A, B và ít gây biến chứng nguy hiểm.

  • Tác nhân gây bệnh: Bệnh cúm do một loại virus cấp tính gây ra và tấn công vào hệ hô hấp thông qua đường mũi, cổ họng, ống phế quản, phổi. 
  • Thời gian ủ bệnh: Bệnh thường sẽ có diễn biến nhẹ và cơ thể tự hồi phục sau khoảng 2 – 7 ngày mắc bệnh. Tuy nhiên, nếu bị suy giảm miễn dịch, người mắc bệnh mãn tính thì cũng cũng có thể trở nên nguy hiểm. 
  • Triệu chứng: Cảm giác ớn lạnh, đổ mồ hôi, ho, nghẹt mũi, viêm họng, khó thở,… là triệu chứng của bệnh cúm. 
  • Con đường lây nhiễm: Bệnh thường lây qua đường hô hấp như ho, hắt hơi, nói chuyện,…

Bệnh tả

  • Tác nhân gây bệnh: Bệnh tả là một loại bệnh nhiễm trùng cấp tính xảy ra ở ruột non do một loại trực khuẩn gram âm Vibrio cholerae tiết ra độc tố.
  • Thời kỳ ủ bệnh tả: Giao động từ là từ 1 đến 3 ngày.
  • Triệu chứng: Biểu hiện của bệnh là gây tiêu chảy nhiều nước, dẫn đến tình trạng cơ thể mất nước, thiểu niệu và trụy tuần hoàn. Triệu chứng ban đầu của bệnh tả gồm đau bụng, tiêu chảy cấp và nôn mửa, khiến cơ thể mất nước, điện giải dẫn đến suy nhược. Do đó cần đảm bảo bổ sung đủ nước và điện giải cho người bệnh.
  • Con đường lây nhiễm: Bệnh dễ dàng lây nhiễm qua nguồn nước bị ô nhiễm, động vật có vỏ hoặc từ những người trong gia đình đang mắc bệnh tả. 

>> Xem thêm: Sốt xuất huyết có lây không? Lây qua đường nào?

Cách phòng ngừa bệnh truyền nhiễm

Hầu hết các bệnh truyền nhiễm hiện nay đều đã có phương pháp khắc chế, vaccine phòng ngừa. Tuy nhiên vì nguyên nhân chủ yếu của bệnh truyền nhiễm là đến từ virus, vi khuẩn,… nên tự bản thân mỗi người cần có biện pháp phòng ngừa cũng như ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.

  • Chế độ ăn uống hợp lý: Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc tạo hệ miễn dịch cho cơ thể, giúp chống lại bệnh.
  • Ngủ đủ giấc: Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện tinh thần, sức khỏe và giúp cơ thể khỏe mạnh đủ sức chống lại bệnh dịch.
  • Tiêm chủng đầy đủ: Việc tiêm chủng sẽ giúp cơ thể tạo thành cơ chế phòng thủ với các kháng thể sẵn sàng đối đầu với bệnh.
  • Vệ sinh nhà cửa, khử trùng các bề mặt: Bề mặt tiếp xúc hàng ngày là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự truyền nhiễm, do đó bạn cần chú ý vệ sinh nhà cửa, khử khuẩn các bề mặt mỗi ngày.
  • Rửa tay thường xuyên và dùng nước sát khuẩn: Bàn tay là nơi thường xuyên tiếp xúc với các bề mặt và dễ đưa vào cơ thể thông qua đường ăn uống,… Do đó bạn cần rửa sạch và khử khuẩn bàn tay thường xuyên đặc biệt là trước khi ăn và sau khi ăn.
  • Không chạm tay lên mặt: Việc này dùng để hạn chế vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
  • Không sử dụng chung vật dụng cá nhân với người khác: Việc dùng chung sẽ dễ chia sẻ mầm bệnh, do đó bạn chỉ nên sử dụng vật dụng của cá nhân.
  • Ăn chín, uống sôi: Khi chế biến thức ăn, bạn cần rửa sạch sẽ dụng cụ, thực phẩm và đảm bảo nấu chín thực phẩm trước khi dùng.
  • Giữ khoảng cách: Việc giữ khoảng cách sẽ hạn chế được việc lây lan mầm bệnh thông qua đường hô hấp như hắt hơi, ho, trò chuyện,…
  • Dùng biện pháp tình dục an toàn: Một số bệnh sẽ lây truyền thông qua đường máu, đường tình dục, nên việc dùng biện pháp an toàn khi quan hệ sẽ giúp bạn tránh được các bệnh truyền nhiễm khi quan hệ.
  • Chú ý đến thú cưng: Thường xuyên quan sát, chăm sóc và cho các bé thú cưng được tiêm phòng đầy đủ.
  • Tiêu diệt côn trùng: Côn trùng có thể mang theo mầm bệnh và tiếp xúc với các bề mặt, thức ăn.

Trên đây là các thông tin liên quan đến bệnh truyền nhiễm về cách phòng ngừa cũng như một số loại bệnh thường gặp. Do đó, các bạn cần tuân thủ các quy tắc phòng bệnh để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình. Để cập nhật thêm các cập nhật mới về y học, mời bạn truy cập Tin tức y tế. Ngoài ra, đừng quên liên hệ ngay với chúng tôi qua số HOTLINE hoặc đặt lịch hẹn trực tiếp TẠI ĐÂY để được tư vấn miễn phí tại Hệ thống các Bệnh viện Hoàn Mỹ trên toàn quốc. 

*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.