Tin tức y tế

Táo tàu là gì? Hàm lượng dinh dưỡng, cách dùng, lợi ích sức khỏe

29/10/2023

Táo tàu hay còn gọi là chà là đỏ, táo Trung Quốc, được biết đến với nhiều công dụng hỗ trợ điều trị các loại bệnh. Loại quả này được dùng làm bữa ăn nhẹ, tráng miệng hay nguyên liệu cho các món ăn, giúp hồi phục tinh thần, giảm mệt mỏi, cải thiện giấc ngủ… Cùng Hoàn Mỹ tìm hiểu tất tần tật về táo tàu qua bài viết dưới đây.

>>> Xem thêm:

Quả táo tàu là gì?

Táo tàu là loại quả có tên khoa học là Zizyphus Jujuba Mill, có nguồn gốc từ Trung Quốc và được tìm thấy nhiều ở các nước Châu Phi, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Hy Lạp… Loại quả này có màu đỏ sẫm có hình dạng như một quả lê nhỏ, nhăn nheo và mùi vị ngọt nhẹ. Phần vỏ mỏng, khi còn non thường có màu xanh và chuyển sang đỏ thẫm khi đã chín.

Táo tàu tươi thường có hương vị tương tự như quả táo thường, riêng táo tàu khô lại có vị ngọt hơn nhiều, với giá trị dinh dưỡng cao.

Trong y học, đã có nhiều nghiên cứu chứng minh vai trò của loại quả này trong việc giảm căng thẳng, giảm viêm, bệnh tiểu đường, tim mạch, hỗ trợ cải thiện giấc ngủ… Cùng tìm hiểu về hàm lượng dinh dưỡng, tác dụng qua những thông tin ngay dưới đây.

>>> Xem thêm: Hạt macca: Công dụng và phân loại hạt macca phổ biến

Táo tàu là gì?
Táo tàu là loại quả có tên khoa học là Zizyphus Jujuba Mill, có  nguồn gốc từ Trung Quốc (Nguồn: Internet)

Hàm lượng dinh dưỡng có trong táo tàu

Theo nghiên cứu, trong mỗi khẩu phần ăn khoảng 100g táo tàu khô cung cấp:

  • Năng lượng: 79 calo
  • Chất đạm: 1.2g
  • Chất béo: 0.4g
  • Carbohydrate: 20.2g
  • Chất xơ: 10g
  • Vitamin C:  77% DV (giá trị hàng ngày)
  • Kali: 5% DV (giá trị hàng ngày)

Tương tự với những loại quả sấy khô khác, táo tàu chứa thành phần dinh dưỡng giá trị, vitamin, khoáng chất thiết yếu, nhất là vitamin C và mangan. Ngoài ra còn chứa nhiều hợp chất khác như bioflavonoid, polysaccharide, polyphenol, saponin, nucleotit, triterpenoid. Hàm lượng carbs trong loại quả này ở dưới dạng đường tự nhiên giúp cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của cơ thể. Với vị ngọt tự nhiên cùng hàm lượng dinh dưỡng nên táo tàu thường được dùng làm món ăn nhẹ, món tráng miệng, nguyên liệu món ăn…

Những lợi ích của táo tàu đối với sức khỏe

Loại quả này từ lâu đã được sử dụng để thay thế điều trị các tình trạng như mất ngủ, lợi ích sức khỏe thần kinh, duy trì hệ thống miễn dịch. Vậy táo tàu có tác dụng gì? Tìm hiểu ngay qua bài viết đây nhé!

Táo tàu chứa chống oxy hóa cao

Trong thành phần của táo Trung Quốc chứa nhiều chất chống oxy hóa như flavonoid, polysacarit và axit triterpenic, đồng thời chứa hàm lượng vitamin C cao. Hầu hết mọi tác dụng của loại quả này đều đến từ chất chống oxy hóa.

Vai trò của chất chống oxy hóa là chống lại sự phát triển của các mầm bệnh do gốc tự do gây ra, từ đó, ngăn ngừa một số bệnh mãn tính, bệnh tiểu đường type 2, bệnh ung thư. Ngoài ra, hợp chất phenolic hay phenol trong táo Trung Quốc cũng có tác dụng tương tự, giúp chống lại tổn thương não, ung thư, bệnh tim, viêm nhiễm…

Một cuộc nghiên cứu nhỏ trên động vật cho thấy rằng, tác dụng của chất chống oxy hóa làm giảm căng thẳng và viêm nhiễm của các gốc tự do ở gan.

>>> Xem thêmGạo lứt có tốt không? Tác dụng của gạo lứt với sức khỏe

Táo tàu có chất chống oxy hóa
Hàm lượng chất chống oxy hóa giúp chống lại sự phát triển của các mầm bệnh do gốc tự do gây ra (Nguồn: Internet)

Giúp cải thiện giấc ngủ và chức năng não

Chất chống oxy hóa trong loại quả này còn có tác dụng cải thiện chất lượng giấc ngủ và chức năng não. Hơn nữa, hợp chất saponin trong táo còn có tác dụng an thần, giảm căng thẳng, ngủ ngon hơn.

Bên cạnh đó, qua một cuộc khảo sát ở trên động vật, chà là đỏ có tác dụng cải thiện trí nhớ và giúp bảo vệ tế bào não khỏi những tổn thương do các hợp chất gây hại gây ra. Không những thế, phần hạt còn có thể giúp điều trị chứng mất trí do bệnh Alzheimer.

>>> Xem thêm: 10 công dụng của rau đay bạn có thể chưa từng nghe qua

Táo tàu giúp cải thiện giấc ngủ
Chất chống oxy hóa còn có tác dụng cải thiện chất lượng giấc ngủ, giảm căng thẳng (Nguồn: Internet)

Tăng cường hệ miễn dịch và chống tế bào ung thư

Trong y học hiện đại đã chứng minh vai trò của táo tàu tươi trong tăng cường khả năng miễn dịch, giảm viêm và các gốc tự do, vì vậy có khả năng chống lại các tế bào Ung thư gây ra bệnh mãn tính như bệnh tiểu đường, bệnh ung thư vú, buồng trứng, gan, ruột kết.

Nghiên cứu tác dụng của hợp chất polysacarit, là loại đường tự nhiên có đặc tính chống oxy hóa, ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào có hại và giảm viêm.

Ngoài ra, trong chà là đỏ cũng rất giàu vitamin C có khả năng chống Ung thư và loại bỏ hoàn toàn tế bào ung thư tuyến giáp ở chuột.

Hỗ trợ cải thiện hệ tiêu hóa

Hàm lượng carbohydrate trong chà là đỏ đến từ chất xơ, tốt cho quá trình tiêu hóa thức ăn, cải thiện hệ tiêu hóa. Hơn nữa, chất xơ giúp làm mềm phân, từ đó làm tăng tốc độ di chuyển thức ăn đến dạ dày và giảm táo bón.

Chiết xuất của loại quả này giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày và đường ruột, đồng thời giảm nguy cơ tổn thương do viêm loét dạ dày, chấn thương và vi khuẩn có hại phát triển.

Trong một nghiên cứu khác, cho người trưởng thành tiêu thụ loại quả này hàng ngày, kết quả cho thấy một số chức năng thận được cải thiện do giảm mức creatinine và ure, hạn chế nguy cơ tổn thương thận.

Ngoài những chức năng trên, táo tàu còn được biết đến tác dụng duy trì huyết áp ở mức khỏe mạnh nhờ vào khoáng chất như kali, mangan, chất chống oxy hóa, giữ cho quá trình lưu thông máu diễn ra bình thường, ngăn ngừa bệnh thiếu máu, mệt mỏi

>>> Xem thêm: Đu đủ mang tới công dụng và lợi ích sức khỏe như thế nào?

Hỗ trọe cải thiện tiêu hóa
Hàm lượng carbohydrate chủ yếu đến từ chất xơ, tốt cho quá trình tiêu hóa thức ăn, cải thiện hệ tiêu hóa (Nguồn: Internet)

Cách sử dụng quả táo tàu

Mặc dù, chà là đỏ mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng và cải thiện sức khỏe hiệu quả. Tuy nhiên, người bệnh đang sử dụng thuốc động kinh phenytoin, phenobarbital, chống Trầm cảm venlafaxine hoặc thuốc ức chế tái hấp thu serotonin-norepinephrine khác (SSNRI) không nên  ăn loại quả này để không gây ra những tác dụng phụ.

Quả táo khô khi ăn thường dai dai và hương vị ngọt như quả chà là. Loại quả này có thể dùng làm trà, loại thức uống có tác dụng trị chứng mất ngủ và căng thẳng. Trong các dịp lễ Tết, còn có thể dùng để làm mứt giàu vitamin C.

Ngoài ra, loại quả này cũng được đem đi luộc, nướng hoặc phơi khô. Ở một số nước, dùng quả này nghiền nhuyễn làm gia vị cho các món ăn để tăng thêm vị ngọt tự nhiên và có lợi ích cho sức khỏe.

Thời gian bảo quản của loại quả này là từ 3 đến 4 ngày ở nhiệt độ phòng và bảo quản được vài tuần trong tủ lạnh. Còn quả khô nên bảo quản trong hộp kín, tránh xa ánh nắng mặt trời.

Đặc biệt, táo tàu khô hay nước ép có chứa lượng đường, calo khá cao, vì vậy, cần hạn chế tiêu thụ để tránh gây tăng cân, hạn chế bệnh tiểu đường…

>>> Xem thêmYến mạch: Tác dụng, liều dùng, những lưu ý sử dụng

Cách sử dụng táo tàu
Một số người bệnh đang sử dụng thuốc động kinh, thuốc an thần không nên sử dụng loại quả này (Nguồn: Internet)

Một số câu hỏi thường gặp

Ai không nên ăn táo tàu?

Bên cạnh những công dụng mang lại, một số người không nên ăn loại quả này bao gồm người đang sử dụng thuốc động kinh phenytoin, phenobarbital, chống Trầm cảm venlafaxine hoặc thuốc ức chế tái hấp thụ serotonin-norepinephrine khác…

Ăn nhiều táo tàu khô có sao không?

Trong táo tàu khô có chứa nhiều đường, vì vậy cần hạn chế tiêu thụ táo khô để không gây tăng cân, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường…

Táo tàu được dùng làm món ăn nhẹ với hàm lượng chất chống oxy hóa tự nhiên, mang lại giá trị sức khỏe giúp cải thiện giấc ngủ, giảm căng thẳng, chống lại các bệnh do gốc tự do gây ra… Tuy nhiên, một số người đang sử dụng thuốc venlafaxine hoặc một số loại thuốc khác nên cân nhắc và tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng trước khi sử dụng. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về sức khỏe, truy cập vào Tin tin y tế để không bỏ lỡ bất kỳ thông tin mới nhất nào. Ngoài ra, nếu bạn muốn đặt lịch hẹn khám bệnh, hãy liên hệ HOTLINE hoặc TẠI ĐÂY để kết nối với Hệ thống Bệnh viện Hoàn Mỹ trên toàn quốc.

*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.