Sa tử cung thường gặp ở phụ nữ sau sinh, phụ nữ lớn tuổi, đã sinh nhiều con. Bệnh gây ra nhiều phiền toái trong sinh hoạt và có thể gây ra những biến chứng khác ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì thế phụ nữ không nên chủ quan với căn bệnh này. Nguyên nhân nào gây ra tình trạng sa dạ con ở phụ nữ sau sinh? Những thông tin mà Hoàn Mỹ chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây bệnh cũng như cách điều trị bệnh hiệu quả.
>>> Xem thêm:
- Bệnh giang mai: Hình ảnh, nguyên nhân, dấu hiệu
- Bệnh lậu là gì? Triệu chứng, cách điều trị bệnh lậu hiệu quả
- Cốc nguyệt san: Hướng dẫn sử dụng cho người lần đầu dùng
Sa tử cung là gì?
Theo thống kê của bộ y tế khoảng 10% phụ nữ bị sa tử cung sau khi sinh nở, phần lớn ở độ tuổi từ 40 đến 50 tuổi. Sa tử cung hay còn gọi là sa thành âm đạo, sa dạ con, sa sinh dục xảy ra khi cơ sàn chậu và dây chằng giãn ra, bị suy yếu làm mất đi khả năng nâng đỡ tử cung làm cho tử cung tụt vào ống âm đạo hoặc lộ ra ngoài âm đạo.
Tùy vào mức độ bệnh nặng nhẹ khác nhau thì mức độ sa dạ con cũng khác nhau. Nếu biểu hiện nhẹ là khi tử cung sa xuống nhưng vẫn còn nằm ở trong ống âm đạo, biểu hiện nặng là tử cung sa xuống và nhô ra ngoài âm đạo.
Đối tượng dễ bị sa thành tử cung
Sa sinh dục xảy ra ở nữ giới trong độ tuổi sinh sản trở lên mà đặc biệt là những đối tượng sau:
- Phụ nữ sau sinh con, đặc biệt là khi sinh con qua đường âm đạo, khi kích thước, trọng lượng thai nhi quá lớn, thời gian chuyển dạ quá lâu. Sa tử cung sau sinh là trường hợp dễ gặp nhất hiện nay.
- Phụ nữ Mãn kinh dẫn đến buồng trứng ngừng sản xuất hormone estrogen để điều hòa chu kỳ kinh hàng tháng. Dẫn đến cơ sàn chậu cũng dần yếu đi, kém săn chắc dẫn đến nguy cơ sa dạ con là rất cao.
- Phụ nữ lao động nặng, mang vác đồ vật nặng, hay cúi người, khom lưng sau khi sinh con mà có ít thời gian nghỉ ngơi. Việc này dẫn đến vùng đáy bụng phải hoạt động nhiều, co bóp mạnh gây áp lực lên đáy chậu từ đó dễ gây ra tình trạng sa dạ con.
Ngoài ra những yếu tố sau đây cũng có thể là nguyên nhân làm tăng nguy cơ sa dạ con ở phụ nữ:
- Phụ nữ lớn tuổi, sinh đẻ nhiều, bị rách tầng sinh môn
- Phụ nữ mang thai đôi hoặc đa thai, khó sinh con
- Bất thường ở nhau thai
- Phụ nữ đã trải qua phẫu thuật tử cung khiến các mô xương chậu bị suy yếu
>>> Xem thêm: 4 Cách tính ngày rụng trứng theo chu kỳ kinh nguyệt chuẩn
Nguyên nhân gây bệnh sa tử cung
Nguyên nhân sa dạ con có thể là do:
- Bị chấn thương tại vùng cơ ở đáy xương chậu, các mô nâng đỡ tử cung hoặc tử cung bị tổn thương trong khi sinh nở và đặc biệt là do thai nhi lớn, thời gian chuyển sinh lâu.
- Thai phụ lao động quá sức sau khi sinh, lúc này cổ tử cung chưa co lại hoàn toàn do các dây đỡ tử cung chưa được phục hồi sau sinh.
- Do bị dị tật tử cung bẩm sinh như tử cung 2 buồng, kích thước cổ tử cung bất thường,…
- Phụ nữ sau sinh bị táo bón thường xuyên và liên tục gây tăng áp lực trong ổ bụng cũng là nguyên nhân gây sa dạ non.
- Có sự can thiệp y khoa trong khi sinh như phẫu thuật nội soi, sinh mổ, sử dụng thuốc oxytocin,…
- Có thể do suy yếu mô liên kết vùng chậu do di truyền.
Biểu hiện, triệu chứng của sa tử cung
Biểu hiện bệnh sẽ tùy theo cấp độ bệnh, các biểu hiện ở các cấp độ như sau:
Đối với bệnh nhân cấp độ 1
Cấp độ 1 là cấp độ bệnh nhẹ. Giai đoạn này tử cung đã bị sa xuống nhưng vẫn còn nằm trong ống âm đạo. Bệnh nhân sẽ có cảm giác nặng, tức bụng đặc biệt là trước khi chu kỳ kinh nguyệt bắt đầu, bị đau bụng dưới, tức lưng, đi tiểu nhiều lần nhưng lượng nước tiểu ít, đau thắt lưng, đau khi quan hệ tình dục.
Đối với bệnh nhân cấp độ 2
Mức độ 2 tiến triển bệnh dần đã trở nên trầm trọng hơn, các biểu hiện rõ ràng nhất là khi người bệnh làm việc quá sức hoặc hoạt động quá nhiều như: Khó khăn trong việc đi đại tiện, có nhiều khí hư, tiết dịch bất thường, âm đạo xuất huyết bất thường,… Khi quan hệ sẽ có cảm giác tử cung bị tụt xuống miệng âm đạo.
Đối với bệnh nhân cấp độ 3
Cấp độ 3 là cấp độ bệnh đã diễn tiến ở mức trầm trọng. Người bệnh có thể quan sát bằng mắt thường tử cung có màu hồng có kích thước to gần bằng quả trứng gà. Giai đoạn này tử cung đã không có khả năng tự co lên, nếu không được điều trị chăm sóc xử lý kiểm thời sẽ dẫn đến viêm nhiễm. Tử cung của người bệnh có hiện tượng sưng nề, mưng mủ, âm đạo bị loét, có thể bị Sốt cao kèm nhiều triệu chứng khác đi kèm.
Ngoài ra người bệnh sẽ gặp các triệu chứng khác khi bị sa tử cung như:
- Tim đập nhanh
- Huyết áp thấp có thể gây choáng
- Mất cảm giác với thai nhi
Ở mỗi cấp độ bệnh sẽ tiến triển khác nhau và biểu hiện đau nhân đôi, do đó khi có triệu chứng bất thường nên thăm khám bác sĩ sớm để phát hiện và điều trị bệnh.
>>> Xem thêm: Virus HPV là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa
Cách điều trị bệnh sa tử cung
Điều trị sa tử cung còn tùy thuộc vào từng mức độ và thể trạng của người bệnh bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị phù hợp. Cụ thể cách điều trị cho từng trường hợp bệnh như sau:
Trường hợp bệnh nhẹ
Trường hợp này bệnh không gây ra nhiều triệu chứng và nó không gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày. Người bệnh cần nghỉ ngơi, ăn uống cân bằng đầy đủ các chất dinh dưỡng, có chế độ ăn nhiều rau xanh để tránh táo bón và kiểm soát cân nặng, giữ tinh thần thoải mái, suy nghĩ tích cực.
Ngoài ra bác sĩ sẽ hướng dẫn một số bài tập cơ sàn chậu để giúp nâng tử cung. Đây được xem là phương pháp điều trị cần thiết ở trường hợp bệnh nhẹ.
Trường hợp bệnh nặng
Trường hợp bệnh nặng có thể bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật hoặc sẽ có những phương pháp thích hợp, cụ thể như sau:
- Cắt tử cung: Đây là phương pháp điều trị được áp dụng cho trường hợp bệnh ở giai đoạn nặng khi tử cung đã bị sa toàn bộ ra ngoài âm đạo. Phẫu thuật sẽ thực hiện cắt một phần hoặc toàn bộ tử cung tùy theo chỉ định của bác sĩ. Phẫu thuật cắt tử cung là một cuộc phẫu thuật lớn, cắt tử cung đồng nghĩa với việc không thể mang thai được nữa.
- Treo tử cung qua nội soi ổ bụng: Phẫu thuật treo tử cung nhằm phục hồi sự nâng đỡ tử cung và cấu trúc của sàn chậu.
- Liệu pháp thay thế estrogen: Liệu pháp estrogen nhằm làm tăng cường sự dẻo dai của dây chằng, làm chậm quá trình suy yếu của các mô vùng chậu và các mô liên kết hỗ trợ tử cung. Phương pháp này có thể sẽ gây ra một số tác dụng phụ vì thế cần thực hiện theo chỉ định của bác sĩ.
- Đặt vòng nâng tử cung âm đạo: Vòng nâng tử cung có thể áp dụng với trường hợp bệnh nhẹ đến nặng. Bác sĩ sẽ khám kỹ lượng sàn chậu để chỉ định kích thước vòng phù hợp cho từng người.
Sa dạ con là bệnh gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nữ giới, tuy nhiên nguy cơ sa tử cung có thể được phòng ngừa nếu thực hiện những biện pháp sau:
- Thực hiện các bài tập sàn chậu trong quá trình mang thai.
- Sau sinh nên thực hiện các bài tập sàn chậu để tăng cường sức khỏe cho các cơ âm đạo.
- Phụ nữ Mãn kinh thường xuyên tập thể dục, tập các bài tập sàn chậu nhẹ nhàng.
- Ăn uống khoa học, ăn nhiều rau xanh, bổ sung chất xơ, vitamin C, cho cơ thể để tránh bị táo bón, béo phì.
>>> Xem thêm: 5+ Dấu hiệu ung thư cổ tử cung thường gặp
Câu hỏi liên quan bệnh sa tử cung
Khi bị sa tử cung cần phải thăm khám và điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra nên kiêng cử làm những việc quá nặng gây ảnh hưởng đến các cơ tử cung. Tránh ăn đồ cay, nóng, uống rượu, hút thuốc lá để tránh táo bón gây ảnh hưởng đến sàn cơ chậu.
Bên trên là tổng hợp những chia sẻ của Hoàn Mỹ về các nguyên nhân gây sa tử cung ở phụ nữ sau sinh cùng những phương pháp điều trị phổ biến nhất hiện nay. Nếu có những dấu hiệu của bệnh nên đi thăm khám để kịp thời điều trị hạn chế khả năng tiến triển bệnh nặng gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về bệnh hãy liên hệ HOTLINE của bệnh viện hoặc bấm TẠI ĐÂY để nhận được sự hỗ trợ kịp thời từ đội ngũ bác sĩ Hoàn Mỹ trên tất cả các hệ thống bệnh viện. Ngoài ra truy cập trang Tin tức y tế mỗi ngày bạn sẽ nhận được thêm nhiều thông tin chăm sóc sức khỏe hữu ích.
*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.