Tin tức y tế

Bệnh nang thận là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị

08/11/2023

Nang thận là một trong những bệnh lý thường gặp ở những người lớn tuổi và đặc biệt chiếm 90% những người ở độ tuổi lớn hơn 70. Hầu hết các nang ở giai đoạn đầu đều lành tính và sẽ tự động khỏi, tuy nhiên bệnh có thể tiến triển xấu đi khi nang phát triển với kích thước lớn dần. Hoàn Mỹ sẽ cung cấp rõ hơn về nguyên nhân và phương pháp điều trị phù hợp với từng tình trạng bệnh khác nhau trong bài viết dưới đây.

>>> Xem thêm: 

Nang thận là gì?

Nang thận là những khối dịch có hình tròn chứa nhiều dịch bên trong, xuất hiện trên bề mặt thận. Nang được hình thành khi nước tiểu bị ứ đọng.

Có thể có một hoặc nhiều nang trên bề mặt thận, tùy thuộc vào thể trạng. Đây là bệnh lành tính, nhưng có thể xuất hiện một số biến chứng như nhiễm trùng, xuất huyết,…nếu không cẩn trọng.

Nang khối hình tròn có dịch bên trong bám trên thận
Nang khối hình tròn có dịch bên trong bám trên thận (Nguồn: Internet)

Các loại nang thận thường gặp

Bệnh diễn ra ở nhiều đối tượng khác nhau và thường xảy ra chủ yếu đối với những người lớn tuổi. Có ba loại nang thận thường gặp:

  • Nang đơn độc: Thận sẽ xuất hiện khối dịch đơn lẻ một hoặc hai bên thận, thường lành tính và không gây biến chứng.
  • Thận nhiều nang: Kết quả sự tắc nghẽn nhiều đơn vị thận tạo ra nhiều nang.
  • Thận đa nang: Bệnh được hình thành do sự rối loạn cấu trúc làm cho nhu mô thận biến thành nhiều nang, thận đa nang thường do di truyền và gây ra nhiều triệu chứng như nhiễm trùng, đau vùng xung quanh,…

>>> Xem thêm: Các phương pháp giải độc gan, thanh lọc cơ thể phổ biến hiện nay

Các loại nang thận
Nang có thể xuất hiện một hoặc cả hai bên thận (Nguồn: Internet)

Nguyên nhân gây ra nang thận

Hiện tại, chưa có một minh chứng cụ thể nào nêu rõ nguyên nhân của bệnh nang thận. Dựa vào hoạt động của các cơ quan, nang có thể hình thành do:

  • Nước tiểu bị ứ đọng liên tục trong thận.
  • Thận không được cung cấp đủ máu.
  • Ống thận bị phá vỡ cấu trúc.
  • Túi thừa trong ống thận tách ra biến thành nang.
Cấu trúc tế bào thận bị vỡ có thể là nguyên nhân tạo ra nang
Cấu trúc tế bào thận bị vỡ có thể là nguyên nhân tạo ra nang (Nguồn: Internet)

Triệu chứng của bệnh nang thận

Thông thường, nang thận không có triệu chứng lâm sàng, bệnh chỉ được phát hiện một cách tình cờ hoặc thông qua các dấu hiệu sau:

  • Cảm giác đau vùng hông hoặc sườn, đi tiểu ra máu.
  • Cơ thể có những cơn đau dữ dội, rét run và có hiện tượng Sốt khi nhiễm trùng nang thận.
  • Huyết áp cao khi động mạch thận bị chèn ép.
  • Thận có những khối dịch to, có thể sờ được khi thăm khám.

>>> Xem thêm: Gan nằm ở vị trí nào trong cơ thể? Cấu tạo và chức năng gan

Khi bị nang có thể có cảm giác đau vùng hông
Khi bị nang có thể có cảm giác đau vùng hông (Nguồn: Internet)

Biến chứng cần quan tâm

Đa nang hoặc thận nhiều nang có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm đến tính mạng như:

  • Chảy máu trong nang gây đau ở bụng và mạng sườn.
  • Tiểu ra máu.
  • Tăng lượng bạch cầu và gây ra tình trạng Sốt cao.
  • Sỏi thận, chủ yếu là loại sỏi calci oxalat.
  • Xuất hiện tình trạng huyết áp cao.
Một trong những biến chứng khi có nang trên thận là sỏi thận
Một trong những biến chứng khi có nang trên thận là sỏi thận (Nguồn: Internet)

Khi nào cần điều trị nang thận?

  • Trường hợp nang đơn hoặc nhỏ, bệnh có thể tự hết mà không cần điều trị.
  • Nếu nang có kích thước lớn hơn 6cm gây chèn ép chủ mô thận và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Cần được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật loại bỏ nang. 
  • Nếu nang gây ra những biến chứng nguy hiểm như: Nhiễm trùng máu, xuất huyết,…Cần áp dụng phương pháp điều trị ngoại khoa khi điều trị nội khoa không mang lại tác dụng. 

>>> Xem thêm: Men gan cao: Các mức độ, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Kích thước nang lớn gây nguy hiểm tính mạng nên cần điều trị
Kích thước nang lớn gây nguy hiểm tính mạng nên cần điều trị (Nguồn: Internet)

Phương pháp điều trị nang thận

Tùy vào kích thước và tình trạng nang mà bạn sẽ được bác sĩ phác đồ điều trị phù hợp để có được kết quả tốt nhất.

Chọc hút nang thận

Để làm giảm áp lực nang thận, bác sĩ sẽ chọc hút và bơm chất gây xơ hóa và teo nhỏ các nang dịch. Tuy nhiên, phương pháp này có tỷ lệ tái phát cao khoảng 80%.

Lấy dịch để làm giảm kích thước và gây xơ hóa nang
Lấy dịch để làm giảm kích thước và gây xơ hóa nang (Nguồn: Internet)

Mổ hở cắt chóp nang

Các nang kích thước lớn được phẫu thuật để loại bỏ, phương pháp này sẽ kéo dài cảm giác đau và có thể để lại sẹo. Ngoài ra, phương pháp này có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như chảy máu, nhiễm trùng,…

>>> Xem thêm: Sỏi thận: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách chẩn đoán và điều trị

Mổ hở có thể đau và nằm viện dài ngày
Mổ hở có thể đau và nằm viện dài ngày (Nguồn: Internet)

Phẫu thuật nội soi cắt chóp nang

Trường hợp bệnh nhân bị đau nhiều hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng sẽ được bác sĩ tiến hành phẫu thuật nội soi và cần được theo dõi 5-7 ngày để ổn định thể trạng. Đây là phương pháp điều trị ít đau, vết mổ nhỏ và người bệnh hồi phục sức khỏe nhanh.

Cần theo dõi thời gian ngắn sau phẫu thuật nội soi
Cần theo dõi thời gian ngắn sau phẫu thuật nội soi (Nguồn: Internet)

Một số lưu ý cần biết

Nang thận nhỏ sẽ tự động khỏi và không cần can thiệp y tế. Tuy nhiên, cần lưu ý khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện và loại bỏ u nang, tránh xảy ra những biến chứng nguy hiểm tính mạng.

Ngoài ra, có thể thực hiện một số biện pháp phòng ngừa bệnh như:

  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để điều hòa bài tiết và duy trì chức năng thận.
  • Duy trì huyết áp bình thường.
  • Hạn chế vận động quá sức hoặc làm tổn thương vùng bụng.
  • Nếu có dấu hiệu đau nhói hoặc khó khăn trong việc bài tiết, đi tiểu nhiều lần không rõ nguyên nhân cần thăm khám bác sĩ ngay để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.

>>> Xem thêm: Nguyên nhân sỏi túi mật, triệu chứng và cách điều trị

Uống đủ nước hỗ trợ bài tiết hiệu quả
Uống đủ nước hỗ trợ bài tiết hiệu quả (Nguồn: Internet)

Câu hỏi thường gặp

Bị nang thận không nên ăn gì?

Bệnh nhân bị nang thận cần kết hợp chế độ dinh dưỡng đầy đủ và hạn chế những thực phẩm không lành mạnh, gây ảnh hưởng đến hoạt động bài tiết.
Không ăn mặn: Thực phẩm chứa nhiều muối làm suy giảm chức năng thận và gây ra các vấn đề như phù nề, huyết áp cao, khó thở,…
Hạn chế ăn thực phẩm chứa kali và phốt pho: Hai chất dinh dưỡng này nếu cung cấp cho cơ thể quá nhiều làm máu lưu thông quá nhanh, áp lực nhịp tim và có thể dẫn đến tử vong.
Hạn chế nạp nhiều protein: Axit uric hấp thụ nhiều vào thận có thể làm tổn thương hoặc dẫn đến suy thận.
Tránh chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa: Bị bệnh thận có nguy cơ bệnh lý tim mạch cao, chất béo là nguyên nhân chính đẩy lượng Cholesterol trong máu lên cao có thể gây tắc nghẽn mạch máu, nguy hiểm tính mạng.

Bài viết trên nêu rõ các loại nang thận thường gặp cùng những phương pháp điều trị phù hợp. Hy vọng, bạn sẽ bỏ túi được những thông tin cần thiết để phòng ngừa bệnh lý phổ biến này. Để đặt lịch khám với các bác sĩ thuộc hệ thống bệnh viện Hoàn Mỹ, truy cập TẠI ĐÂY  hoặc gọi điện qua số HOTLINE để được tư vấn nhanh nhất. Ngoài ra, để cập nhật những thông tin thường thức khác về sức khỏe, bạn có thể truy cập Tin tức y tế.

*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.