Tại Việt Nam, rau răm là một trong những loại rau mùi khá phổ biến với dáng lá dài và mảnh, có màu xanh lá nhạt và hương thơm khá nồng đặc trưng. Bạn vừa có thể dùng loại rau này làm nguyên liệu chế biến món ăn, vừa có thể ăn trực tiếp với một số món dân dã. Vậy rau răm là gì? Hãy cùng Hoàn Mỹ tìm hiểu về công dụng của loại rau này đối với sức khỏe con người.
>>> Xem thêm:
- Cải bó xôi và những công dụng tốt cho sức khỏe
- Rau má có tác dụng gì đối với sức khỏe? Lưu ý khi sử dụng
Rau răm là gì?
Rau răm là một loại thực phẩm rất đặc biệt vì chúng có rất nhiều tên gọi khác nhau, chẳng hạn như: Daun Kesum, cây thủy liễu, Daun Laksa,… Loại rau này thuộc họ rau mùi, rất phổ biến khi ăn kèm với các món Việt dân dã như: trứng vịt lộn, gỏi gà và cháo nghêu. Ngoài ra, chúng còn được dùng là nguyên liệu chế biến giúp tạo độ thơm, ngon cho món cá kèo kho tộ. Ngoài ra, rau răm còn nổi bật với mùi hắc đặc trưng, có vị hơi cay nồng nên chúng cũng góp phần rất lớn trong vai trò tạo hương vị cho món ăn.
>>> Xem thêm: Phúc bồn tử thơm ngon, bổ dưỡng có tác dụng gì?
Ăn rau răm có tốt không?
Rau răm mang đến rất nhiều lợi ích về mặt sức khoẻ, tuy nhiên nếu bạn ăn quá lượng rau răm mà cơ thể cho phép, chúng sẽ bắt đầu bị phản tác dụng.
Lợi ích của rau răm đối với sức khỏe
Trong thành phần rau răm có chứa chất oxy hoá rất tốt chính là flavonoid, dưỡng chất này giúp ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào Ung thư và chống lại sự lão hoá cho da. Ngoài ra, rau răm còn giúp điều hoà khí huyết, chữa phong hàn và chữa lành các vết viêm.
Không những vậy, rau răm còn là phương pháp chữa bệnh hữu hiệu với:
- Trị gàu bằng chiết xuất cây rau răm
- Để giảm thiểu tình trạng đau bụng, bạn nên ăn kèm rau răm mỗi khi ăn hột vịt lộn, gỏi gà,…
- Các thành phần có trong rau răm giúp mắt nhìn rõ hơn, hạn chế cận thị,…
- Giúp bài trừ các chất độc tồn tại trong gan, cơ thể đi tiểu thuận tiện hơn
- Rau răm cung cấp chất dinh dưỡng cho não và xương, giúp cải thiện trí tuệ và các cơ, khớp trở nên săn chắc.
- Chữa các bệnh ngoài da bằng cách uống nước ép rau răm
- Ăn kèm rau răm và gừng giúp trị cảm cúm hiệu quả
- Bã rau răm trộn với muối điều trị các mụn viêm, áp xe và được dùng bằng cách đắp trực tiếp lên vết thương
- Các công dụng khác: trị tiêu chảy, giảm sốt,…
>>> Xem thêm: 10 công dụng của rau đay bạn có thể chưa từng nghe qua
Tác dụng phụ khi ăn quá nhiều rau răm
Khi lạm dụng rau răm, tuỷ của bạn sẽ bị ảnh hưởng, từ đó khả năng sinh sản cũng chịu tác động không kém. Hơn thế nữa, rau răm còn có tác dụng phụ riêng với:
- Người nữ: xuất hiện tình trạng rong kinh, khiến cho chu kỳ kinh nguyệt diễn ra bất thường, có thể bị sảy thai nếu lạm dụng rau răm trong 3 tháng đầu thai kỳ.
- Người nam: ham muốn tình dục giảm dần, chất lượng tinh trùng kém.
>>> Xem thêm: Những công dụng của cải thảo đối với sức khỏe
Cách sử dụng và liều lượng
Để sử dụng rau răm sao cho đạt hiệu quả mà không gặp phải những tác dụng phụ của chúng, bạn cần biết cách sử dụng sao cho hợp lý với:
- Chỉ dùng một lượng rau răm vừa đủ để làm nguyên liệu chế biến cho các món ăn dùng kèm với loại rau này.
- Phải rửa rau thật sạch trước khi ăn
- Tuy rau răm rất có lợi nhưng bạn cũng không nên ăn chúng quá thường xuyên
- Không nên ăn rau răm khi đang mang thai vì rất dễ dẫn đến hiện tượng sảy thai
- Để tránh khiến cho kinh nguyệt không đều, bạn cũng tránh ăn rau răm khi kỳ hành kinh diễn ra.
- Cơ thể đang trong trạng thái mệt mỏi cũng cần hạn chế ăn rau răm.
>>> Xem thêm: Rau ngót: Công dụng và một số tác hại cần lưu ý
Một số bài thuốc từ rau răm
Theo nền y học cổ truyền, rau răm là một trong những bài thuốc dân gian điều trị các chứng bệnh:
- Đầy bụng, khó tiêu: rửa sạch rau răm sau đó ép lấy nước cốt để uống, đây là phương thức trị chứng khó tiêu, trào ngược dạ dày phổ biến
- Trị cảm giác say nắng: khi cơ thể cảm thấy Chóng mặt hoặc mệt mỏi ngay sau khi đi nắng về, bạn hãy uống một ly nước ép rau răm (khoảng 100gr loại rau này) để giúp cơ thể khoẻ và tỉnh táo hơn.
- Điều trị cảm cúm: Pha nước ép từ 50gr rau răm cùng với 3 lát gừng để tăng độ ấm cho cơ thể.
- Điều trị mụn nhọt, hắc lào, nước ăn chân: rửa rau răm thật kỹ với nước rồi sắt nhỏ hoặc giã thành bã, sau đó đắp lên những nơi có mụn viêm hoặc vết nứt nẻ do nước ăn chân để giúp vết thương mau lành.
- Trị gàu: rửa rau răm rồi ép lấy nước cốt dùng để gội đầu, sau cùng gội qua nước sạch trong một thời gian để giúp da đầu chắc khỏe hơn.
>>> Xem thêm: Rau cải ngồng: Tác dụng bất ngờ của thực phẩm giàu dinh dưỡng
Tóm lại, rau răm là một loại rau mùi chứa nhiều công dụng hiệu quả cho sức khỏe. Không những vậy loại rau này còn là bài thuốc dân gian hữu hiệu trị nhiều căn bệnh khác nhau. Để cập nhật những thông tin y khoa mới nhất, bạn hãy truy cập Tin tức y tế. Nếu bạn muốn đặt lịch hẹn thăm khám với đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp, lành nghề, hãy liên hệ TẠI ĐÂY hoặc gọi đến số HOTLINE để được hỗ trợ tư vấn từ đội ngũ chuyên viên thuộc hệ thống Bệnh viện Hoàn Mỹ trên khắp cả nước.
*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.