Tin tức y tế

Phát ban sau sốt ở trẻ em có phải là điều bất thường không?

28/11/2023

Phát ban sau Sốt là một tình trạng da bị nổi các mảng đỏ hoặc nốt sần, có thể kèm theo ngứa, đau, sưng hoặc chảy nước. Triệu chứng này có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể và có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh nhiễm trùng khác nhau. Trong bài viết này, hãy cùng Hoàn Mỹ tìm hiểu những thông tin cần thiết về nguyên nhân, cách phòng ngừa và điều trị Sốt phát ban hiệu quả.

>>> Xem thêm: 

Phát ban sau Sốt là gì?

Phát ban sau sốt còn được gọi là sốt phát ban là một tình trạng da bé có những biến đổi về màu sắc, kết cấu do nhiều yếu tố gây ra. Khi đó, da của bé có thể xuất hiện những triệu chứng bất thường như ngứa, mấp mô, bong tróc hoặc bị kích ứng. Trẻ có thể gặp tình trạng Sốt phát ban ít nhất một lần, hoặc nhiều lần tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và nguồn gốc của bệnh. Đa số nguyên nhân dẫn đến phát ban sau sốt ở trẻ là do virus lành tình, nếu được chăm sóc đúng cách, bệnh có thể tự khỏi trong khoảng 5-7 ngày.

Nếu không can thiệp các biện pháp xử lý kịp thời sẽ làm cho các dấu hiệu phát ban ở trẻ nhỏ ngày càng trầm trọng, dẫn đến nhiễm trùng và ảnh hưởng xấu đến vùng da, dễ để lại sẹo. Do đó, nên lưu ý thực hiện các phương pháp điều trị phù hợp và kịp thời.

Sốt phát ban là một hiện tượng da bé có những biến đổi về màu sắc
Sốt phát ban là một hiện tượng da bé có những biến đổi về màu sắc (Nguồn: Internet)

Nguyên nhân gây phát ban sau Sốt ở trẻ

Phát ban sau sốt ở trẻ là một tình trạng thường gặp từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số tác nhân gây ra Sốt phát ban ở trẻ:

Bệnh ban đào

Bệnh ban đào là một bệnh nhiễm virus thường xảy ra ở trẻ em. Bệnh bắt đầu với biểu hiện Sốt cao đột ngột từ 38.8 đến 40.5 độ C kéo dài khoảng 3 đến 7 ngày. Sốt cao có thể kèm theo triệu chứng chán ăn, tiêu chảy, ho, sổ mũi, mắt sưng. Sau khi sốt hạ, da của trẻ sẽ xuất hiện các vết ban, thường bắt đầu từ ngực, bụng, lưng rồi lan ra cổ, tay, chân và mặt. Phát ban có màu hồng, nổi lên như các mảng hoặc nốt sần, không gây ngứa hoặc đau. 

Bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng là một bệnh nhiễm virus gây ra các loét trong miệng và phát ban trên tay, chân và mông. Bệnh thường phổ biến ở trẻ em dưới 5 tuổi, nhưng cũng có thể xảy ra ở người lớn. Bệnh Tay chân miệng bắt đầu với các dấu hiệu như Sốt nhẹ, đau họng, chán ăn. Sau đó, có thể xuất hiện tình trạng loét quanh miệng. Phát ban thường xuất hiện sau 1 hoặc 2 ngày khi phát bệnh, gồm các nốt đỏ hoặc mụn nước trên tay, chân và mông, có thể gây ngứa hoặc đau. Bệnh thường tự khỏi trong vòng 1 tuần.

Bệnh sởi

Bệnh sởi là một bệnh nhiễm virus lây lan, có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Bệnh thường phổ biến ở trẻ em chưa được tiêm chủng. Triệu chứng ban đầu của bệnh sởi là Sốt cao, sau khi trẻ hạ sốt cơ thể sẽ dần xuất hiện dấu hiệu phát ban. Ban đầu các nốt ban sẽ xuất hiện sau tai, lan dần xuống ngực bụng và ra toàn thân. Các vết ban sẽ biến mất theo thứ tự ban xuất hiện trên da và để lại các vết thâm đặc trưng gọi là “vằn da hổ”. Các triệu chứng thường gặp là chảy nước mũi, đỏ mắt và ho. Virus sởi có thể gây biến chứng như viêm phổi và viêm não.

Bệnh ban đỏ nhiễm khuẩn

Bệnh ban đỏ nhiễm khuẩn là một bệnh do vi khuẩn liên cầu nhóm A gây ra, thường phổ biến ở trẻ em từ 5 đến 15 tuổi. Bệnh có các biểu hiện như cảm lạnh, Sốt nhẹ. Sau 7-10 ngày, các vết đỏ dần xuất hiện trên da của trẻ với các đốm đỏ nhỏ, thường từ mặt hoặc cổ rồi lan rộng lên cánh tay và chân. Bệnh ban đỏ nhiễm khuẩn có thể sẽ biến mất trong một khoảng thời gian, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu trẻ bị Thiếu máu hoặc có các biến chứng ngày càng trầm trọng, nên đưa trẻ đến bác sĩ để được điều trị kịp thời.

>>> Xem thêm: Dấu hiệu và cách điều trị đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh

Bệnh ban đỏ nhiễm khuẩn có thể là nguyên nhân gây ra phát ban sau sốt
Bệnh ban đỏ nhiễm khuẩn có thể là nguyên nhân gây ra phát ban sau Sốt (Nguồn: Internet)

Cách chăm sóc trẻ khi bị phát ban sau sốt

Khi trẻ bị phát ban sau sốt, nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Ngoài ra, nên thực hiện các biện pháp chăm sóc trẻ tại nhà để giảm triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng. Có thể cho trẻ dùng thuốc acetaminophen hoặc ibuprofen, nhưng cần lưu ý những điều sau: 

  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi cho trẻ sử dụng thuốc.
  • Làm theo những chỉ dẫn của bác sĩ, đọc hướng dẫn trên vỏ hộp thuốc trước khi cho trẻ dùng.
    Tùy thuộc vào cân nặng và độ tuổi mà cho trẻ dùng đúng liều lượng.
  • Cho bé bổ sung thêm điện giải, uống nhiều nước. Trẻ có thể uống nước trái cây, sữa,… 
Cách chăm sóc trẻ khi bị sốt phát ban
Chăm sóc trẻ đúng cách để giảm thiểu triệu chứng phát ban sau Sốt (Nguồn: Internet)

Khi nào thì cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ?

Nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ nếu trẻ có một trong những trường hợp sau đây:

  • Sốt cao hơn 39,5 độ C.
  • Trẻ Sốt và phát ban kéo dài hơn 7 ngày.
  • Sau 3 ngày, bệnh không chuyển biến tốt.
  • Bé tiếp xúc với người mắc bệnh Sốt phát ban.

Ngoài ra, trẻ ở giai đoạn từ 6 tháng đến khoảng 3 tuổi, dễ mắc các bệnh về hô hấp, viêm phổi, nhiễm trùng hô hấp do trẻ bước vào độ tuổi thích vận động và vui chơi. Bệnh sẽ nghiêm trọng hơn nếu không được phát hiện kịp thời, gây ra một số biến chứng như:

  • Trẻ chậm nói: Chậm nói ở trẻ em 2 tuổi, có thể là triệu chứng của bệnh trầm cảm, tự kỷ hoặc có thể trẻ mắc bệnh nghiêm trọng như mất thính lực.
  • Chậm vận động: Bé chậm bò, chậm đứng và đi lại có thể là dấu hiệu của bệnh rối loạn về thần kinh.
  • Chậm mọc răng: Nếu không được phát hiện và chữa trị trẻ có thể vĩnh viễn không mọc răng.

>>> Xem thêm: Bệnh tay chân miệng cấp độ 1: Biểu hiện, cách trị, mấy ngày khỏi?

Khi nào nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ?
Nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ nếu có dấu hiệu Sốt cao (Nguồn: Internet)

Một số câu hỏi thường gặp

Trẻ bị phát ban sau Sốt có được tắm không?

Trẻ bị phát ban sau sốt vẫn có thể tắm bình thường, nhưng cần lưu ý một số điều sau đây:
Nên tắm cho trẻ bằng nước ấm, không quá nóng hoặc quá lạnh. 
Nên dùng xà phòng nhẹ khi tắm cho trẻ và rửa sạch. Vỗ khô da nhẹ nhàng, không cọ mạnh.
Nên mặc cho trẻ quần áo nhẹ, thoáng mát, không quá chật hoặc quá rộng. Tránh mặc quần áo bằng chất liệu gây kích ứng da, như len, nylon, hoặc vải dệt kim.
Không che quá nhiều chăn. Duy trì nhiệt độ thoải mái, không quá nóng hoặc quá lạnh cho không gian phòng của bé.

Trẻ bị phát ban sau Sốt cần kiêng gì?

Trẻ bị phát ban sau sốt cần kiêng những điều sau đây:
Không cho trẻ uống thuốc aspirin, vì có thể gây ra hội chứng Reye, một tình trạng nguy hiểm cho não và gan.
Không cho trẻ uống thuốc kháng sinh, vì chúng không có tác dụng đối với virus. Chỉ dùng thuốc kháng sinh khi có chỉ định của bác sĩ, trong trường hợp trẻ bị nhiễm khuẩn thứ phát.
Không cho trẻ uống thuốc giảm đau nếu trẻ dưới 3 tháng tuổi và nặng dưới 5kg hoặc trẻ có bệnh hen. Tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ khi dùng thuốc giảm đau. 
Nên giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên.
Không cho trẻ tiếp xúc với những chất gây kích ứng da như hóa chất, thuốc nhuộm hoặc mỹ phẩm. Nên dùng các sản phẩm không có hương liệu khi giặt đồ của trẻ.

Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm thông tin về  phát ban sau sốt. Ngoài ra, phụ huynh nên theo dõi tình trạng của trẻ và liên hệ với bác sĩ nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc lo lắng nào. Để cập nhật thêm các cập nhật mới về y học, mời bạn truy cập Tin tức y tế. Ngoài ra, đừng quên liên hệ ngay với chúng tôi qua số HOTLINE hoặc đặt lịch hẹn trực tiếp TẠI ĐÂY để được tư vấn miễn phí tại hệ thống Bệnh viện Hoàn Mỹ trên toàn quốc.

*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.